Phạm Hữu Quang

12 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 6366)
Phạm Hữu Quang

 

 

Thơ Văn Du Tử Lê Nhìn Từ Góc Độ Một Độc Giả

(Bài nói chuyện trong “Chiều Thơ Nhạc Du Tử Lê - Oklahoma City 21-May-2000)

 

Những trình bày và nhận xét về thơ văn của Du Tử Lê chúng tôi xin gửi đến quý vị hôm nay là của một độc giả thích thơ văn, một người bạn của Lê, chứ không phải của một phê bình gia hay học giả. Vậy có điều chi sơ sót xin quý vị thông cảm bỏ qua cho.

 

Một văn sĩ đương thời của Hoa Kỳ nói “muốn biết thực trạng xã hội nơi chúng ta đang sống ra sao, xin quý vị cứ xem những quảng cáo vẽ trên các bảng lớn ở các thành phố, hoặc phim ảnh trình chiếu ở các rạp”. Những họa sĩ, nghệ sĩ, thi sĩ, các nhà sản xuất phim ảnh đã nói lên những thực trạng xã hội vui buồn liên quan đến đời sống.

 

Du Tử Lê đã sinh ra đầu thập niên 40, vừa kịp chớm trưởng thành thì cuộc chiến Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc đã mở vào một trang sử mới. Như bao thanh niên khác, Lê đã tham dự vào cuộc chiến bảo vệ một nửa phần đất Việt Nam tự do. Thế rồi sau 1975, mảnh đất tự do miền Nam không còn nữa. Lê và chúng ta phải ra đi. Chúng ta đã phải lìa xa quê cha đất tổ; và hy vọng có một ngày trở lại.

 

Là một nghệ sĩ, Lê đã trung thực ghi lại những yêu đương mộng mị của thời niên thiếu, những biệt ly tang tóc của cuộc chiến, những thương tâm phân cách khi rời bỏ quê hương, những cảnh đời của chúng ta trên miền đất mới, và những ưu tư, cắn rứt của người Việt ly hương, sống xa quê mẹ.

 

Với lối dùng chữ thật độc đáo, với cách dùng dấu chấm, phẩy, ngắt câu đặc biệt, thơ của Lê đã tạo một âm hưởng thật mạnh mẽ trong lòng người đọc, đồng thời tạo cho họ những tò mò và suy diễn thích thú.

 

1- Du Tử Lê và Tình Yêu:

 

Lê đã biến tình yêu thành một thứ vật gì thật linh thiêng, cao cả. Trong bài “Hiến Chương Yêu” Lê viết:

 

khi em viết tôi biến thành giấy bút

bút tương tư mực nhớ đến ai kìa?

giấy từ cây. Bút từ gỗ xa xưa

mực từ nhựa. Tôi từ em sống lại.

 

Tôi liên tưởng đến hai câu thơ của Nguyên Sa:

“Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím/”

 

Lê đã mạnh dạn hơn, đã nhập vào và hòa nhịp với người tình; trong khi đó Nguyên Sa rụt rè hơn, vẫn còn xa cách và thụ động trước người mình thương nhớ.

 

Thế rồi sự khổ đau của ly biệt; trong bài “Tình Sầu” với đầy tình tự ví von, Lê đã viết:

 

ta như sương mà người như hoa

dối gian nhầu nát nụ hôn đầu

tình đi từng bước trên lưng gió

gieo xuống đời nhau: hạt thương đau...

Hay trong “Khúc Tháng Tám” Lê viết:

và, tháng tám về hong tóc biếc

huyệt sâu tôi đồng vọng mãi tên người.

 

Nhà thơ nổi tiếng Đinh Hùng cũng đã viết:

“Trời cuối thu rồi em ở đâu?

Nằm trong đất lạnh chắc em sầu.”

 

Lê cũng đã chủ động hơn, tham dự vào nỗi tuyệt vọng đó, thay vì than trách một mình về những kỷ niệm xưa như Đinh Hùng.

 

Trong bài “Pleiku và Hoa Quỳ”, Lê đã trở về lối cũ để tìm lại người xưa, thì chỉ thấy hoa quỳ xơ xác:

 

khi ta trở lại rừng

chỉ còn nghe gió hú

ta tự hỏi thực chăng

chốn này em đã ở?

 

Tương tự với Thôi Hộ, thi sĩ nổi tiếng của Trung Hoa thuở trước với hoa đào còn đó mà vắng bóng người xưa:

“Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong”.

 

2- Lê Với Mẹ Già:

 

Mồ côi sớm, Lê đã sống với mẹ và chị suốt từ thuở thiếu thời. Lê đã viết rất nhiều bài về mẹ, nói về những cơ cực của bà Mẹ Việt Nam.

 

Như bài “Ở Sydney Habour, Nhớ Mẹ”:

cây kem thơ ấu chảy buồn

chút hơi hám mẹ liệu còn ở em?...

 

Như bài “Buổi Sáng Thở Cùng Tôi Hơi Hướm Mẹ”:

buổi sáng thở cùng tôi hơi hướm mẹ

thở cùng tôi mùi áo cũ xa xôi...

 

Như bài “Thương Mẹ Đã Lưng Đồi”:

ta đi trên đường gai

dù Chúa không hề chối

thương mẹ đã lưng đồi

còn nghe rừng hú mãi...

 

Như bài “Cõi Mẹ Về”:

em đâu biết tôi có những giấc mơ

thấy rõ mẹ về

đắp cho tôi tấm chăn

vuốt lại cho tôi mái tóc

đã bao năm rồi mất hút sau lưng...

 

3- Lê với Quê Hương và Đất Nước:

 

Là một người con trai thời chinh chiến, Lê đã nói lên tâm trạng ray rứt này. Trong bài “Quê Hương Là Người Đó”, Lê đã nhân cách hóa quê hương, bật lên nỗi đau xót khi phải lìa xa đất nước, như phải rời xa người yêu:

 

ôi người quê hương

một thời ta gọi

ôi người quê hương

một đời ta nhớ

quê hương là người đó

hấp hối tình xót xa.

 

Qua bài “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”, Lê quyết chí phải trở về quê hương, dù cho đời sống không còn nữa:

 

vùi đất lạ thịt xương e khó rã

hồn không đi sao trở lại quê nhà

 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển

và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi

cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối...

 

4- Lê Với Thiên Nhiên, Tình Yêu và Thân Phận Con Người:

 

Với cách dùng chữ thật mạnh và độc đáo, Du Tử Lê đã so sánh những hiện tượng thiên nhiên với tình yêu:

mưa, bão cám dỗ tôi bằng nhan sắc dữ dội, trắng

em cám dỗ tôi bằng biến mất, đen,

như thể em đã di cư về một hành tinh khác...

 

Hay:

 

chân đi gió tạt sầu ba hướng

tay vói một trời: trời mưa bay...

(trong Tình Sầu).

 

Trong bài “Trên Ngọn Tình Sầu”, Lê đã làm cho độc giả liên tưởng đến sự đau khổ của thời thơ ấu với “con dế buồn tự tử giữa đêm sương”. Không như Nguyễn Du mô tả “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, Du Tử Lê còn đề cập đến sự đau khổ của những loài thấp kém như côn trùng. Côn trùng cũng thông cảm và chia xẻ những bất hạnh của con người.

 

Ý thức được cuộc sống hạn hẹp ngắn ngủi của kiếp người và mọi chuyện trên đời là vô thường, biến đổi, Lê viết:

 

chúng ta biết thịt xương này hữu hạn

và nhân gian nào phải chốn đi, về!...

 

Hay:

 

sáng thảng thốt treo ta trên đỉnh gió

chuyến xe đời vun vút giữa thinh không...

 

Hoặc:

 

cảnh đời rồi cũng xế

nào ai không trở về...

 

Lê đã nói lên quan niệm “sinh ký tử qui” của Phật giáo.

Hoặc qua bài thơ “Giữa Vô và Hữu Hạn” thật nhẹ nhàng mà thấm thía:

tóc tìm tóc bao năm

trên nhành vai thân thiết

vai tìm vai bao năm

đâu rồi sợi tóc biếc...

 

Phật giáo ảnh hưởng khá sâu đậm đến những suy tư về đời sống của Lê, qua bài “Lưu Vong Khúc” Lê viết:

 

này bạn nghe không kìa tiếng mõ

như ở hư không mới vọng về

thịt xương vốn chỉ là hư tạm

riêng ngục A Tỳ ở với ta...

 

5- Lê Với Nền Văn Minh Cơ Khí và Con Người:

 

Như một triết gia nhìn lại thân phận của mình và đồng loại, Lê không biết rồi đây nhân loại sẽ đi về đâu với các tiến triển và phát minh mới của khoa học qua việc gây giống nhân tạo, thám hiểm không gian... Trong bài “Chào 21 Vết Thương Tôi” Lê đã than thở:

 

nhưng chẳng nhờ thế mà những người sắp chết đói ở Á Châu và Phi Châu

sẽ tự nhiên no bụng

cũng chẳng nhờ thế mà nhân loại sẽ tẩy xóa

được những vết thẹo linh hồn...

 

Lê cũng viết rất nhiều văn xuôi, mà tác phẩm mới nhất là cuốn Hồi Ký / Tùy Bút “Tôi, Ấu Thơ Và, Mẹ”; cũng bằng lối hành văn mạnh dạn có tính cách gợi ý, Lê thuật những ngây thơ của buổi thiếu thời bên cạnh mẹ, và những ngày dễ thương của tuổi học trò. Du Tử Lê sẽ nói thêm nhiều về đề mục này trong phần kế tiếp.

 

Được giải thưởng văn chương toàn quốc trước năm 75, sang tạm dung tại Hoa Kỳ, Lê sáng tác không ngừng, Du Tử Lê không những là một văn, thi sĩ ca tụng tình yêu, mà còn vạch ra một khuynh hướng / triết lý sống mang nặng tình gia đình, tình quê hương, đất nước và tình nhân loại nữa.

 

Phạm Hữu Quang

Oklahoma City, 21-5-2000

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1039)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8855)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,