Tóm Tắt Bài Nói chuyện: Thử Đi Tìm Chìa Khóa Căn Bản, Mở Cửa Ngôi Đền Văn Học Nghệ Thuật

18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 4214)
Tóm Tắt Bài Nói chuyện: Thử Đi Tìm Chìa Khóa Căn Bản, Mở Cửa Ngôi Đền Văn Học Nghệ Thuật


I. Intro.

Có trường dậy vẽ, viết văn, sáng tác nhạc, nhưng cho tới hôm nay, vẫn không có trường dậy làm thơ. Mà chỉ có những cuốn sách chỉ dẫn về niêm luật của một thể thơ. Tại sao?

Bắt chước nhau

Không thể hệ thống hóa.

Cá nhân tôi: cố gắng tìm về nguồn gốc. Khi hiểu được nguồn gốc, thì có thể tìm ra manh mối của khởi đầu.

Bước vào bài nói chuyện, sẽ cố gắng dùng rất ít thơ của người khác, trong phần thí dụ, mà dùng thơ của chính mình để dẫn chứng. Không dùng thơ người khác, nhất là những người cùng thời vì sợ hiểu sai ý họ.

Nhập đề: Thí dụ bởi chính cá nhân mình:

1- Nói qua về tuổi thơ

2- Cô độc nên tìm vào văn chương.

3- Học thuộc một số thơ. Làm theo. Đọc thầm, thấy trúc trắc, thì sửa chữa sao cho êm tai.


A- Giai đoạn khởi đầu: Khởi đầu bắt chước/ imitate  modify/ người đi trước.

Cũng có học 1 vài luật căn bản để làm thơ.
Nhưng đó là luật, kỹ thuật/ chứ không phải là chìa khóa.

Thí dụ người thợ mộc và chiếc bàn

-Khi hiểu được cách làm, ta sẽ làm nhanh hơn, đẹp hơn, bền hơn và, nhất là khai triển kỹ thuật, để có thể làm thành nhiều kiểu bàn khác nhau. Sự nắm vững căn bản hay chìa khóa để mở ngôi đền VHNT, cũng thế:

Với người đọc: hưởng được nhiều hơn? như hiểu luật âm biến âm, chuyển cung của âm nhạc, ta sẽ thấy bản nhạc hay hơn. Đối với người sáng tác: thì, sự nắm vững, khác hơn bắt chước hoặc tình cờ.

B- Nguồn gốc của văn chương, nghệ thuật nhân loại, dựa trên định luật căn bản sau đây:

Con người (Chủ Thể/ Suject) nhìn ngắm, cảm nhận, lắng nghe sự vật (Khách Thể/ Object) sau đó đi tới (Kết Luận/ Conclusion)

Subject > Object > Conclusion.


II- Có ba luật căn bản cho sự hình thành nền văn chương, nghệ thuật của nhân loại. Đó là:

So Sánh. 2- Liên Tưởng. 3- Nhân Cách Hóa.

A- So Sánh/ Comparison

So Sánh là so đọ hơn, kém hay ngang bằng giữa sự vật hay điều này với điều khác.

Có bao nhiêu loại So Sánh? Không kể loại so sánh phản nghịch từng cập như:

đêm/ ngày, sáng/ tối, buồn/ vui, đen  trắng, xa/ gần, cao/ thấp, mập/ ốm..., còn gọi là nhị-nguyên, chúng ta có ba loại so sánh chính, đó là:

1- So Sánh bằng. 2- So Sánh hơn (và) 3- So sánh kém.

a- A = B b- A > B c- A < B

Thí dụ 1.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
so bề tài sắc lại là phần hơn

(Nguyễn Du, Kiều)

bạn tôi bằng nửa con cò
vác trên lưng cái đền thờ con voi.

(Nguyên Sa, Du Tử Lê)

Thí dụ 2:

Như con chim bói cá
trên cọc nhọn trăm năm
tôi tìm đời đánh mất
trong vụng nước cuộc đời

Ngoài những so sánh trực tiếp, còn co so sánh gián tiêp hay gián cách nữa.

Thí dụ 4:

Ta sớm biết những con đường rất ngắn
giấc mơ dài mang tượng tượng đi xa
người xuất hiện dậy tôi bài học mới:
bài: môi người cũng như một giỏ hoa.

(Du Tử Lê, Bài Môi Người Cũng Như Một Giỏ Hoa)



B- Liên Tưởng/ Connection in Though

Phân biệt Liên tưởng và Liên tự (Conjunction)

Liên Tự/ Conjunction là những chữ như:

...Và,

...Nhưng,

...Tuy nhiên,

...Dẫu sao,

Thí dụ:

Và, tháng tám, nhân gian này cay nghiệt
em, dung nhan trong nỗi hổ ngươi
thanh xuân người như chiếc lá chưa rơi
lời nói thật: cuối đời tôi muốn khóc.

(Du Tử Lê, Bài Thu Hồng Tháng Tám.)


a- Thứ nhất: Liên tưởng từ hình ảnh này, qua hình ảnh khác / From the image to image.


TD:

Ta sớm biết tâm hồn như cửa biển
sóng quanh năm nở bọt gọi, mời
người xuất hiện dậy tôi bài học mới:
bài: dã tràng giống ai mà hổ ngươi?

Thứ Nhì: Liên Tưởng là từ ý nghĩ này, nhớ tới hình ảnh, hoặc ý nghĩ khác.

Thí dụ:

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn

(DTL, Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển.)

c-Thứ Ba: Từ sự vật, thiên nhiên, liên tưởng tới con người, thân phận.

Thí dụ:

Đêm về theo bánh xe lăn
tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
tìm tôi, đèn thắp hai hàng
lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây

(DTL, Đêm, Nhớ Trăng Saigòn.)

Liên tưởng kép, hay liên tưởng phức hợp

(Trở lại thí dụ trên. Bài thơ mở ra với chữ chỉ thời gian: đêm. Đêm dẫn tới những liên tưởng thuộc về cái không gian mà đêm ngự trị là: Trăng, màu Vàng, Đèn đường, hàng Cây và, Sương khuya...

Tóm tắt:

-Có nhiều loại liên tưởng khác nhau. Nhưng tựu trung, có hai loại chính.

Liên tưởng trực tiếp: A > B

Thí dụ 1:

ngón tay từ đó như cây nến
thắp sáng đời sau, người đổi tên.

Thí dụ 2:

em đi bỏ lại hồn thơ dại
tôi vó câu buồn sâu sớm mai

Thí dụ 3:

cây có bóng thú có rừng để ở!
tôi có người để nhớ đến tương tư!

Liên Tưởng Mắt Xích hay định luật LT+

Từ A > B > C > D...

Thí dụ1:

khi em chết cuộc đời này phải hết
không chỉ tôi! Hoa, cỏ cũng lên trời
thú lìa rừng! Chim chóc lạnh từng đôi
bao thế hệ vì em mà tận tuyệt.

(Hiến Chương Yêu)

C- Nhân Cách Hóa/ Personalization/

Nhân cách hóa là cho sự vật / a thing/ sinh vật / a living being/ a creature/ một da thịt, một linh hồn, giống như một con người.

a- Trong văn chương, chúng ta thấy rất nhiều những nhân cách hóa dành cho sinh vật:

TD.

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Con dế buồn tự tử giữa đêm sương
bày sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
em ở đó bờ sông còn ấm cát
con sóng tình vỗ mãi một âm, quên.

Hoặc:

Rồi em bỏ tôi đi
tôi ở lại như con sâu kèn
ngủ vùi trong bao kín tối tối tăm
hồi còi không thê thiết rúc lên

Hoặc:

ngựa về buồn bã bao đêm
dây cương đã đứt ưu phiền chưa khuây

-Ngoài ra, chúng ta cũng những nhân cách hóa một vật, một sự vật, không phải là sinh vật, như đất, đá, hè đường, phố xá vân vân...

thí dụ:

anh đã hứa em an lòng hỡi nhỏ
ta sẽ về tới chốn của thương yêu
nơi sương sa như sữa suốt buổi chiều
nơi mưa bụi xuống lòng nhau lấm tấm
nơi đêm bước những bàn chân rất chậm
và dãy đèn xấu hổ sẽ quay đi
riêng hàng cây vẫn đứng đó lầm lì
khi anh bỗng hôn em trời lu sao tỏ

Hoặc:

than với củi sống chung cùng một phút
nhưng tàn tro chẳng thể có hai đời
như que diêm chỉ có một tiếng cười
như ta chỉ có một đời tiêu phí

Hoặc:

ai dám bảo thịt, da không biết khóc?
nhìn tôi đi, em sẽ hiểu đêm về

Người ta cũng có thể nhân cách hóa cả một ý niệm trừu tượng / abstracted-Conception:

Chẻ đôi sông, núi đêm bưng mặt
mưa quấn khắn vào sâu ấu thơ.

Hoặc:

chẻ đôi con gió: cây ly, biệt
hương tóc truy tầm vai thất tung
tưởng ai oan khuất vừa quay gót
xương thịt đời sau máu rất buồn

-Ngoài kỹ thuật nhân cách, trong hai đoạn thơ này còn có kỹ thuật cụ thể hóa/ Realistic/ một hình ảnh hay một ý niệm nữa.

-Trong một khổ thơ, người ta cũng có thể xử dụng cùng lúc nhiều kỹ thuật (chìa khóa) như nhân cách hóa, liên tưởng.

Thí dụ:

chào dịnh mệnh! Gõ cửa/ tôi/ cuối kiếp (Personalization)
trái tim người: lưu lượng biển bao dung (Connection in Though)
người nhón gót: gửi điều chưa nói hết
lên vai tôi. Mùi tóc mẹ ân cần

III- Kết luận:

-Nắm được luật So Sánh, Liên Tưởng và, nhân cách hóa là nắm được chiếc chìa khóa mở cửa vào ngôi nhà thi ca.

-Từ đó, chúng ta không chỉ tăng trưởng khả năng thưởng ngoạn những hình thái văn học nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, thi ca, văn chương, mà chúng ta còn có thể trở thành người sáng tạo nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 12433)
(Bài Thuyết trình Tóm Tắt này đã được nói trong khóa Tu Nghiệp Sư Phạm kỳ thứ 22, do Ban đại diện các TT Việt Ngữ tổ chức tại Coastline Community College, Westminster, nam Calif, Thứ Bảy 14 tháng 8-2010. Sau đó, cũng bài này được nói trong hai buổi thuyết trình liên tiếp từ 12PM tới 3Pm ngày Thứ Hai, 18 tháng 10 năm 2010, tại Đại học Berkeley, miền bắc California.)
21 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3896)
Vì tính Lưỡng Cực hay hai mặt của đời sống tự nhiên mà, sau này (cũng có thể cùng lúc,) con người cũng xử dụng những Thán tự/ Interjection Đơn Âm kia, để diễn tả nỗi mừng rỡ, hân hoan... nữa.
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3508)
Vẫn theo quan điểm của chúng tôi, thì tâm và ngã vốn chỉ là một. Sự phân biệt tâm và ngã chỉ có tính cách cảnh cáo chúng ta về cái tôi thiên biến vạn hóa mà thôi.
14 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3697)
Hầu hết các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ của chúng ta khởi nghiệp bằng khả năng thiên bẩm, lòng đam mê với bộ môn nghệ thuật thích hợp với mình. Ở lâu trong nhà, kinh nghiệm trở nên dồi dào, phong phú, giầu có.
13 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3697)
Thứ Bảy, ngày 4 tháng 10 năm 2003, vào lúc 11 giờ sáng (giờ California,) 8 giờ tối (giờ paris,) 1 giờ sáng (giờ Saigòn,)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19038)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14047)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19221)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8854)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,