Trọng Minh - Dư Luận Của Người Ngoại Quốc Về Thơ Du Tử Lê

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5523)
Trọng Minh - Dư Luận Của Người Ngoại Quốc Về Thơ Du Tử Lê

I. TIỂU SỬ 

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh ngày mồng 10 tháng 11 năm 1942 tại Vân Lâm, Kim Bảng, Hà Nam. Là con út của ông Lê Đình Vỹ, một thầy khóa nổi tiếng đẹp trai và có giọng bình văn lôi cuốn, sau mở lớp dậy học tại gia. Mẹ là bà Hoàng Thị Lan người tỉnh Hà Đông.

Theo tác giả Lê Vương Ngọc trong một bài viết đăng tải trong cuốn sách Du Tử Lê, Tác Giả và Tác Phẩm, do Nhà xuất bản Đời ấn hành năm 1992, tại California thì, bà nội của Du Tử Lê tên tộc Nguyễn thị T., thuộc dòng Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ. Ông nội là cụ đồ Kh., nổi tiếng về tinh thông Lục Nhâm và Thái Aát, từng làm quân sư cho Tôn Thất Thuyết khi ông Thuyết rút quân ra miền Bắc, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cụ bà Hoàng Thị Lan, thân sinh của Du Tử Lê, sinh nở tất cả 11 lần, nhưng cuối cùng Du Tử Lê chỉ còn lại hai người anh và một người chị. Những người anh và chị khác của Du Tử Lê lớp chết khi còn nhỏ, lớp chết trong chiến tranh. 

Theo tác gỉa Lê Vương Ngọc, bẩm sinh, bàn tay trái của Du Tử Lê có tới sáu ngón. Chính vì thế ngay khi còn tấm bé, dù rất bụ bẫm, mập mạp nhưng do bàn tay sáu ngón nên Du Tử Lê rất nhút nhát, e thẹn; cha chết khi Du Tử Lê mới lên ba, được mẹ nuông chiều nên sống lẩn quẩn với mẹ, chị và chị vú và sau thêm các chị dâu... Tính cho tới tới năm 1951 là năm gia đình rời ra Hà Nội, Du Tử Lê không chịu đi học ở trường. Gia đình phải nhờ người dậy tại nhà. Nên năm 1951, khi xin vào học trường Nguyễn Du, tức trường Hàng Vôi cũ, ở đường Hàng Vôi, Hà Nội, Du Tử Lê học lớp ba ngay.

Năm 1954, Du Tử Lê theo người anh lớn khi đó là sĩ quan, di cư vào Nam. Thoạt tiên, gia đình dừng chân ở thành phố Hội An. Du Tử Lê theo học lớp nhất trường Nam Tiểu Học Hội An. Nửa chừng, người anh bị đổi ra Đà Nẵng, Du Tử Lê lại theo học trường Nam Tiểu học Đà Nẵng, và thi tiểu học tại thành phố này.

Năm 1956, người anh lại xin đổi vào Saigòn. Du Tử Lê lại di chuyển vào Saigòn, rồi thi tuyển vào trường trung học Chu Văn An. Mùa hè năm đệ lục, Du Tử Lê cắt bỏ ngón tay thứ sáu mọc bên cạnh ngón tay cái. (Cự Phách còn có nghĩa là ngón tay cái lớn.)

Năm đệ ngũ, phản ứng lại sự nghiêm khắc của người anh đóng vai trò quyền huynh thế phụ, Du Tử Lê bỏ nhà ra đi, sống tự lập. Đồng thời tự ý xin đổi qua trường Trần Lục. Học tại đây tới năm đệ nhất thì trở lại trường Chu Văn An. Sau đó, Du Tử Lê ghi tên theo học tại đại học Văn Khoa Saigòn.

Vẫn theo tác giả Lê Vương Ngọc thì do bàn tay sáu ngón và môi trường sống khép kín, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, như những đứa nhỏ bình thường khác, nên Du Tử Lê nhiễm nhiều nữ tính. Cho tới khi Du Tử Lê gia nhập Hướng Đạo ở Saigòn, nhờ môi trường này mà tính tình bớt e thẹn, nhút nhát...

Du Tử Lê học khóa 13 Thủ Đức, rồi khóa 3 căn bản Tâm Lý Chiến. Đơn vị sau cùng của Du Tử Lê tính cho tới ngày 30 tháng 4, 75 là cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này Du Tử là Thư ký tòa soạn Nguyệt san Tiền Phong. Tạp chí này xuất bản hàng tháng dành riêng cho sĩ quan của QLVNCH. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa căn bản báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ.

Tháng 4-1975, di tản qua Mỹ, định cư tại miền Nam Ca Li. Năm 1992-1994 ở Houston, Texas chữa bệnh Thyroid. Năm 1994-1995, ở Hoa Thịnh Đốn sau đó, về lại Calif., và sống tại đấy cho tới ngày nay.

 

II. VĂN NGHIỆP 

Du Tử Lê khởi viết rất sớm với nhiều bút hiệu khác nhau, từ năm 1953 tại Hà Nội, trên tờ báo Măng Non, dành cho thiếu nhi, xuất bản tại Hà Nội. Mãi tới năm 1957, mới chính thức dùng bút hiệu Du Tử Lê qua một bài thơ đăng trên tạp chí Mai, xuất bản tại Saigòn thời đó. Và bút hiệu này được dùng cho tới ngày hôm nay.

Nhiều người không hiểu nguồn gốc của bút hiệu kia, cho rằng ý nghĩa của nó là kẻ lang thang dòng họ Lê. Có người lại đề quyết rằng bút hiệu này được ghép bởi hai tên Nguyễn Du và Hàn Mặc Tử. Sự thực theo một bài nói chuyện gần đây của Nguyễn Anh Văn, một trong những người bạn thuở nhỏ của Du Tử Lê, bài nói chuyện kia, sau đó được đăng tải trên nhiều mặt báo, thì ý nghĩa của bút hiệu này là: đứa con xa mẹ dòng họ Lê. Du Tử Lê lấy bút hiệu này sau khi tình cờ đọc được bản dịch bài Du Tử Ngâm của Bạch Cư Dị, nói về nỗi lòng của một đứa con sớm phải lìa xa người mẹ. 

- Tính cho tới tháng 8-1997, Du Tử Lê đã in tất cả 35 tác phẩm, trong số này có 12 tác phẩm là thơ. Một số cuốn được tái bản nhiều lần. Đáng kể nhất trong số những thi phẩm của Du Tử Lê xuất bản ở hải ngoại là cuốn Thơ Tình / Love Poems được in tới lần thứ tư, trong vòng hơn mười năm kể từ ấn bản thứ nhất in năm 1984. Tác phẩm thứ 35 của Du Tử Lê có tên Du Tử Lê, Tác Giả và Tác Phẩm, tập hai, được giới thiệu tại Montreal, Canada, ngày 13 tháng 9 và ở Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ ngày 20 tháng 9-97. 

- Năm 1973, thi phẩm Thơ Du Tử Lê 1967-1972 ( còn gọi là Thơ Du Tử Lê II) được trao Giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Thơ năm 1973. Sự việc này khiến cho một trong hai tác giả của bộ Thi Nhân Tiền Chiến là ông Hoài Thanh, viết một bài rất dài cho đọc trên đài phát thanh Hà Nội trong đêm giao thừa năm đó, để lên án thi phẩm Thơ Du Tử Lê. Ông Hoài Thanh đã không ngần ngại gọi Du Tử Lê là Nhà thơ tư bản, và kết án Du Tử Lê là “nhận tiền của Mỹ ngụy dùng thơ văn lãng mạn để làm giảm sút tinh thần chiến đấu của thanh thiếu niên miền nam Việt Nam.” (!!!)

- Trong buổi phát thanh ngày 17 tháng 4 năm 1975 đài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã kêu án tử hình khiếm diện Du Tử Lê cùng với Phạm Duy và Mai Thảo.

- Tờ Thái Bình số đề tháng 12-1975, xuất bản tại California, một lần nữa lại nêu đích danh và trích dẫn thơ Du Tử Lê để kết luận rằng Du Tử Lê là một trong vài nhà thơ miền Nam chủ tâm dùng thơ văn để ru ngủ tâm hồn thanh thiếu niên miền Nam, khiến cho họ sao nhãng “tinh thần chống Mỹ cứu nước” (!!!)

- Trong khi đó, trên thực tế, thơ Du Tử Lê không chỉ gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở miền nam Việt Nam yêu thích mà ảnh hưởng này còn lan tràn mạnh mẽ ở cả miền Bắc nữa.

Bằng chứng, sau tháng 4-75, toàn bộ tác phẩm của Du Tử Lê bị cấm lưu hành ở Việt Nam vậy mà, mười năm sau, một tác giả lớn lên trong chế độ cộng sản, nhà thơ nữ Hương Trà, được báo chí Cộng sản ngợi ca là mũi nhọn thi ca mới của chế độ Cộng sản, hay như tờ Lao Động ca ngợi là “một dòng thơ táo bạo”...; vậy mà trong thi phẩm Qua Cơn Mê, do nhà xuất bản Trẻ, Saigòn ấn hành năm 1993, nơi trang 29, có bài Lối Tình. Mà bài thơ này lại cóp gần như nguyên văn bài thơ Khi Tìm Nhau của Du Tử Lê. Bài thơ Khi Tìm Nhau của Du Tử Lê đã đăng tải trên tờ tạp chí Văn, Saigòn 1973 và sau đó, in lại trong tập Đời Mãi Ở Phương Đông, do nhà Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản năm 1974, Saigòn.

Vụ đạo thơ này do chính các tờ báo của chế độ cộng sản như báo Phụ Nữ, báo Tuổi Trẻ vân vân... phát giác vào tháng 11 năm 1993. Sự thực có thể vì tác giả Hương Trà qúa yêu thơ Du Tử Lê, thuộc và nhập tâm lúc nào không hay. Khi viết ra đã bẵng

quên đó là thơ của Du Tử Lê.

Sở dĩ báo chí cộng sản làm lớn vụ Hương Trà “đạo thơ” của Du Tử Lê trên báo vì vụ đạo thơ quá rõ ràng, quá lộ liễu, chứ trên thực tế thơ Du Tử Lê ảnh hưởng rất lớn tới nhiều thế hệ làm thơ ở Việt Nam, từ cách đặt nhan đề dài cho tới những dấu chấm, phết, vân vân... 

- Trên tạp chí Văn Học số Xuân, đề tháng 1- 1975, nhà văn Lê Huy Oanh, trong nhóm Sáng Tạo đã có một bài viết nhìn nhận nỗ lực cách tân thể thơ Lục Bát của Nhà thơ Du Tử Lê. Đó là chủ trương chia lại nhịp đi của lục bát. Trước Du Tử Lê lục bát được xây dựng trên nhịp chẵn hay nhịp 2 đều. Du Tử Lê chủ trương mang nhịp lẻ, hay nhịp chỏi đến cho lục bát. Thửû nghiệm này ông đã bắt đầu từ năm 1966 với bài Lục Bát, 66, đang trên tạp chí Văn, 1966, xuất bản tại Saigòn.

- Sau đó, trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Thế Kỷ 21, số 29 đề tháng 9-1991, nhà thơ Nguyên Sa viết: “Tôi biết thơ Du Tử Lê thật hay, lúc ở Việt Nam, tôi thấy Du Tử Lê làm thơ được, những năm đầu ở Mỹ, tôi thấy thơ Lê hay hơn trước. Bây giờ tôi nghĩ rằng Du Tử Lê đã đi xa hơn những người làm thơ cùng thời với anh một quãng đường trông như gang tấc mà trong thơ, xa vạn dậm.”

Nhà văn Bùi Bảo Trúc trong một bài nói chuyện về thơ Du Tử Lê tại Đại học Luật khoa George Mason, Hoa Thịnh Đốn ngày 17 tháng 9-93, sau khi trưng dẫn nhận định của Nguyễn Hưng Quốc về lục bát của Du Tử Lê rằng “Du Tử Lê rất tự giác trong việc đổi mới lục bát, đặc biệt ở khía cạnh nhịp điệu. Thơ ông có cách ngắt nhịp lạ. Ông đưa vào những cách ngắt nhịp mới chưa từng có trước ông. Nhận định về nỗ lực đổi mới nhịp Lục bát, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng đóng góp của Du Tử Lê không thể không công nhận được.” Nhà văn Bùi Bảo Trúc đã đi đến kết luận: “...Nhưng Du Tử Lê vẫn là người lâu nhất, gần gũi nhất và có những đóng góp lớn nhất với lục bát. Công của ông thật lớn.”

Nhà văn Mai Thảo phát biểu trong ngày ra mắt thi phẩm Thơ Tuyển Tô Thùy Yên của nhà thơ Tô Thùy Yên vào ngày 20 tháng 10 năm 1995, ở miền nam California, phát biểu rằng, trong nửa thế kỷ thi ca Việt Nam, bằng vào ghi nhận của riêng ông, thì Việt Nam có tất cả 7 ngôi sao Bắc Đẩu đó là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê và Tô ThùyYên. (*)

Theo ghi nhận của chúng tôi thì có lẽ nhà thơ Du Tử Lê là người có nhiều câu thơ sớm trở thành thành ngữ của thời hiện đại, thí dụ như

những câu thơ ở chỗ nhân gian không thể hiểu, đi với về cũng một nghĩa như nhau, hoặc tôi với người chung một trái tim, tan theo ngày nắng vội, vân vân... Những câu nói này vốn là thơ của Du Tử Lê, sau người ta dùng quen, đến độ khi dùng chúng người ta không cần chú thích, cũng chẳng cần mở đóng hai ngoặc kép nữa. Những câu thơ khác như trong tay thánh nữ có đời tôi, hoặc vì em tôi đã làm sa di..., người ta thay đổi một hoặc hai chữ để thành một câu nói cửa miệng của một số người trong những trường hợp khó nói hoặc không muốn nói rõ. 

-Tuy nhiên điều đáng nói ở đây về nhà thơ Du Tử Lê là thơ của ông đã được dùng để giảng dậy hoặc làm tài liệu nghiên cứu tại một số đại học (ban cao học) âu châu và Hoa kỳ. Gần nhất, hồi tháng 3-1997 vừa qua, Multi Language of The World thuộc Khu Học Chánh Forthworh, Dallas đã bắt đầu dùng một số thơ trích từ cuốn Love Poems / Thơ Tình để giảng dậy cho các sinh viên theo học môn Xã Hội Học, Văn Học Việt Nam. 

Đặc biệt, thơ Du Tử Lê đã được tuyển chọn và chuyển dịch sang anh ngữ, in trong cuốn Understanding Vietnam của Giáo sư Neil L. Jamieson. Cuốn này bản bìa cứng in năm 1993, bản bìa mềm in năm 1995, bởi nhà University of California Press Berkeley and Los Angeles, California và University of California Press LTD., London, England, là cuốn sách giáo khoa về chính trị, văn học Việt Nam giai đoạn 1932 tới 1975. Cuốn sách này đã hiện đang được dùng để giảng dậy tại các đại học Berkeley, UCLA và London, Anh quốc.

Khi dùng thuyết âm và dương để nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1955-1970, Giáo sư Jamieson đã dịch và viết về thơ Du Tử Lê như sau:

“ Du Tu Le expressed an equally tortured consciousness. With Scathing irony he told his troubled readers that ‘It’s Nothing’:

 I told you go to sleep, little girl
 The gunfire is steady, but it’s still far away
 And even thought tomorrow the shooting may draw near
 So what? There’s nothing strange about that.
 That’s not strange
 Of course not! 

 Even since we opened our eyes
 Bombs have fallen gladly, bullets have whistled happily
 Days have been full of misery, nights full of remorse
 Blood still flows and corpses still topple over
 - I told you go to sleep, little girl

 ..................................................................................................

 Barbed wire wathches over us rascals ready to abandon our
 duty
 The brass bugle urges us to madness
 Flares light the road to guide us night after night
 Patch by patch of gently sleeping earth, destiny by destiny,
 Eye by terrified by eye, foot by unsteady foot, 
 Finger by eager finger, clutching the trigger on the rifle
 Hey! told you go to sleep, little girl.
 It’s nothing, the nights have long been like this
 It’s nothing, the nights have long been like this. 

“The young men and women who wrote this kind of poetry, and the tens thousands of others who read and appriciated it, move into the yang roles of society. They became army officers, schoolteachers, business executives, administrators, journalists. It was, increasingly, people like this who led troops in combat, who implemented goverment policies in every sphere of live, who reported on the fighting as journalists and newscasters. Growing numbers of such people molded younger minds as classroom teachers, wrote and reviewed books, turned out training and indoctrination materials for the arm forces, and as the decade wore on created television dramas and motion pictures.

“With this traumatized sensibility, they buried their fathers, uncles, brothers, cousins, classmates, neighbors, and friends, more every year than the year before. Many nights they could flares and hear gunfire from the surrounding countryside as they undressed and climbed into bed. Why, they ask, must life be so absurd?”

(Neil L. Jamieson, Understanding Vietnam, University of California Press, page 253 & 254.) 

- Du Tử Lê có lẽ là nhà thơ duy nhất có thơ đăng tải trên nhật báo Los Angeles Times đó là số Sunday, August 14, 1983, tức số báo chủ nhật, (mà số chủ nhật nào của tờ báo này cũng có số ấn hành gần 2 triệu ấn bản,) qua một bài viết của ký giả tờ báo này.

Mở đầu bài viết của mình Ký gỉa David Holley của Nhật báo Los Angeles Times viết: 

“Du Tu Le, an award-winning writer and poet in Vietnam, dream of founding a Vietnamese-language newspaper or magazine in California, from his first days as a refugee at Camp Pendleton in 1975. But the reality of his situation hit him the day he left camp.

“I killed at once my dream,” he recalled in a recent interview at his Garden Grove home. “After three weeks I became a laborer at hard work, earning $2.15 an hour smoothing picture frames.”

“He soon found assembly and inspection work at Rockwell International Corp.

“I worked at Rockwell International for five years,” he said. “Those five year, I left that my personality had die. When I sat on my chair at Rockwell International, I told myself, ‘You are not a writer. You are not a poet. You are just a man who has lost his country.’ If I didn’t think that, I think I would have committed suicide.

But three years ago, after watching the phenomenal growth of Orange County’s Vietnamese refugee community, now estimated at about 50,000, Le established a monthly literary magazine, Nhan chung, or “Witness.” Last year he founded a weekly newspaper, Tay Phai, which literally mean: “The Right Hand” but which he losely translates as “The Rightist” to show his political stance.

“Le, 41, became part of an extraordinary publishing boom that has seen Orange County become the home of 14 newspapers and six magazines printed in Vietnamese, probably enough to make the county the leading center of Vietnamese-Language news publishing outside of Vietnam.” 

(David Holley, Los Angeles Times, Sunday, August 14, 1993, Part II, Orange county, trang 1.) 

Ở một đoạn khác, David Holley viết tiếp: 

“One issue of Nhan Chung published some of Le’s own poetry, written in the United States, that had been translated into English, including “Dawn of a New Humanity,” which deals with the suffering of the boat people and their conviction that they have no choice but to flee their homeland. It read in part as follows:

 Did you hear echoes
 Across the Pacific
 From those darknesses
 Where my country men departed? 

 That ocean in the last three years
 Has seen so many destroyed... 

 Can you imagine human hair
 Flowing all over the Sea
 Children’s bodies ready to dissolve
 At human meat dinners of fist? 

 But they keep on leaving
 As humanity turn their heads away.
 And still they serenely
 Throw themselves unto death. 

 ‘Cause the sun in the East
 Does not rise anymore
 And to stay human
 They have no other choice.”
 (Bđd, trang 15.) 

- Cũng như trường hợp của nhật báo Los Angeles Times, nhật báo The New York Times, số Sunday April, 24, 1994, cũng lần đầu tiên đăng thơ của một thi sĩ Việt Nam. Bài What I Leave To My Son, của Du Tử Lê. Bài thơ này được trích từ cuốn “A Thousand Years of Vietnamese Poetry,” của Nguyễn Ngọc Bích, xuất bản bởi nhà Alfred Knopf năm 1975.

Chúng tôi xin chép lại bài thơ đó, cùng với chú thích của nhật báo The New York Times, nguyên văn như sau: 

 “No point in leaving you a long list
 of those who have died.
 Even if I limit it to my friends and yours uncles 
 it won’t do. Who could remember them all?
 My son, isn’t it true?
 The obituaries leave me indifferent
 as the weather: Sometimes they seem to matter
 even less: How can that be, my son?
 I’ll leave you, yes,
 a treasure I’m always seeking, never finding.
 Can you guess? Something wondrous,
 something my father wanted for me
 although (poor man!) it’s been nothing 
 but the mirage in the desert
 of my life.
 My soul will join his now, praying
 that your generation may find it-
 simply peace- 
 simply a life better than ours
 where you and your friends won’t be forced 
 to drag grief-laden feet down the road
 to mutual murder. 

 Translated by Nguyen Ngoc Bich. 

 --------------------------------------------------

 Du Tu Le was a teacher in Vietname. Conscripted into the
 the South Vietnamese army, he rose to the rank of captain. 
 He fled the country with the first wave of refugees in 1975 
 and now works as a journalist in California.
 (The New York Times, Sunday, April 24, 1994.) 

- Ngày 24 tháng 5, 1996, Ban tổ chức Tháng Di Sản Văn Hóa Á Châu / The Asian Pacific American Heritage Month, ở Hoa Thịnh Đốn đã chọn một bài thơ của Du Tử Lê, đó là bài Cary My Body To The Sea, When I Am Dead; để đọc cùng với thơ của Tagore, (giải Nobel Văn chương 1913,) Ấn Độ, Wu-Cheng-En, Trung Hoa (thế kỷ thứ 16,) và Matsuo Bashò, thế kỷ thứ 17 của Nhật Bản. Buổi tổ chức này diễn ra tại hội trường cơ quan NBA Library, ở Washington D.C. 

Để thay lời kết luận, chúng tôi xin dùng một đoạn ngắn trong bài nói chuyện của nhà văn Toàn Phong tức Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh về nhà thơ Du Tử Lê tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 11 tháng 5, 1997 như sau: 

“Tôi là người lúc nào cũng ao ước rằng cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại của chúng ta mỗi ngày một trù phú trên mọi phương diện, kinh tế, xã hội, cũng như văn hóa, để được những sắc dân khác nhìn chúng ta với sự kính nể, để tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng với chính quyền ở quốc gia chúng ta cư ngụ, và nếu cần thì chúng ta có thể dùng sức mạnh của cộng đồng làm áp lực để quê hương xưa đỡ lầm than, nhân quyền được tôn trọng, tương lai vận nước được hanh thông. Vì thế mà mỗi lần được đọc một bài thơ dịch sang Anh ngữ của Du Tử Lê, được tin thơ anh đăng trên New York Times hay Los Angeles Times, hay thấy thơ anh được chuyển dịch sang Pháp ngữ và Anh ngữ để giảng dậy trong chương trình văn học Việt Nam Hải Ngoại ở các đại học tại Aâu châu, là tôi thấy mừng rộn ràng, trước hết tôi mừng cho Lê khi tôi thấy thơ anh được các nhà văn học ngoại quốc chú ý tới, rồi mừng cho cộng đồng Việt mỗi ngày đạt được một bước tiến hơn lên, vì song song với mọi bộ môn kinh tế, khoa học, kinh doanh đủ mọi ngành chúng ta cũng phải tranh đua với các sắc dân khác về văn học và nghệ thuật.”

 

TRỌNG MINH,

và Ban biên tập Bộ sách Vẻ Vang Dân Việt.

 

-----------------------------------------------------------------

(*) Bán nguyệt san Ngày Nay, Houston, Texas, số đề ngày 1 tháng 12, 1995.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13251)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5013)
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6956)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 3852)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4765)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4295)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,