Chông Chênh Ngày, Nắng, Gió

10 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4791)
Chông Chênh Ngày, Nắng, Gió


Như chia, lìa, tôi nghĩ: Dường không phải lúc nào người ta cũng quay lưng, bỏ chạy trước bất lực. Cũng có khi người ta muốn đối diện, muốn soi, ngắm trong nó. Tựa, soi, ngắm kia, nếu hiểu được, theo một cách nào, cũng chẳng khác chi sự soi, ngắm chính vết thương mình, lúc nó vừa hé miệng.

Giống những lần trước, Nhã đón chúng tôi tại gate. Huy Trung, Trần Quảng Nam, Dũng,...chờ tôi ở Bắc Hương. Hôm sau, Trung đón tại khách sạn.

Chúng tôi lại có buổi trưa Bắc Hương, với Lương Quang Phước, Nguyễn Bá Sanh, Tâm Nguyên,... và, Nguyễn Sơn,... (Sơn, trưởng tràng của lò võ Phạm Đăng Hưng. Một thời, anh kèm võ cho Đào Chí Hồng, cho tôi, những ngày mới lớn.)

Buổi tối, ở Convention Center of Santa Clara, tôi được gặp Nữ, Hương, Toại, Nghĩa, những người bạn khác, về từ vùng Sacramento...

Giữa tôi và, San Jose, có phần còn thân thuộc hơn Monterey Park, hơn Glendale, hơn Los Angeles. Mặc dù, để tới Los Angeles nói chung, tôi chỉ mất nửa tiếng lái xe, trong khi San Jose, là 55 phút bay.

dovantron-nguyenkhacnhuong-dtl-content-content

Ở San Jose, tôi có Đỗ Vẫn Trọn, Nguyễn Vũ Nhã. Với chiếc xe mượn từ họ, tôi có thể chạy từ đông qua tây, từ bắc xuống nam, thậm chí, lên tới Frisco, (mà,) không sợ lạc đường. Nhưng Los Angeles (nói chung,) không thể. Mặc dù Los, cũng là nơi ở của rất nhiều bằng hữu tôi, cũ, mới. San Jose, (như San Diego,) thân, thuộc với tôi như thế đó. Nhưng, cuối tuần qua, khi ra khỏi hơi ấm của bạn bè, khi dứt, lìa khỏi công việc, lúc trở về phòng ngủ, lòng tôi chĩu nặng nỗi bứt rứt, niềm băn khoăn không rõ mặt... Nó tựa sự trầy trụa của mối ân hận thành vết thương, (và,) niềm vui gượng, có từ một giải thoát miễn cưỡng. Nó tựa sự không phải của những giọng cười, tiếng vỗ tay, rực rỡ, rào rạt hắt lên từ bên này một tấm gương soi, (mà,) bên kia là cõi phẳng lặng, đắng chát, rớm đìu hiu, ngậm, chịu...

Không. Có thể không phải vậy. Có thể, cảm nhận nơi tôi, cũng chỉ là một khía cạnh, mặt khác của bất lực, hay phản bội, đi ra từ chính tôi.

Không. Có thể không phải vậy. Có thể, đó chỉ là lớp váng rối ren, quá nhiều mầu sắc của bản chất đa sự nơi tôi.

Có thể, mọi sự đã tốt đẹp hơn tôi tưởng. Có thể, sự thật không hề có một chờ đợi nào dành cho tôi, tại nơi chốn trở về. Có thể, sự thật, như đã nhiều lần, tôi chỉ là con mồi của những tưởng tượng, những đa cảm vơ vào, cho mình.

Cuối tuần qua, chúng tôi mới có mấy ngày với San Jose. Với những tình thân, tới xót. Với những mắt nhìn, tới nghẹn. Với những bàn tay, níu, bấu những bàn tay.

Nhưng trở về khách sạn, khi ra khỏi hơi ấm bạn bè, tôi lại có cảm giác ân hận. Tuồng, lúc vắng mặt, ở miền Nam, nơi chốn chúng tôi đang cư ngụ, một đáng tiếc, đã xẩy ra. Dù, tôi hiểu, nếu có mặt, chúng tôi cũng chẳng thể làm được điều gì, khác hơn, đứng xa, nhìn tới...

Như chia, lìa, tôi nghĩ, dường không phải lúc nào người ta cũng quay lưng, bỏ chạy trước bất lực. Cũng có khi người ta muốn đối diện, soi, ngắm trong nó. Tựa soi, ngắm kia, nếu hiểu, cũng chẳng khác chi sự soi, ngắm vết thương riêng, lúc nó vừa hé miệng.

Những lúc một mình, những khuya tỉnh giấc, ở San Jose, tôi dò, lần từng đầu mối, với hy vọng tới mạch nguồn nỗi buồn chồn chông chênh. Hoặc niềm ân hận váng vất. Nhưng, lần nào, góc phố, những tàng cây hoa muồng, lưới rào mắt cáo cũng dựng thành bức tường đá, rêu, chặn, ngăn tôi.

Những lúc một mình, những khuya tỉnh giấc, ở San Jose, đầu óc tôi tối, mụ. Tôi không thể có lấy cho mình một tương quan cọc cạch giữa góc phố, những tàng cây hoa muồng, hàng lưới mắt cáo/ nỗi bồn chồn chông chênh/ niềm ân hận váng vất.

Với gần phần tư thế kỷ tạm cư California, ở đâu, tôi cũng thấy cây muồng, có người còn gọi là cây phượng tím. Cây muồng nở những tàng lớn, lá nhỏ, rũ xuống, như dương liễu, làm thành chiếc dù khổng lồ, che rợp một khoảng đất lớn.

Vào mùa hè, muồng hào phóng thả xuống đường những cánh hoa giống phượng vỹ.

Tôi nhớ, tôi chú ý tới cây hoa muồng (và,) từng trồng nó trong một truyện ngắn của tôi, cách đây cũng trên mười năm, khi tới thăm nơi ở của chị T. tôi, ở Santa Ana, ngày chị mới từ Việt Nam tới. Tôi nhớ, tôi từng trượt chân, suýt té đôi lần, khi dẫm lên lớp thảm tàn hoa mầu tím. Nước tự những cánh hoa dính lép nhép, lầu bầu ca cẩm dưới chân tôi... 

Với gần phần tư thế kỷ, sống ở hải ngoại, tới đâu, nơi chốn nào, tôi cũng gặp những góc phố, những hàng rào mắt cáo, cao ngang tầm người, như một hình thức chia lô, phân định diện tích mỗi ngôi nhà.

Tôi muốn nói, chúng không hề mang ý nghĩa đặc biệt nào. Chúng cũng chẳng gợi lên điều gì, khác hơn sự đơn điệu rợn, gắt.

Tôi muốn nói, mụ, tối của đầu óc tôi, những ngày ở San Jose, cùng những hình ảnh gợn lên, càng nhận tôi chìm, sâu trong bồn chồn chông chênh, cùng ân hận váng vất.

Trưa Thứ Hai, khi quyết định về sớm, lúc Trung thả chúng tôi tại phi trường, đổi vé, xin stand by, tôi vẫn chưa ra khỏi cơn say sóng chông chênh nỗi bồn chồn mình.

Tôi bảo Hạnh:

"Khi chúng ta về tới nơi, mọi chuyện có thể, đã trễ."

Hạnh gật đầu:

"Nhiều phần, đã trễ."

Dù không xác định "trễ, muộn," kia là "trễ, muộn" nào? Với ai? Ra sao? ... Tôi tin Hạnh hiểu. (Và,) tôi nghĩ, Hạnh cũng tin như thế, ngược lại với tôi.

Về tới Orange County, khi những hàng dừa dọc con đường Mac Arthur hiện ra, khi xa lộ 405, với những exit quen thuộc, như thân thiết dài lâu, một an lành ngấm sâu, (thì,) sự tối, mụ trong tôi, bục, vỡ.

Không chỉ khuôn mặt, dáng đi, sự chuyển động của nỗi ngậm ngùi ẩn, tàng những bồn chồn chông chênh, cùng niềm ân hận váng vất, tôi còn thấy: Bạn tôi.

caobaminh-02

Tôi vẫn nghĩ, khi ăn, ở lâu đủ với một khung cảnh, (thì,) thành phố/ kiến trúc/ exit/ hàng cây/ bầu trời/.../ những gì làm thành nơi chốn đã cầm giữ phần đáng kể: Tâm hồn, đời sống ta.

Những trở về, từ rất xa, luôn cho tôi cảm giác mừng rỡ, thân thiết, có từ cảnh vật, thấy lại. Dường những tòa building/ khúc đường/ ngọn cây/.../ cũng nở nụ cười rạng rỡ, chào đón tôi. Chào đón êm đềm/ thân thiết/ bất biến.

Những trở về, từ rất xa, luôn cho tôi cảm giác hân hoan của người mẹ nơi chốn, kiên nhẫn chờ đợi đứa con lang bạt. Dù cho nơi chốn tôi đang ở, khoảng trời xanh trên thành phố tôi đang thở, không hề là nơi chôn nhau, cắt rốn của tôi. Nó cũng không là quê hương tô., (Hiểu theo nghĩa tôi được nối liền vào mảnh đất, bằng nỗi buồn, vui, thăng, trầm của tổ tiên, bậc sinh thành ra tôi.) Nhưng, cách gì, tôi cũng không khỏi, hân hoan. Cách gì, tôi cũng không khỏi, rung động.

Từ đó, tôi hiểu, rất thấm, hiểu, nỗi bồi hồi, niềm rưng rưng của những bước chân trở về nhà cũ.

Từ đó, tôi hiểu, chính nơi chốn đã soi sáng phần tối, mụ trong tôi. Nơi chốn, cảnh vật, chính nó, trong lần trở về này, đã bật sáng chân dung, bạn tôi.

Tôi không biết ghi nhận của người khác thế nào, về bạn tôi. Tôi chưa từng hỏi ai, điều đó. Điều đó, tuồng chưa bao giờ là điều cần quan tâm, nơi những người bạn chung của chúng tôi. Như thể, ngay đời sống bạn tôi, cũng chẳng có gì, đáng nói.

Đó là một đời sống trơn, tuột của tấm gương suốt trong. Tấm gương phản chiếu tất cả những gì đi qua nó; (và,) không hề lưu, giữ dấu tích.

Hoặc giả bạn tôi cũng tự thấy, anh là chiếc bóng, đi qua mặt đất này. Một trôi, lướt quá nhanh, như buồn, vui thấp thoáng. Anh, hiện diện tình cờ, chẳng đặng đừng của một sinh vật (bất cứ sinh vật nào), quanh anh.

Không. Tôi lầm. Tôi thấy rõ mình lầm. Nhận, biết này, chỉ có ở nơi tôi, sau những ngày tiếp cận mặt gương, chiếc bóng!

Với tôi, trước hết, những buổi sáng, nhìn bạn lết đôi giầy xù xì, băng qua chiều dọc chiếc sân nối liền garage với ngôi nhà chính, anh đã cho tôi hình ảnh đôi vai gập ghềnh của một con gấu; (và,) điệu, dáng nhác, lười của con mèo ngủ ngày. Con mèo không muốn ra khỏi giấc ngủ, (ngoài đôi lần hé mắt, lơ mơ.)

Tôi không tìm thấy chút ham muốn, thiết tha vụn, mủn nào nơi bạn tôi. Anh như chiếc lá khoai dựng thẳng; đầu nhọn chúc xuống, di động, chẳng thứ gì bám lại. Dù, tóc anh khô, rối, từng búi.

Với tôi, trước hết, những buổi tối, nhìn bạn từ garage, băng qua chiếc sân, bước lên ngôi nhà chính, cùng đôi môi lúc nào cũng chúm lại, dẩu ra, như sắp sửa (hoặc khẩn cấp) phải nói điều gì. Mặc dù, không một ai tỏ dấu muốn cướp lời anh. (Có chăng, đôi vai gập ghềnh (và,) những búi tóc, rối, khô, cao trên đôi môi, di động thuận chiều với anh. (Nhưng, đôi vai, búi tóc, dù muốn, cũng không thể lên tiếng.) 

Sự câm lặng đá tảng, nỗi trơn, tuột lá khoai nơi bạn tôi, đã tăng, trưởng ngậm ngùi, ngột ngạt trong tôi.

cbminh__hoang_sy-content-content

Bằng kiên nhẫn, và, cố gắng khai mở tận cùng trí tưởng tượng, tôi vẫn không tìm thấy điểm tương đồng nào, giữa con chim sâu nhỏ chíu, lanh chanh tiếng cười, nhảy nhót niềm vui, hớn hở sức sống, là L. trong đời sống lứa đôi với bạn tôi.

Tôi biết, L. chọn bạn tôi, khởi từ tấm lòng trân trọng trước những tảng mầu sắc hoang đường. Trước những hình khối thương yêu nhân gian tới lệch, méo của Bá. 

Tôi biết, bạn tôi là "ông Thánh." Một "ông Thánh" chậm, lười di động của riêng L.

Nhưng, tôi lầm. Tôi biết mình lầm. Sau những ngày tiếp cận, những sớm hôm bửa vỡ tảng đá, tôi hiểu, ẩn sâu trong nó là những ngọn lửa tiền kiếp biếc xanh, ngùn ngụt truy tầm xuất xứ. Vò nhầu chiếc lá khoai kia, tôi thấy, chảy xuôi một dòng thao thiết thương thân.

L. đúng, khi chọn Bá. L. rất đúng, khi gọi bạn tôi là "ông Thánh" lười, nhác di động của nàng. L. cũng rất đúng, khi cho biết, trong đời sống, có những giai đoạn nàng buộc phải lìa, xa "ông Thánh" của nàng.

Nhưng, tôi lầm. Tôi biết mình lầm, qua một bài thơ của Bá, gửi lại cho tôi, (hay gửi lại cho cái nơi chốn mà, "tôi vẫn nghĩ, khi ta ở lâu đủ với một khung cảnh, thì thành phố, kiến trúc, đường xá, hàng cây, luôn cả bầu trời... những gì làm thành nơi chốn kia, đã giam cầm, đã canh giữ một phần tâm hồn, đời sống ta.")

"Tôi rời California như một cơn gió thoảng qua không lời giã biệt 

 "Tôi tới và ra đi ra đi và đi tới 

 "Sự chuyển động trong tôi không ở ngoài tôi
"Những giải đất tôi thâm nhập những núi ngàn tôi có mặt
"Những bình minh đầy ắp sương mai những hoàng hôn
 diễm tuyệt dát vàng tôi chẳng từ chối
"Những khoảnh khắc nhiệm mầu linh thánh dội lên
"Phi trường John Wayne đưa tôi trở về thành phố cũ Chicago
"Nơi tôi đã sống 4 năm chồng chất kỷ niệm 
 bời bời ngày mới đến
"Tiếng động cơ ầm ì trong bầu trời mùa đông
"Bỏ lại California phía dưới có em và Zoe
"Bỏ lại nỗi buồn những bóng đen quảng cáo 
 tự sỉ nhục mình
"Những đôi mắt mở trong bệnh tưởng nhưng 
 những đôi mắt mù lại tỏa ra ánh sáng
"Những đôi tai mở ra tưởng rằng nghe được 
 những âm thanh nhưng âm thanh tâm tưởng không mở ra
"Và miệng lưỡi khua vang lời quảng cáo
"Tôi bỏ lại bóng đen hiu hắt lòng người 
 phía dưới bầu trời đêm
"Tất cả còn lại trong tôi là nỗi cô đơn
 cùng tôi cất bước
"Thăm thẳm đáy vực linh hồn
"Tôi ngợi ca niềm khát vọng tự do chính là thượng đế
"Khi hỏa diệm sơn trong tôi trào vọt từng khoảnh khắc
"Chúng đọng lại di vật đầy màu sắc 
 trên khung vải đợi chờ
"Nó chẳng phải là niềm kiêu hãnh nhưng 
 chính nó là giải thoát khỏi bóng mờ cuộc sống
"Tôi khoan khoái uống từng ngụm tâm thần 
 và nhả ra những cung bậc kỳ diệu
"Nó chính là đời sống và là tôn giáo chính tôi
"Niềm tự do chẳng có giá hời cho sự chọn lựa
"Những hạt tuyết đổ xuống trắng xóa mênh mông
 mùa đông hàn đới
"Con đường Christiana, Kimball, Broadway
 như một thử thách cuộc đua
"Tôi đánh bạn với đôi chân tắm đẫm mình
 trong tuyết giá
"Gió nghiệt ngã hơi lạnh đập từng hồi 
 những cơn đập se buốt
"Tôi thở từng cụm khói theo nhịp bước chân đi
"Hồn phơi tuyết trắng
"Khoảng đời không thoáng hiện
"Bóng em mờ mờ miền California nắng ấm chiều đông
"Tôi trở lại căn phòng dột nát lạnh giá nước đóng băng
"Chúng nhả xuống từ trên cao những giọt nước 
 long lanh
"Những vôi vữa ngổn ngang trên nền cùng 
 mầu sắc vung vãi
"Nhưng tôi vẫn ngửi thấy niềm hạnh phúc khi 
 khung vải căng ra những vệt mầu nhắm tới
"Chúng luôn luôn nhằm tới những cung bậc
 gọi mời những đường nét mới
"Chúng tỏa ra thênh thang không biên giới 
 cùng giòng nhạc cổ điển diễm tuyệt bay bổng không ngừng
"Chúng tỏa ra luôn luôn tỏa ra mãi mãi tỏa ra
 vượt qua ngõ ngách giòng đời
"Tôi thầm cảm ơn màu sắc đã 
 cứu rỗi tôi khỏi cảnh đời nham nhở...
(Niềm Tự Do Chẳng Có Giá Hời) 


Cuối bài thơ, bạn tôi đề Califronia, ngày 9 tháng 3-99.
Đó là một trong những bài thơ bạn tôi viết, để lại.

caobaminh-01-content-content

Tôi không nghĩ Bá viết những giòng chữ, như những giọt máu chắt từ trái tim mảnh, vụn của anh, cho người nào. Thấm chí, cũng không cho L., không cho Zoe, đứa con gái nhỏ của hai người. Niềm hạnh phúc thủy tinh, không vẩn, gợn dù chỉ một hạt bụi của anh.

Tôi nghĩ, Bá cũng không viết cho chính anh, như thói quen tôi, cá nhân trong những bài thơ của mình.

Tôi nghĩ, Bá viết xuống những dòng chữ máu, thịt kia, có dễ, chỉ vì anh có nhu cầu phải viết. Viết. Viết. Như những năm tháng Bá vẽ. Vẽ. Vẽ. Như tôi, như mọi người (luôn Bá,) cần không khí để thở.

Nó tự nhiên, như khí trời. Nó hiện ra, có đó, như những đám mây trên cao. Như những ngọn cỏ/ bụi hoa/ cành cây, dưới thấp vậy.

Viết xuống những dòng thơ, nơi Bá, với Bá, có dễ cũng là cách vẽ. Vẽ một cách nào khác. Không bằng cọ, mầu, trên khung vải, canvas. (Mà,) Bá vẽ, bằng bút bic, những trang giấy có giòng kẻ, xé vội vã, lam, nhám như quần áo, như mái tóc, như những nếp nhăn, cũng lam, nhám chạy dọc sống mũi anh.

Đọc những câu thơ, coi những bức tranh, như những phần thịt xương đìu hiu, những phần đời âm u bất toàn, những ước mơ sứt, mẻ, tôi không thể hình dung kẻ ký tên dưới những bức tranh, dưới những bài thơ đó, lại là một người từng bị đưa vào khu trại điên Tổng y viện Duy Tân, Đà Nẵng, những năm đầu thập niên bảy mươi.

Chỉ vì những ước mơ sứt, mẻ, những phần đời âm u bất toàn, (khởi tự tấm lòng, trái tim quá ư thiết tha với đời sống, nhân quần,) (mà;) những người có thẩm quyền ở Tổng y viện Duy Tân, Đà Nẵng, đã kết luận bạn tôi điên. Bạn tôi bị bệnh tâm thần.

Họ chuyển bạn tôi vào khu dành cho những người điên. Họ chích cho anh mũi thuốc chống điên dại. Mũi thuốc khiến bạn tôi nhẩy dựng. Rớt xuống cống, để lại những vết sẹo trên thân thể, trên khuôn mặt, hôm nay ...

Tôi không biết, sinh mạng, cuộc đời của Bá, sẽ ra sao, nếu những bức tranh Bá vẽ trong cơn mê sảng mầu sắc nhân gian, đường nét tiền kiếp, không lọt vào mắt xanh nhà văn Duy Lam, một người có chức, quyền thời đó, Đà Nẵng.

Tôi không biết, sinh mạng, cuộc đời của bạn tôi, sẽ biến chuyển ra sao, nếu bạn tôi không được một Lê Hữu Chí, người có chức, quyền, thời đó, Đà Nẵng, đem về, che, dấu, sau khi Bá trốn thoát khu trại điên. Trốn thoát và, đào ngũ!

Không! Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Trừ Thượng Đế. Cũng như không ai hiểu được lúc Bá chắt những giọt máu tươi, nồng phả lên khung vải. Trừ Thượng Đế.

Đọc những câu thơ, xem những bức tranh như những phần thịt, xương đìu hiu/ phần đời âm u bất toàn/ ước mơ sứt, mẻ..., tôi không thể hình dung kẻ ký tên dưới những bức tranh, bài thơ kia, lại là người có bốn năm giam mình trong một nhà kho bỏ hoang, giữa một phố chính Chicago gió, tuyết.

Tuyết như những sợi thừng, từ những khe hở trên mái tôn, thòng xuống, như một mời gọi lạnh, buốt quyến rũ tự vẫn, qua hình ảnh những chiếc thòng lọng nước đá.

Không ai có thể nghĩ được, tự chỗ ngồi ẩm, mốc giá rét và, cận sát thần chết đó, những bức tranh ra đời. Chúng được sinh ra trong một tâm, cảnh tối tăm, tuyệt vọng, để không lâu, sẽ mặc khoác đời khác. Một đời sống rực rỡ, chói, gắt trong bảo tàng viện Vietnam War, ở New York. Nơi chúng được sánh vai, kề lưng với những tác phẩm của các danh họa khác.

tranh-cao-bm-300-content-content

Tôi muốn gọi đó là phục sinh của lầm than. Phần thưởng của kẻ bước ra từ lằn ranh đói, rét.
Tôi muốn gọi đó là niềm vinh dự tủi nhục của tập thể. Hình thành, tồn tại trên căn bản phụ, rẫy, vô ơn.
Tôi muốn gọi nó, là, mặc cảm. Sự không phải của chúng tôi, trước một tài năng đắng chát, rớm ngậm ngùi.

Cuối tuần qua, trở về từ San Jose, chúng tôi mới làm cuộc chia tay với L. với Zoe và, với tài năng đắng chát, rớm ngậm ngùi ấy.
Một chia tay, không sân ga/ bến sông/ phi trường. Một chia tay không nước mắt. Chẳng tay vẫy. Vẫy.

Một chia tay rộn, rạn tiếng cười. Những tiếng cười, tuyệt nhiên không mang ý nghĩa "...cứu rỗi tôi khỏi cảnh đời nham nhở..." (Mà,) nó chỉ như (hoặc chính là,) mở đầu cho khởi hành khác, tinh khôi vào không gian "bời bời ngày mới đến."

Không gian thiếu, vắng tiếng nói/ nụ cười/ da/ thịt Zoe. Không gian thiếu, vắng bàn tay/ đôi mắt/ mái tóc/ thịt da/ mùi hương L., di động.

(Và,) dĩ nhiên, không hề có chúng tôi: Những kẻ thọ lãnh phụ, rẫy (và,) vô ơn...

(4-99)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 201612:00 SA(Xem: 15029)
Mấy ngày vừa qua, tôi có nhiều điện thoại từ Seattle. Điện thoại của Võ Thành Đông
06 Tháng Sáu 201612:00 SA(Xem: 4081)
Hình dung quân “khủng bố” tập đọc thơ của ông ngoại, với cái giọng ngọng líu, ngọng lo… Tôi nghe trong tôi, dấy lên một niềm vui, khó tả
07 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 6829)
Dường những ngày chuẩn bị trở về (hay chính sự chuẩn bị) đã trả Ch. lại cho tôi; cùng lúc mang Layna đi tới một chân trời khác.
10 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 12857)
cách gì, tôi vẫn tin linh hồn cố nhà văn Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng… ở đâu đó nơi cõi khác, sẽ rất vui với bài viết này.
30 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 4186)
Thành viên cuối cùng của phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, nhà thơ Hoàng Cầm, đã từ trần tại Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm vừa qua, hưởng thọ 88 tuổi.
13 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 3753)
Tôi trở dậy lúc tám giờ tối. Căn nhà im. Cái im lặng lênh láng của những triều nước dềnh lên từ một bãi bờ xa khuất
26 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 19258)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
08 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 10086)
Mừng sinh nhật 93 tuổi của nhà văn Doãn Quốc Sỹ
30 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 5156)
Nhưng chúng tôi nói về những vắng mặt. (Vắng mặt của những năm đầu 1970, trở lại, từ những có mặt hôm nay, xấp xỉ 60. Riêng tôi đã… “cổ lai hy!?.”)
24 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 3749)
Hôm nay là cuối năm. Buổi chiều đã xuống thấp trên những cành cypress, vườn sau.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,