Phạm Đình Long - “Ngổn ngang trăm mối bên lòng”

12 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5294)
Phạm Đình Long - “Ngổn ngang trăm mối bên lòng”

(Bài nói chuyện tại Coyle Center, ngày 18-5-86, Minneapolis, MN)

 

Nhà văn Thanh Vinh trong “Nửa Đời Phiêu Bạt” có viết đại ý, thơ hay sự thật ngoài đời gần giống nhau, có khác nhau chăng do nơi tâm hồn, sự suy tư và óc mỹ thuật để cấu tạo bối cảnh, phóng tầm nhìn theo nhãn quan của mình, thu vào nội tâm rồi đóng khung bối cảnh để cống hiến cho người đọc một cảnh đời của chính họ, hay của cộng đồng xã hội.”

 

Nhưng một câu thơ do họ sáng tác đi chăng nữa, thì cũng phải có một cảm xúc đặc biệt nào đó, tùy theo trạng thái tâm hồn để dựng lên câu chuyện bằng thơ, cho nên có nhiều nhà thơ chỉ thành công ở thi phẩm của mình theo chiều hướng nội cảm của tác giả mà thôi. Độc giả cũng vậy. Một người lớn lên trong nhung lụa khó cảm thông được cách diễn tả của người viết một bài thơ buồn, ngang trái hay cay nghiệt của những kiếp bị đọa đầy đau khổ trong cảnh đời riêng. Ngược lại một nhà thơ tâm hồn ủy mị khó có thể viết được những câu thơ hùng tráng hay diễn tả đúng phong cách của kẻ giang hồ hào hiệp, nếp sống phong trần lãng tử. Ngoại trừ một số ít nhà thơ có thiên tài để thành công trên tất cả các bài thơ, với các thể tài khác nhau, do họ dựng lên, có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố... Một trong những nhà thơ hiếm hoi ấy là Du Tử Lê.

 

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, Bắc phần. Cựu học sinh Chu Văn An..., cựu quân nhân. Tập thơ đầu tay của ông nhan đề Thơ Du Tử Lê xuất bản năm 1964. Năm 1973, ông được trao Giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thơ, với tác phẩm Thơ Du Tử Lê 1967-1972, còn gọi là Thơ Du Tử Lê, tập 2. Tính cho tới ngày hôm nay, ông có trên 30 tác phẩm được xuất bản thành sách. Ông cũng có thơ được dùng để giảng dạy chính thức tại một số đại học Hoa kỳ và Âu châu.

 

Phát biểu về Du Tử Lê, Nhà văn Mai Thảo viết:

 

“Tôi là người được đọc thơ Du Tử Lê sớm nhất. Khu Du Tử Lê còn là một sĩ quan trẻ măng ở cục Tâm Lý Chiến. Sự xuất hiện của tiếng thơ Du Tử Lê ban đầu không gây một chấn động nào như sự xuất hiện của tiếng thơ Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng. Nhưng không ai ngờ, càng về sau, trong cuộc đua thơ một thời, tiếng thơ Du Tử Lê từ chỗ bình thường, hạng bét, càng ngày càng lấp lánh, trác tuyệt. Và tiếng thơ Du Tử Lê hôm nay, theo tôi là một tiếng thơ vô địch. Hắn bỏ lại sau lưng những người cùng thời. Trong sự bỏ lại phía sau đó, có cả tôi nữa. Tôi ví tiếng thơ Du Tử Lê là Tiếng Thơ Áo Vàng, và ngôi vị vô địch của Du Tử Lê, tôi nghĩ khó ai có thể theo kịp hoặc thay thế nổi...”

 

Phần nhà văn Bùi Bảo Trúc, khi phát biểu về tiếng thơ Du Tử Lê, ông ghi nhận rằng: Du Tử Lê làm thơ tình chau chuốt đến độ có nhiều khi bị than là khó hiểu. Trong lúc đó sự đóng góp của thơ Du Tử Lê phải nói là đáng kể. Cả về số lượng cũng như về phẩm. Du Tử Lê là một trong số những người hiếm hoi còn ở lại toàn phần với thơ. Trong khi đã có những người ở trong nước cũng như ở ngoại quốc đã bỏ hẳn không viết nữa, hay chỉ còn viết rất ít. Trần Tuấn Kiệt trong bộ “Thi ca Việt Nam Hiện Đại” nhận xét rằng trong thơ Du Tử Lê có đủ tình yêu, sầu hận, đau buốt xương...”

 

“Nếu nói Du Tử Lê đang đơn độc làm cuộc cách mạng cho thơ Việt thì người ta cũng yên trí không đến nỗi phải lo sợ bị buộc tội nói ngoa. Thơ Du Tử Lê trong giai đoạn đang hóa thân để đi từ tượng trưng sang siêu thực, có những cái rất mới và cả những cái rất cũ.”

 

“Du Tử Lê làm mới cái tưởng là không còn thay đổi được; đó là nhịp của Lục Bát. Nhưng Du Tử Lê không bỏ hẳn cái hình thức 6/8 của nó. Du Tử Lê giữ lại 6/8 cũng như giữ lại ngôn ngữ, nhưng làm cho nó mới bằng những nghĩa Du Tử Lê trao cho nó. Du Tử Lê đã phối hợp cái tinh mỹ vào với cái tầm thường và giản dị. Và có thể Du Tử Lê đặt nặng chú tâm quá vào hình ảnh, khiến vì thế mà người ta tưởng rằng Du Tử Lê khó hiểu chăng?”

 

Đọc Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà / Your Scented Garden, My Nostalgia, Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh viết:

 

“Thơ là nỗi niềm dàn trải, của những đêm vắt tay thức trắng, và những chuỗi ngày lang thang ở quán trọ đời sống. Và những yếu tố ấy, trong tuyển tập thơ mới nhất, đầu năm 1996, Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, lại càng rõ nét.”

Nếu một người thơ tạo được tính chất riêng cho tên tuổi của mình, với những nguồn lạch, sông suối của cõi đời riêng, thì đã coi như thành công một phần. Nhưng với Du Tử Lê, thì tính chất ấy luôn luôn thay đổi với những phương cách làm mới đầy nỗ lực. Du Tử Lê vẫn mải miết và hình như chưa bao giờ hài lòng với thành quả của mình. Một cách làm mới thi ca của Du Tử Lê là sử dụng dấu gạch chéo/slash như là một ký hiệu, một cái dấu thêm trong số những dấu mà Việt ngữ đã có từ bao đời, như dấu chấm, hai chấm, chấm than, chấm phết, vân vân...”

 

Trong tuyển tập Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, một bài thơ mà tôi thích là Bài Ca Người Vác Thập Giá, Khai Sinh Ghi Tên Họ: Phạm Nhuận. Một bài hành của những kẻ bất cần đời, của những nỗi niềm của lứa tuổi sinh ra nhầm thế kỷ. Hãy khoan chê trách, những nhà đạo đức! Đừng buộc tội vội những tâm sự thật tình. Ở một chỗ của riêng mình, Du Tử Lê vẫn là người muốn biến tâm can mình thành những sợi đàn rung, để đồng vọng với những khắc khoải của đời người:

 

người na ký ức về ngang phố

cất tiếng cười khua rộn núi sông

trĩu hai tâm thất mưa năm biển

(riêng biển sau cùng: bạn tứ phương.)

(Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, trang 53.)

 

Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà cũng vẫn là chuỗi tâm tư của những người cảm thấy lạc lõng giữa đời sống của một xứ sở tiêu thụ, văn minh và luôn luôn hướng vọng về đời sống của quê nhà ở bên kia bờ đại dương. Tâm cảm ấy, những người Việt tha hương ai mà không có? Chỉ khác nhau chăng ở cường độ nặng hay nhẹ. Du Tử Lê ở một giây phút nào đồng vọng, đã nói lên dùm, đã cất tiếng nói hộ chúng ta. Thơ bây giờ không phải là ảnh tượng của phù phiếm nữa, mà chính là một phần đời sống thực, cảm nghĩ thực của con người.

 

Nói về Du Tử Lê trong một thời gian quá hạn chế như buổi chiều Thứ Bảy này là một điều hết sức bất công đối với một người mà hơn 20 năm ở Mỹ, đã in ít nhất 6 tập thơ, và vẫn còn tiếp tục ở toàn thời gian với thơ. Nhưng tôi cũng đồng ý với Nhà văn Bùi Bảo Trúc: “ít nhất chúng ta cũng có thể đặt họ Lê vào trong cái phạm vi đúng nhất của ông, phạm vi đó là những bài thơ tình rất đau đớn, rất bất hạnh, đầy thương tích của ông.”

 

Trong phạm vi đó, Du Tử Lê đã tự xây cất cho mình những tượng đài cao nhất, đẹp nhất bằng những tác phẩm đã được thử lửa.

 

Đại dương lòng ốc nhỏ

sầu ta ngang núi sông

 

Du Tử Lê đã có lần kêu lên như vậy trong lúc bàng hoàng trước những khổ đau, bất hạnh chồng chất của kiếp người trầm luân.

 

Có biết đâu rằng trong lúc bàng hoàng ấy, ông đã tự xây cất cho mình những tượng đài cao nhất, đẹp nhất. Và chiều nay, khi phát biểu những lời này để giới thiệu Nhà thơ Du Tử Lê với quý vị, tôi bỗng nhớ tới hai câu thơ của Thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

 

Ngổn ngang trăm mối bên lòng

nên câu tuyệt mệnh ngụ trong tính tình.

 

Qua hai câu này khiến tôi tin chắc rằng Du Tử Lê sẽ sống mãi trong lòng chúng ta, cũng như Nguyễn Du và Thúy Kiều vẫn sống mãi trong lòng chúng ta vậy.

 

PHẠM ĐÌNH LONG

(Saint Paul, 5-96)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,