Phía Biển Động

10 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 3479)
Phía Biển Động


Người đàn ông chỉ tay, ra dấu cho người con gái. Họ bước lại, cùng ngồi xuống băng ghế đá. Đêm trên đầu. Ánh đèn đường từ hè bên kia, hắt sang, thả tàn lá của những cây dương thanh niên, xuống chỗ hai người. Tàn lá lớn vừa bằng chiếc dù nhỏ, trùm lên băng ghế; phần dư thừa rơi mất tiêu trên mặt sông sánh, đặc. Khoảng không trên cao im phắc. Chỉ có những tiếng động la đà mặt đường, mặt nước. Đó là tiếng động cơ từ xa. Tiếng nhạc dịu nơi một phòng trà phía sau lưng họ. Gió lăn những lượn sóng gợn va vào bờ đá, tạo thành xâu chuổi rì rào, âm âm. Như tiếng ú ớ được bằng một lắng tai, chăm chú. Nhưng đó là những tiếng ì ào thật xa; phía những chiếc tầu đang neo. Người ta nhận ra nhờ những cột buồm đâm thẳng lên bầu trời xanh, đen. Những giải đèn mầu cũng im phắc. Biển phía đó. Người đàn ông tựa muốn bày tỏ ghi nhận này với người con gái. Cuối cùng, anh nói, điều tuồng không hề có trong trí: “Ngày xưa anh ở đây. Tuổi thơ anh. Một phần thôi… Mà kìa, đừng khóc…”

Bấy giờ người ta mới thấy rõ đôi vai người con gái đang rúng động. Dường nàng đã khóc suốt dọc đường. Một nơi. Có thể trong lòng chiếc xe Jeep, trước khi những người bạn thả họ xuống nơi ngã tư. Người con gái nói: “Đừng vào quán. Em không thể. Đi với em một lát.”

Bờ sông. Những giọt nước mắt đánh dấu lề phố và những lòng đường tối. Những giọt lệ nhắc nhở, sống lại hình ảnh một Mỵ Châu. Một Mỵ Châu, nếu có đau đớn, tủi hổ, cũng chỉ đến thế là cùng. Đến thế thôi.

Mỗi ném lại là một mất đi, đứt lìa, vĩnh viễn.

Những chiếc lông ngỗng ấy. Tại sao lông ngỗng, mà không là những sợi tóc được bức nhổ từ da đầu? Mỗi sợi tóc, ai dám bảo không là một giọt máu (?) Những giọt máu sớm được nhỏ xuống, trả nợ nhau. Phải. Những giọt lệ kia.

Lịch sử vô tình. Dã sử hàm hồ. Thế đó, những giọt lệ người con gái bỏ lại, trong một phần đêm. Đêm trong một phần đời. Khác nhau chăng, dấu vết thành hình, không dể đợi chờ một dõi theo, tìm tới. Dấu vết bỏ lại chỉ là những đớn đau tình cờ, những đau xót kia đã như một đường dao, găm xuống mặt bàn mà, thân dao còn rung những đường rung phẫn, phẫn. Thế đó, đời mở và khép. Tình vui và buồn. Liên kết nhau như mắt lưới được đan bằng thép.

Đôi khi, nhân danh thương yêu, là ngọn gươm hai lưỡi? sắc lẻm? Đôi khi tình yêu, chỉ mang những tủi nhục cho nhau? Xé sợi!

Phi trường. Ba ngày trước đó, người ta thấy người đàn ông được thả xuống từ một chiếc phi cơ nhà binh. Buổi sáng muộn. Phú Bài, chìm trong mưa. Gió lạnh, ngọt. Chạm mặt đầu tiên với thị trấn, ở người đàn ông, là một chạm mặt tàn nhẫn, quất vụt, không nương. Trời mù. Trần mây thấp. Bão giữa không trung. Trong thân tầu, trước khi phi cơ đáp, người đàn ông nói với bạn, anh cảm tưởng là một quân cờ bằng nhựa, bị bỏ trong chiếc ống thiếc. Thời tiết có đôi tay quái ác, nhồi xóc anh. Như nhồi xóc những quân cờ lạo xạo trong ống kín… Mưa lầm lì những cơn lạnh lột da, tựa cố tình xé tơi mọi con người thành những sợi nhỏ.

Nến đỏ. Đêm đem tới những mẩu nến đỏ. Những mẩu nến được tìm thấy trong ruột rỗng của chiếc phản lớn. Họ sống với nhau, trong mắt nhìn âu yếm và chia sớt của những người bạn. Mẹ già với tấm khăn len bao kín khuôn mặt xương xẩu; xế chiều, còn phảng phất đôi nét một thời thanh xuân, lùi sâu. Dĩ vãng. Nỡ nào, nói người con gái không hiểu tấm lòng người đàn ông dành riêng cho cô? Sao lại, rưng rưng, đáy thẳm tình riêng đôi lứa, âm u?

Gió lay động những đốm lửa bên kia sông. Người đàn ông trừng trừng nhìn tấm gương đen. Đêm, sông có lời mời mọc, khuyến dụ êm đềm là, gương mặt khả ái của sứ giả, đại diện thần chết.

Anh nhắm mắt. Đôi vai người con gái, càng lúc càng như đôi cánh lớn, vỗ đập trong cưỡng chống tuyệt vọng trước cơn gió đốn mạt. Người đàn ông đặt tay mình lên vai cô, xiết ghì lấy. Cánh bướm im. Gió sông im. Đêm im. Trời đất im. Cô đã… òa vỡ.

Rơi hẫng. Người con gái tựa ngất đi trong ngực người đàn ông. Chỉ còn tiếng nức nở, dấu hiệu sinh động của sự sống. Một biểu hiện buồn thảm. Sự sống tưa xước. Người đàn ông nói:

“Anh xin lỗi. Lẽ ra anh không nên thế.”

Dễ tiếng nói của người đàn ông bị phản tác dụng. Nó trở thành những mũi khoan hay khối thuốc nổ, đào sâu thêm vực thẳm dằn vặt, đay nghiến… Anh, hẫng rơi, trước nhất. Những con sóng bi phẫn ào ạt, dựng thẳng. Anh mím môi, bấu ngón tay trên vai người con gái. Làm như anh tin, cử chỉ cấp thời kia, sẽ giúp anh bóp chết từ trứng nước, nỗi thảm tuyệt khuất lấp trong tâm hồn anh.

Đôi khi, những nhân danh thương yêu, là ngọn gươm hai lưỡi? sắc lẻm!

Người con gái bặt khóc. Có lẽ cả nước mắt cô, cũng khựng lại. Cũng chết cứng trước miệng vực, hút hút. Đớn đau, ưu uất, khi bước tới làm mức giới hạn nào, dường, người ta chỉ còn có thể khóc bằng một đôi mắt khô. Mắt khô, chứa những giọt lệ nóng. Như chính tâm hồn họ đang cháy trên lửa bạo.

Im lặng. Sự bặt, bặt trong thoáng chốc, tuồng khiến người đàn ông lo sợ. Sự lo sợ đột ngột ném anh trở lại trạng thái tỉnh táo cũ. Anh ôm cô. Lúc này, có dễ, anh chẳng mong gì hơn, thấy những giọt lệ, chảy được trên mặt nàng. Và anh hôn, những sợi tóc thơm trên trán. Chiếc khăn tay đưa ngang. Chờ chậm. Người đàn ông thở ra:

“Nghe anh. Đừng nữa. Xấu. Nghe.”

Không biết người con gái có bằng lòng “nghe” người đàn ông (?) Anh tiếp, tựa nhận được sự đồng ý. Đại khái, lời người đàn ông mang tính dỗ dành. Có thể, anh thâu hoạch được chút ít hiệu quả. Bằng chứng đôi vai người con gái rung động lại. Những tiếng ức, uất nhỏ dần. Người đàn ông tìm đôi mắt, rồi môi cô. Trong tình yêu, đôi khi, nụ hôn cũng đóng một vai trò, coi được. Người đàn ông chỉ dãy đèn uốn khúc phía xa. Những chiếc tầu thả neo, quần tụ thành hòn đảo, phát sáng. Người đàn ông nói:

“Chắc núi, Dẫy núi. Đỉnh ngọn cao nhất. Em thấy?”

Cánh bướm rung, đập chừng mực. Người đàn ông tiếp tục với câu chuyện không được hưởng ứng của mình. Anh nói, giải đèn uốn khúc, như một con trăn lớn, neo trên lưng ngọn bạch lạp. Anh bảo, anh nhớ căn phòng (hay con trăn? Hàng bạch lạp?) Anh bảo, anh nhớ X. S. J. P. Họ đáng yêu. Nhưng cách nào, họ cũng thua em:

“Thua một biển. Một sông luôn. Bằng lòng không?”

Không thể nhìn thấy mặt người con gái lúc đó. Mái tóc thề phủ kín mặt nàng. Nàng cười, khóc? Đôi vai rung trong giây lát, xong, ắng im, như tờ. Gió tạt ngược từ phía sau. Gió chạy trên mặt sông gợn. Đêm như tấm lụa trải theo giòng nước xuôi. Có lẽ tinh thần của cả hai, đã dịu lắng. Họ tôn trọng niềm riêng của nhau? Sự im lặng đẩy họ xa ra? Dù người con gái vẫn trong vòng tay người đàn ông. Anh thở nhẹ. Hút thuốc. Khét lẹt. Cô hít một hơi dài, tựa muốn hít luôn người đàn ông vào ngực.

“Anh, yêu quái?”

Bất ngờ, người đàn ông hỏi. Người con gái ngước đôi mắt mọng, sưng. Nụ cười trên khuôn mặt nàng xa, dường không thực. Ảo giác, hay trong cơn mê?.

“Em đâu là con mồi của yêu quái.”

Người con gái lắc đầu, tiếp:


“Vì… em nào được tiêu tan trong anh.”

“Hay yêu quái đã phải hóa thân làm người?”

“Xạo đi.”

Người đàn ông cũng cười. Anh vuốt tóc và, nụ cười cô.

Đôi khi, những nhân danh thương yêu là ngọn gươm hai lưỡi? Sắc lẻm?

Bước chân. Lúc hai người rời băng ghế đá, đồng hồ trên tay người con gái chỉ mười một giờ. Ánh sáng cho thấy người đàn ông là một quân nhân, và, người con gái có dáng một cô giáo. Họ đi chậm, một đoạn, trước khi rẽ vào thành phố, chỗ công viên. Người đàn ông liếc nhìn pho tượng đứng dưới ngọn đèn chụp, kiểu cổ. Pho tượng có vẻ buồn ngủ (ít ra cũng phải mỏi chân vì đứng đó không biết đã bao năm.)

Hàng rào sắt thưa, bao quanh công viên, hắt những đường kẻ mảnh xuống mặt hè, thành những ô vuông với những mũi nhọn bị tòe đầu. Con đường sâu hút, dẫn vào trung tâm thành phố, giống một ống cống thủy tinh khổng lồ, có màu xanh, tối. Họ đi bên nhau, nghe được bước chân mình dội lại, tựa từ cuối đường.

Xa cách. Trong nỗ lực vá lại mặt nước bị xé rách nát bởi những hòn đá thô bạo lỡ tay, rớt xuống, người đàn ông kiếm chuyện. Chàng đề nghị với người con gái, khoác vai nhau, đóng vai hai thằng bạn, đi chơi khuya. Bạn trai, đi với nhau, vãn cuộc chơi, sẽ chẳng còn gì để nói, ngoài chuyện: kinh nghiệm tán gái và tiếu lâm… Người con gái lắc đầu. Nhiều phần cô bị bất ngờ trước đề nghị kỳ cục của người đàn ông.

Đêm. Rụt rè lảng xa hai… thằng bạn, mặc cho người đàn ông cao hứng với đề nghị của anh. Anh nói, chắc nịch như phần thắng sẽ thuộc về anh: “Ta bắt đầu K. đi. K. nhá.”

Người con gái bật cười:

“K. là bạn em mà.”

“Có sao? Thử thôi.”

“Không,” Cô quả quyết.

“Hay nói chuyện tiếu lâm vậy?”

Người con gái quẫy người, huých khuỷu tay vào mạng sườn người đàn ông. Họ cười. tiếng cười của hai… thằng con trai đuổi những chiếc lá khô chạy xao xác, lạt xạt trên mặt đường. Tiếng cười của hai thằng con trai truy lùng đêm vừa lén, trốn.

Tiếng cười dứt, im lặng ập lại sâu và, lạnh nhạt hơn. Đêm thả từng chùm bối rối, phiến muộn phiền ướp hương, xuống thấp. Người con gái nói về những ngày xa cách. Những ngày bặt vắng tin của người đàn ông. Họ nói với nhau về tương lai. Tuồng chính ý niệm tương lai làm thành tình yêu, chứ không phải tình yêu làm nên tương lai. Tên những người vằng mặt lại được nhắc tới. Nhiều nhất: J. và P.

Họ như cùng mong mỏi trông thấy những thể hiện cụ thể nơi hai cái tên kia. Sự mong mỏi được hiểu nghĩa tấm huy chương hai mặt, phải và trái. Tốt đẹp cũng như, xấu xa.

Họ nói tới tên gọi, như hai tiếng tự nó đã đủ đầy kín bất trắc. Cuối cùng người đàn ông nói:

“Phải tin nơi P. Như em phải tin nơi tình yêu.”

Người con gái lặng thinh. Thấy lời nói của mình, dường không tác dụng, người đàn ông nói tiếp:

“Dẫu tình yêu nào, cũng chỉ như một chuyến xe muộn, về bến. Nó chẳng chở gì, ngoài một cảnh chiều, đuối.”

“Em nào nói gì?”

“Hay đã quá tải, khi bảo sẽ tự xử…?”

Đêm trở lui, theo bước chân họ, sâu vào lòng thành phố. Họ đi qua những ụ đá bên đường. Người đàn ông nắm tay người con gái. Họ vào một ngõ ngoắc ngoéo. Người đàn ông đứng lại, nhìn, khi người con gái đã khuất lâu, sau cánh cửa.

Buổi sáng, người ta thấy người con gái đứng cạnh những ụ đá rất sớm. Mặt trời kéo mỏng chiếc bóng nàng trên đường. Những người phu lục lộ chậm chậm mồ hôi. Chiếc hủ lô lăn tới, lui, nhiều lần. Tiếng xe nghiến đá, như tiếng răng chà, miết lên nhau, day qua, lại. Dường, người con gái có ý chờ, đợi. Có thể, cô muốn coi xem mặt trời rút co bóng cô tới mức nào, sau khi đã dát mỏng nó? Chốc chốc, người con gái cúi xuống nhặt một viên đá, ngắm nghía. Hờ hững buông. Nhặt lại (ngắm nghía/ hờ hững.) Viên khác. Cứ thế.

Đôi khi, những nhân danh thương yêu cũng là ngọn gươm hai lưỡi? Sắc lẻm!

Bất ngờ, người con gái ném viên đá vừa nhặt, chưa kịp ngắm nhìn, vào chiếc xe hủ lô đang lăn tới. Xe vượt qua.

Viên đá mất tăm, không dấu vết. Người con gái bưng mặt. Tuồng nàng linh cảm, sẽ không có một lần thêm, người lính trở lại thành phố, nơi nàng ở.

Chiếc xe hủ lô đi lui. Bụi đá bay quầng, quầng. Người tài xế trên chiếc xe hủ lô, nhìn nàng, cười. Nụ cười rỡ rỡ, thân thiện.

(1974-1994)

*Tùy bút trên, đăng trong Tạp Chí Văn, số đặc biệt, “3 nhà văn “D”,” đề tháng 5-1974, Sài Gòn, Việt Nam. May mắn có lại số báo, tác giả; hiệu đính, tháng 11-1994, California, Hoa Kỳ.

(G.C.C.N.X.B.)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 2014(Xem: 8105)
12 Tháng Chín 2014(Xem: 7594)
08 Tháng Chín 2014(Xem: 8607)
21 Tháng Sáu 2010(Xem: 1727)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 3110)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2857)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2922)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17965)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,