Lam Nguyên - Biểu Cảm Cách Tân Trong Thơ Thi Sĩ Du Tử Lê

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5709)
Lam Nguyên - Biểu Cảm Cách Tân Trong Thơ Thi Sĩ Du Tử Lê

Theo thiển ý của chúng tôi thì thơ của thi sĩ Du Tử Lê đã nói đến cái chí nhưng biểu cảm ở cái tình. Tình và chí là cái tinh hoa của trời đất, và là cái tình điệu riêng của mọi người. Người xưa bảo:

“Tân kỳ biệt chí,” “mới mẻ độc đáo,” chủ trương không muốn theo khuôn sáo cũ, phá vỡ chủ nghĩa công thức, tuy nhiên nghệ thuật vẫn nằm trong văn tự.

Nói đến thi sĩ Du Tử Lê lúc này là người ta nhắc đến sự cách tân trong thơ ông. Ông đã và đang thực hiện một biểu tượng mới trong thơ. Ông cách tân hình thức thơ để gởi tâm tình của một người thời đại, thời đại cuối thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21.

Sự cách tân của thi sĩ Du Tử Lê làm chúng tôi nhớ lại lời bàn về thơ của Tiết Bảo Thoa trong tác phẩm bất hủ Hồng Lâu Mộng của nhà văn Trung Hoa Tào Tuyết Cần:

“Tác thi bất luận hà đề, chỉ yếu thiện phiên cổ nhân chi ý. Nhược yếu tùy nhân cước tông tẩu khứ, túng sự tự cú tinh công, dĩ lạc đệ nhị ý cứu cánh toán bất đắc hảo thi,” (bất luận làm thơ về đề mục gì, chỉ cần giỏi làm khác hẳn cái ý của cổ nhân mà thôi. Còn nếu như chỉ biết bước theo vết chân của người xưa thì dù câu văn tinh luyện đến mấy đi nữa, cũng chỉ đứng vào hạng thứ hai, quyết không thể gọi là thơ xuất sắc được.)

Tiếng thơ Du Tử Lê là tiếng lòng của dân tộc Việt. Tiếng lòng của thi sĩ hòa nhịp với hàng triệu con tim yêu quê hương: 

 Đừng ngó lui / đừng tìm hiểu / nghe con
 đời sống ông, bà, chú bác, cô, dì, anh, chị, em của con
 những ngày đầu tỵ nạn
 (cách gì cũng đã trên hai mươi năm)
 biết bao người đã biến mất
 và thịt, xương họ
 không được quan tâm ngang bằng cát, bụi
 bố không muốn con mất tinh thần
 con sẽ đặt lại vấn đề:
 - tại sao / vì đâu / cuộc di tản đó/ ? 

 “bố chỉ cần con nhớ 
 lúc quá khổ, đau
 đừng quên
 dù sao
 con cũng còn có được một nơi để trở về
 đó là Việt Nam
 quê hương nguyên gốc
 niềm hãnh diện ngậm ngùi duy nhất
 bố để lại cho con
 mà, không sợ ai tranh, cướp mất.”
 (Thư dặn dò con chưa có mặt.) 

Lần đầu tiên bắt gặp thơ cách tân của thi sĩ Du Tử Lê, như người ở trong bóng tối mới vừa tiếp nhận ánh sáng của mặt trời, làm chúng tôi rất bỡ ngỡ. Tâm hồn của chúng tôi lúc ấy chưa thể đón nhận sự cách tân qúa mới mẻ trong thơ Du Tử Lê. Có lẽ, chúng tôi đã bị tiêm nhiễm lâu ngày với thơ Luật của người xưa. Nhưng mà quên, thơ Cách Tân của thi sĩ Du Tử Lê cũng là Luật vậy! Luật do thi sĩ đặt ra.

Vấn đề luật này hay luật nọ là sự chấp nhận riêng của từng người và từng thời đại. Nhưng nếu thơ Hay thì dù bất cứ hình thức nào chăng nữa, thơ vẫn tồn tại với thời gian.

Trong Nam Tề Thư, Văn Học Truyền Luận, Tiêu Tử Hiển đã viết: “Nhược vô tân biến, bất năng đại hùng,” (nếu không biến đổi mới thì không có thể làm anh hùng của thời đại.) Và trong tác phẩm lý luận văn học thời Nam Tề ở Trung Hoa là tác phẩm Tâm Điêu Long của Lưu Hiệp, ông đã phát kiến như sau: “Văn luật vận chu, nhật tân kỳ nghiệp. Biến tắc khả cửu, thông tắc bất phạp,” (về việc viết văn tuy hoàn toàn mình vận động nhưng sự nghiệp văn học mỗi ngày một cách tân mới gĩư lâu dài được và có thông đạt mới khỏi bị khô cạn.) Thật sự mà nói thì văn chương hay bất cứ việc gì trên đời này nếu như không có kẻ tiên phong đổi mới ắt văn chương, văn học nghệ thuật khó đạt đến một lĩnh vực cao thâm. Dĩ nhiên sự Cách Tân phải đạt đến nghệ thuật. Nhưng xin nhớ cho rằng nghệ thuật có hàng vạn chiều, khó cho chúng ta xác định giá trị của thơ văn trong một thời gian ngắn được! Tâm trạng đó chúng ta đã bắt gặp ở thi hào Nguyễn Du bài Độc Tiểu Thanh Ký: 

 “...........................
 Cổ kim hận sự thiên nan vấn.
 phong vận kỳ oan ngã tự cư.
 bất tri tam bách dư niên hậu
 thiên hạ hà nhân khấp tố Như.” (*) 

Nói tóm lại, theo thiển ý của chúng tôi, góc nhìn mỗi người có sự khác biệt nhưng tính ướt của nước thì dù cho đun sôi lên trăm độ hay nước đã biến thành băng đá đi nữa, tính ướt của nước vẫn còn, hình thức tuy khác nhưng chất thơ vẫn tồn tại, dĩ nhiên, thi nhân ấy phải đầy bản lĩnh hay thiên tài... Nhiều người thắc mắc không hiểu Đạo sinh ra từ đâu, nhưng ở một thi nhân hữu hạng, đó là Thi Tâm!

 

LAM NGUYÊN

Seattle, Aug. 06. 97
(Tuần báo Phương Đông ngày 22-8-97) 

 

(*) Sự oan ức từ xưa đến nay khó mà hỏi ông trời được, cái phong vận nầy tự mình ở trong đó. Không hiểu ba trăm năm sau có còn ai khóc - hay thông cảm - cho Tố Như không?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13249)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5012)
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6956)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 3852)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4763)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4294)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25515)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31957)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,