Phan Xuân Sinh

11 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 6113)
Phan Xuân Sinh

 

Du Tử Lê, Con Ngựa Bất Kham Của Thi Ca

 

Đầu thập niên 1970 tôi có dịp vào Sài Gòn để học một khóa về quân sự, tôi và vài người bạn đến quán Cái Chùa uống cà phê, người bạn ngồi cùng bàn hất mặt qua bên kia nói với tôi:

“Mầy có biết ông đại úy đang hút pipi bên kia là ai không?”

 

Tôi nhìn qua bàn bên kia thấy chừng năm người vừa lính vừa civil cũng đang uống cà phê và đặc biệt ông đại úy ngậm ống vố, áo quần rất thẳng nếp, trên túi có mang một huy hiệu phóng viên bằng tiếng Anh (Army Press), nghĩa là ông nay bên ngoài rất tươm tất, nặng phần trình diễn. Người bạn tôi cho biết đó là anh Du Tử Lê, tên tuổi của anh trên văn đàn Miền Nam lúc ấy đã sáng chói và có một chỗ đứng vững vàng. Nhưng đối với tôi một thằng lính tác chiến từ Vùng I lửa đạn ngùn ngụt trở về, vì long ganh tỵ tôi không thích vóc dáng kiểu cách của những người lính thành phố, vì thế tôi ghét lây qua thơ của anh.

 

Mùa hè 1972, tôi bị thương nằm tại Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng, một người bạn mang đến cho tôi mượn các số Văn, Văn Học, Bách Khoa và lúc ấy tôi đọc trong trạng thái bình an không có sự ganh ghét, đố kỵ. Không chi phối bởi cái sống cái chết ngoài chiến trường. Chính lúc đó tôi mới thấy được một điều không công bình trong tôi là nhận xét qua ấn tượng chứ không nhận xét qua thực tế. Đọc lại thơ anh tôi mới biết anh là một người tài hoa, cõi thơ của anh mang một không gian riêng biệt, một cung cách quí phái và ngôn ngữ trong thơ anh hàm chứa những kỳ dịu sâu sắc.

 

 Một điều mà chúng ta không thể chối cãi anh là người chủ trương luôn luôn đổi mới thi ca. Mỗi năm nếu theo dõi những tác phẩm của anh ta thấy thơ anh thay đổi từ cú pháp, ngôn ngữ, thể điệu đến hình dáng, cấu trúc, dấu chấm phẩy, slash cũng mang từng nét mới lạ. Anh đã cố thử nghiệm những dòng thơ cách tân nay trên văn đàn để quần chúng thưởng lãm. Nhưng bây giờ còn quá sớm để chúng ta phê phán sự đúng sai của loại thơ cách tân nầy, vấn đề thời gian sẽ là sự gạn lọc màu nhiệm nhất và chúng ta thử chờ xem. Nhưng chúng ta cũng không quên Du Tử Lê là con người hết lòng với chữ nghĩa. Anh muốn ngôn ngữ phải luôn luôn thăng hoa. Vì thế anh đã bỏ biết bao công sức để thực hiện một hoài bão trong văn chương, cách viết, cách đọc, cách nhìn luôn luôn mới mẻ, dù anh không nói ra chúng ta cũng có thể hiểu ngầm rằng anh đang cố tình xây dựng một trường phái mới, mà theo tôi đó là “Trường phái Du Tử Lê”.

 

Du Tử Lê, sinh năm 1942. Tên thật là Lê Cự Phách. Khởi đầu văn nghiệp rất sớm, mới mười một tuổi (1953) đã có bài đăng trên tờ báo Măng Non tại Hà Nội. Mười lăm tuổi (1957) bút hiệu Du Tử Lê xuất hiện lần đầu tiên tại Sài Gòn cho tới bây giờ. Du Tử Lê có tất cà là 36 tác phẩm, trong đó có 12 tác phẩm là thơ. Như vậy anh đã đóng góp một số lượng đáng kể cho nền văn học nước nhà, năm 1973 anh được trao giải Văn Chương toàn quốc thuộc bộ môn Thơ.

 

Năm 1995 tại Miền Nam California, Anh được Nhà văn Mai Thảo xếp vào một trong bảy ngôi Sao Bắc Đẩu trong nửa thế kỷ thi ca Việt Nam gồm có: Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê và Tô Thùy Yên.

 

Đáng nói hơn theo tài liệu “Du Tử Lê, Tác giả và Tác phẩm” tập III thì, thơ của anh được một số Trường đại học đưa vào làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho các sinh viên thuộc các môn Xã Hội Học và Văn Học Việt Nam.

 

“Đặc biệt, thơ Du Tử Lê đã được tuyển chọn và chuyển dịch sang Anh Ngữ, in trong cuốn Understanding Vietnam của giáo sư James Neil. Jameison. Cuốn này bản bìa cứng in năm 1993, bản bìa mềm năm 1995 bởi nhà University of California Press Berkeley and Los Angeles, California và University of California Press LTD., London, England là cuốn sách giáo khoa về chính trị, văn học Việt Nam giai đoạn 1932 tới 1975. Cuốn sách này hiện đang được giảng dạy tại các đại học Berkeley, UCLA và London Anh Quốc” (1).

 

“Du Tử Lê có lẽ là nhà thơ duy nhất có thơ đăng tải trên nhật báo Los Angeles Times số Sunday, August 14, 1983” (1).

 

Những trích đoạn mà tôi đã dẫn chứng trên nay đủ chứng tỏ rằng Du Tử Lê rất xứng đáng để chúng ta ca ngợi, và một trong những người tiêu biểu cho nền Thi Ca Việt Nam hiện đại, những đóng góp đồ sộ của anh cho nền văn học hơn bốn thập niên, đó là bằng chứng hẳn nhiên để được mọi người tôn vinh. Chúng ta biết rằng thị trường chữ nghĩa tại Hải ngoại rất xô bồ, báo chí và tác phẩm in ra nhiều vô kể, những buổi ra mắt sách hầu như liên tục thế nhưng các tác giả thành danh, có những tác phẩm giá trị cũng được mọi người chào đón một cách nồng nhiệt, họ tham dự với một sự ngưỡng mộ chứ không phải vì nể tình quen biết. Bằng chứng là hôm nay chúng ta có mặt đông đủ để tìm hiểu về những đóng góp trên văn đàn mà Du Tử Lê đã một đời hiến thân.

 

Trong 36 tác phẩm sẽ được phân loại như sau:

 

1/- Tiểu thuyết, truyện ngắn.

2/- Truyện tuổi thơ (4 quyển)

3/- Tùy bút (4 quyển)

4/- Thơ (12 cuốn)

5/- Tuyển tập 40 bài thơ phổ nhạc

6/- 2 CD gồm 21 bài thơ phổ nhạc. CD1 Nguyệt Lãm sản xuất. CD 2 do Diễm Xưa sản xuất.

7/- Băng hình (nói về cuộc đời của Du Tử Lê) do Diễm Xưa sản xuất: “Giữ Đời Cho Nhau” đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện.

 

Nhà văn nào cũng chọn cho mình một hướng đi và Du Tử Lê cũng vậy. Hình thức anh chủ trương khai thác “dấu chấm, phẩy, slash về văn xuôi cũng như thơ”*. Về nội dung anh nặng phần “nhân loại tính ở thế kỷ trước mặt” (1). Trong văn thơ của anh bao giờ chúng ta cũng gặp những điều mới lạ, tươi tắn. Anh là người luôn luôn tìm tòi cái mới trong sáng tạo để thể hiện trong văn chương của mình, như một loài ngựa quý thong dong trên thảo nguyên và chỉ đi trên con đường mình vạch sẵn chứ không tuân thủ theo những ước lệ xưa cũ. Chính vì những điều này gây ra những ngộ nhận mà ở chỗ nhân gian không thể hiểu (2), nên anh trở thành nạn nhân của nhiều đường lối thi ca trước nay bao phủ thấm nhuần. Họ không thể chấp nhận lối cách tân mà theo họ không thích hợp với tạng phủ của nhiều người. Âu đó cũng là một bất hạnh cho những người muốn khoác lên nền văn học một tấm áo hoa gấm khác, thay cho một chiếc áo đã cũ mềm. Hy vọng rằng thế hệ sau này sẽ hiểu và thông cảm cho nỗi cô đơn hiện tại của anh.

Trong lần tiếp xúc với anh, chúng tôi đặt vấn đề nếu có cơ hội, một phương tiện để anh có một lời nhắn gởi, thì anh sẽ nói những gì? Bằng một lời rất chí tình, anh nói:

 

“Ở tuổi nào người ta cũng bắt đầu với văn chương nghệ thuật. Chiếc chìa khóa mang lại cho bạn sự thành công là hãy ăn ở thủy chung với nó. Thủy chung hiểu theo nghĩa kiên nhẫn và bền bỉ...” (2)

 

Ngoài tài hoa anh còn có một đức tính cao quý “đi với về cũng một nghĩa như nhau” (2). Anh đã hiến cả cuộc đời của mình cho văn chương. Quả thật anh cũng được nhiều sự đãi ngộ mà giới văn chương quốc tế dành cho anh. Trong “Tuyển Tập Thi Ca Thế Giới Từ Thời Thượng Cổ Tới Thời Hiện Tại Của Chúng Ta / World Poetry, An Anthology of Verse From Antiquity To Our Time”*, ấn bản in lần thứ hai, xuất bản năm 1998 bởi nhà xuất bản W.W. Norton, ở New York. Nơi chương VIII, Nhan đề “Thi Ca Việt Nam Ở Thế Kỷ XX”, trong những chương dành cho Việt Nam người ta thấy có 6 Nhà Thơ Việt Nam được chọn đứng chung với các nhà thơ của các quốc gia khác, tiêu biểu cho thế kỷ 20, theo chọn lựa của nhà xuất bản này. Đó là các tác giả: Tú Mỡ, Thế Lữ, Đỗ Tấn, Du Tử Lê và hai người Miền Bắc Việt Nam.

 

Trước đây 28 năm chạm mặt với anh tại Sài Gòn, mang trong lòng một sự ganh ghét, tị hiềm. Giữ lối suy nghĩ của một thứ ngựa non háu đá, coi trời bằng vung. Bây giờ gặp lại anh sau 28 năm trên đất khách quê người, tóc đã ngã màu, tài cán chẳng ra chi, lại được vinh hạnh giới thiệu về anh, đó cũng là cái duyên để có dịp trả lại anh một món nợ của thuở nào, và xin anh nhận nơi đây một lời xin lỗi chân tình của một đứa em trong văn nghệ.

 

Phan Xuân Sinh

Chú thích:

(1) Ghi nguyên văn của bài viết “Dư Luận của người ngoại quốc về thơ Du Tử Lê” của Trọng Minh trong “VẺ VANG DÂN VIỆT”, tập IV, xuất bản tại Calif., 1998.

(2) Tất cả chữ in nghiêng là lời của Du Tử Lê hoặc thơ của Du Tử Lê

(1) * “Tuyển tập Thi Ca Thế Giới: Từ Thời Thượng Cổ Tới Thời Hiện Tại Của Chúng Ta / World Poetry, An Anthology of Verse From Antiquity To Our Time” ấn bản đầu tiên, năm 1928 (lúc đó không có nhà thơ nào Việt Nam). 70 năm sau, năm 1998 nơi ấn bản lần thứ 2, nhà Norton mới thêm phần thi ca Việt Nam từ thế kỷ thứ ba tới thế kỷ 20.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13250)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5012)
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6956)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 3852)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4764)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4295)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,