Sao nỗi niềm tôi tươm xót, xa

10 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 3524)
Sao nỗi niềm tôi tươm xót, xa


“những con tôm bưởi thay tim khác
“sao nỗi niềm tôi tươm xót xa.”
Thơ Du Tử Lê

Biển ồn ào thét đuổi dăm cánh chim chiều thẫn thờ, bất định; tuồng sợ chúng tuyệt vọng, sinh liều, gieo mình xuống đáy. Hoặc giả, sâu xa hơn, sóng không muốn chúng chứng kiến cảnh biển đang lén lút thả những/ chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối lên vạt ngọn rừng dương nám, nỏ. Gió càu nhàu, hối hả lục soát những miếng thiếc lỗ chỗ, bìu ríu lấy nhau, che trên ít hàng ghế nylon sặc sỡ/ mướp/ dưới và; những gốc cây khô mốc vì thiếu hơi người. Ngọn núi như chiếc răng nanh hàm dưới, đen xì, sứt mẻ, lòi ra nơi khóe miệng trái, nhấp nhổm trong những vòng sương muối. Thình lình, gió tắt tiếng. Sóng vớt vát thêm ít hồi vật vã, rồi cũng bấm bụng thở đều, nhẹ lại, mây ùn ùn kéo tới. Mọi khoảng cách thâu hẹp. Những chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối trên vạt ngọn rừng dương nở nứt, rơi chụp lên bãi. Đêm hiện ra đột ngột, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với ngậm ngùi tê liệt. Những ngậm ngùi/ tê liệt nhẵn thín, thân thuộc tới không còn cảm, thức.

Một trong bốn người, đang ngả lưng trên ghế bố, bật đậy:

“Mưa mất.”

Tiếng nói của người đàn ông có một mi mắt bị dời ăn, ném ra, tựa một miểng chai, cứa trên nền đá cứng. Nó bay biến như cánh chim bị nuốt chửng trong chiếc bao tử lớn. Phát hiện của người đàn ông càng khiến bầu không khí thêm ngột ngạt. Sự thất lạc tới oi bức, đẩy mỗi người va vào chân tường suy nghĩ, đặc quánh những che đậy, dấu diếm, riêng.

Như để bảo kê cho cảm nhận của mình, vẻ bồn chồn, bối rối, thấy rõ trên gương mặt hốc hác của người đàn ông. Khuôn mặt mới đó còn chớp lóe bao kiêu hãnh/ bất mãn quá khứ và, tương lai ngợp hy vọng. Anh bị ung thư phổi. Một lá đã được bàn tay thần kỳ của bác sĩ cho đi chơi chỗ khác. Lá còn lại, được anh nâng niu đưa vào cuộc chạy đua. Một bên, thần chết; một bên, anh và, ông thầy thuốc Nam. Người tự nhận có khả năng trị bá bệnh; luôn ung thư và aids.

Theo vợ anh, người đàn bà đẫy đà (dư nước?), ngồi cạnh, thì, ông thầy chữa bệnh, như có sứ mạng phải làm phước, chứ không vì tiền. Dĩ nhiên, con bệnh ngầm hiểu, muốn ân hưởng tối đa sự linh thiêng, mầu nhiệm kia, phải biết lót tay thầy. Mà, vật lót tay thực tế nhất, khôn ngoan nhất, có gì hơn tiền? Một xã hội bị phá sản tận gốc vì miếng ăn, bao giờ cũng nẻ ra từ đất thó, những “thầy, cô” đóng vai cứu nhân độ thế!

Đêm, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với nỗi ngậm ngùi in, khắc, tẽ hàng, cuối mắt, như đuôi cá. Người đàn bà đẫy đà thu hai cánh tay trên vai ghế, khoanh lại trước ngực, đúng lúc cơn ho khan trờ tới. Có thể nàng muốn nói một lời gì đó, đở cho chồng và; cơn ho đến không đúng lúc (?)

Người đàn ông ngồi đối diện người đàn bà đẫy đà, nhoài người trên mặt bàn hẹp, mời thuốc chồng bà. Người đàn ông có một mi mắt bị dời ăn ngập ngừng, chưa biết có nên đón lấy.

Người đàn bà ngồi cạnh người đàn ông thứ hai níu lại. Nhìn vào mắt nàng, anh chợt nhớ căn bệnh bạn. Anh gật đầu, thở dài, thay lời xin lỗi và, cảm ơn. Tự đốt cho mình một điếu thuốc, anh đăm đắm nhìn, biển.

Trăng thượng tuần, cùng lúc nhuộm vàng vũng biển và; lia những miếng kim khí mỏng, liếc qua liếc lại dưới chân sóng. Người đàn ông lần tay qua bên người đàn bà có đôi mắt biết nói. Anh tìm thấy những ngón tay dài, nhưng chai, nhám. Người đàn bà rùng mình, định rụt tay về. Người đàn ông nhăn mặt. Anh bóp những ngón tay mắc cỡ trong tay mình, tựa muốn bóp tan, xự xa cách hay, niềm rạo rực thầm thì, rất sóng.

Người đàn ông có một mí mắt dời ăn dường bị ám ảnh, không phải cơn mưa trong dự đoán, mà; bị vây khổn bởi chính dự đoán của mình.

“Mưa mất.”

Người đàn bà đẫy đà gỡ đôi tay đánh đai quanh lồng ngực, thở một hơi dài, tựa mừng rỡ đã tháo gỡ được cái đai sắt quá lớn, bao quanh thùng gỗ mảnh. Nàng nói:

“Có thể. Đừng sợ, anh.”

“Không. Mưa mất!”

Người đàn ông đáp như trong cơn mộng du.

“Không. Mưa mất!”

Anh cho thấy tựa câu trả lời “không sợ” của anh và, dự cảm “mưa mất” là hai sự kiện biệt lập hoàn toàn, không ăn nhậu gì tới nhau.


Người đàn bà thoáng khó chịu, nhưng vẫn nhìn chồng bằng ánh mắt thương yêu, kiên nhẫn (hay làm ra vẻ kiên nhẫn,) nâng ly nước ngọt lên môi. Nàng muốn nuốt trôi cái oi bức, ngột ngạt của cơn mưa lẩn quất đâu đó nơi chồng? Nàng muốn trấn áp cơn oi bức, ngột ngạt khác, vừa dấy lên nơi nàng (?) Thí dụ, đêm, như người cô gái câm, điếc, lỡ thì ngậm ngùi nung nấu tiếc rẻ, trong so sánh, tưởng tượng về những vuốt ve, những ôm ấp, những chăn gối mà bạn nàng có được. Rõ ràng trưa nay, tại chỗ, nàng bắt gặp người đàn ông có thói quen thở dài, nằm đè lên bạn nàng trong phòng, giữa lúc nàng đẩy cửa bước vào, tìm họ, đi ăn.

Trí tưởng tượng nào cũng có khả năng tự tháp cho nó cả nghìn đôi cánh ước mơ thầm kín, lớn.

Trí tưởng tượng nhấc bổng người đàn bà đẫy đà lên những tầng trời cao, hút. Nó mở banh những cánh cửa ẩn ức. Những cánh cửa dục tính. Nó làm thành những ngột ngạt, những oi bức và, cho nàng dự cảm “mưa mất.” Nhưng là một cơn mưa khác. Cơn mưa khát khao, đổ trên vùng đất nóng rẫy, xao xuyến.

Người đàn ông có thói quen thở dài, búng mẩu thuốc về phía ngọn núi. Đốm lửa vạch một đường thẳng trước khi rớt. Anh chờ đợi một đám cháy rừng. Một đám cháy? Nên lắm chứ. Tại sao không (?) khi mọi người, luôn anh, vốn là đống củi nỏ, kho thuốc súng, sẵn sàng đợi, nổ.

Người con gái nói (bằng mắt) điều gì đó với bạn. Người đàn bà đẫy đà gật đầu. Nàng đứng lên. Người đàn ông đứng lên. Họ đứng dưới những chiếc dù mùi hương/ đêm tối / trên vạt ngọn rừng dương nở, nứt cùng, cái ngột ngạt, oi bức của mọi cố gắng hòa nhập bất thành giữa bốn người và, cơn mưa trong dự đoán của người đàn ông.

Đêm, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với ngậm ngùi nung nấu mùi biển tanh, nuốt xuống. Người đàn ông nói với bạn:

“Tôi ra biển”

Người đàn ông có một mí mắt dời ăn, tuồng chưa ra khỏi cơn mộng du, gật đầu:

“Hai người đi đi, Mưa mất,”

Họ đi bên nhau với một khoảng cách nhạt nhẽo. Tựa cả hai cùng cảm thấy ngượng nghịu, lúng túng bởi mỗi bước chân, mỗi cử động của họ đều đang bị… dời ăn. Hay chúng đang bị ăn trong những con mắt canh chừng bởi niềm ngậm ngùi sùng sục ganh tỵ?

Trăng nhuộm biển vàng thẫm và, những miếng kim khí liếc qua liếc lại dưới chân sóng dường lớn hơn, nhậm lẹ hơn khi họ tới gần mé nước.

Người đàn bà quen nói bằng mắt nhìn ngược về rừng dương. Dẫy hàng quán chỉ còn là khối đen nhận ra được nhờ những tảng sáng xanh yếu, vấy lam nham từng vũng nhỏ. Nàng cầm lấy tay người đàn ông (bằng tất cả liều lĩnh?) Tay nàng như khối nước đá có nhiều cạnh cứng.

“Anh ấm quá.”

Người đàn bà thì thầm. Hơi thở đầu tiên thành tiếng của nàng, lập tức, bị sóng gạt phăng đi một cách tội nghiệp. Nó cũng tội nghiệp như than vãn rụt rè, tuyệt vọng của nàng vậy. Người đàn ông dừng bước. Họ quay lưng lại rừng dương. Anh quàng tay qua vai người đàn bà, tự hỏi không biết có phải nàng muốn nói tay anh ấm?

Trần mây vẫn nặng, thấp. Mùi tóc khét nắng, mùi cát oi, mùi cá mú tanh ngộp, mùi tro than biệt ly còn âm ỉ cháy. Anh ngửi được luôn mùi tức tưởi, mùi thương yêu và thù hận; mùi rạo rực hâm hấp mồ hôi và, mùi trả thù nẫu, rịn.

“Nếu anh biết bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng, mỗi khi nhìn biển, mỗi khi thấy sóng, em chỉ muốn buông mình, gieo trọn cái xác thân vô nghĩa của mình xuống đáy. Sống, đã chẳng ra gì, tại sao ta không tìm lấy cho mình một cái chết thênh thang, biệt tích. Đôi khi, em lại nghĩ, thật tức cười, biết đâu, em chả được gặp anh, nơi đó.”

Người đàn bà nói “thật tức cười,” nhưng trên gương mặt nàng lại chỉ hằn, nhô nỗi hờn, oán.

Người đàn ông thở dài:

“Đáy hay ngọn vốn chỉ là một cách nói. Điều quan trọng, chúng ta là ai, thế nào giữa chia lìa.”

Người đàn bà im lặng. Nàng không biểu lộ một phản ứng nào ngoài cử chỉ rúc đầu vào cổ người đàn ông. Nàng hít thở đầy một lồng ngực: đêm, câm, điếc trong niềm góa bụa/ trăng vượt xa trên ngọn núi tối/ sóng, thủy chung rì rầm với tỏ bày bất biến tự thiên cổ (tùy mỗi trái tim, mỗi đất trời rộng hẹp, mà, cảm nhận và diễn dịch.) Lát sau, nàng nói, như tiếp tục đuổi theo, những ý nghĩ trước đó của nàng:


“Anh không thể hình dung đời sống em, sau chia lìa. Không ai, dù tự ti cách mấy, như em, có thể tưởng tượng được cảnh đời mình, đột nhiên/ châng lâng/ không trọng lực/ không chằng rễ. Em không chờ đợi anh bỏ em, như thế. Em không chờ đợi cả một xã hội đảo ngược, đầu xuống đất, chân lên trời. Như thế. Như thế. Như thế. Như thế. Anh tưởng tượng đi!”

Tưởng tượng? Không. Người đàn ông không thể cũng chẳng thấy cần thiết, tưởng tượng.

Bằng vào tấm lòng, bằng vào kỷ niệm, những điều thiết tha rung động cũ, hình ảnh người kia, là tấm gương soi trung thực nhất của kẻ này.

Anh nói với người đàn bà, ý nghĩ đó. Anh nói, như một thú nhận/ mặc cảm/ tội lỗi. Trước nhan Chúa mọi người đều bình đẳng. Nhưng trong đời sống, bình dẳng này lại là món hàng xa xỉ, trò câu khách của những con buôn chính trị.

Người đàn bà thở hắt ra, tựa thiên cổ, sóng vẫn hằng thở hắt ra như thế. Có chăng tùy mỗi trái tim, mỗi đất trời rộng hẹp mà, cảm nhận, và diễn dịch.

“Tấm gương và kẻ soi chưa bao giờ là hai mặt của một đồng tiền sống, chết. Phải chi em được kẻ soi gương.”

“Sự hoán đổi vị trí có chăng, chỉ giúp ta thay đổi cách nhìn. Mọi hoán đổi không hề mang ý nghĩa đổi thay một định mệnh,” người đàn ông đáp.

“Cách gì, kẻ soi gương vẫn có thể đi khỏi, trong khi tấm gương còn đó. Đời sống vẫn in hình, vẫn lưu vết; như con sông chảy xuôi mà, vẫn mang trong nó, mọi dáng trời buồn vui/ thời tiết trắc nết/ cặn bã nhổ/ đổ… Nó không thể phủ nhận những gì đã đi qua/ mặt gương/ tâm hồn/ thân xác. Chưa kể…’

“…”

“Chưa kể kẻ lấm bùn dù, hoàn cảnh nào, đều đã tự tước bỏ khỏi họ, quyền lớn tiếng nói tới những gì thuộc về thanh sạch, thuộc về cao quý.”

“Tình yêu, tình yêu thật sự luôn làm tâm hồn ta thơm tho và lớn lao biết là chừng nào…”

“Cũng ti tiện, cũng bẩn thỉu biết là chừng nào, khi tình yêu chỉ mang lại cho ta những hẻm cụt.”

Người đàn ông hiểu, anh đang cuối đường. Anh đang hẻm cụt. Anh hiểu, mới thanh sạch, mới bao dung, mới đại lượng dễ dàng, có được.

Anh hiểu tấm gương/ dòng sông/ đêm, như cô gái điếc, câm lỡ thì trong nỗi ngậm ngùi lở loét. Anh hiểu, cơn mưa, điều chờ đợi cuối cùng, ngột ngạt nơi bạn.

“ Cách gì, ta cũng phải sống. Đời sống chỉ nửa phần thuộc ta, nửa phần thuộc kẻ khác.”

“Vâng”

Người đàn bà đáp với tất cả khả năng ngọt ngào, êm ái và thần phục, nhẫn nhục cố hữu. Cái ngọt ngào của lớp đường bọc ngoài viên thuốc độc. Cái êm ái, dịu dàng khâu kín mặt phẳng bên trên của những con sóng ngầm, lẫm lẫm.

“Dù chỉ nửa phần, tại sao em lại không được sống cái nửa phần của riêng đó? Hay em không phải là một con người? hay chỉ A., chỉ B., chỉ C., mới là con người? Và những người kia, không chỉ sống cái nửa phần của họ. Họ sống, toàn thể.”

“Hoặc không gì cả.”

“Hay tất cả! cũng chỉ là lối nói. Đời sống như tấm gương. Một miểng vỡ ra, tự nó trở thành tấm khác. Tự nó thâu nhận hết mọi thời tiết…”

Sự thực, mỗi đời sống đều được làm thành, không phải một mà, nhiều nửa mất đi, của kẻ khác.

Gió tháp lại những đôi chân cho biển; và, trăng hăm hở lia thêm những miếng kim khí mầu vàng, liếc qua liếc lại dưới thân sóng. Người đàn ông buột miệng, lo sợ:

“Mưa mất!”


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13250)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5012)
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6956)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 3852)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4764)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4295)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8347)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,