Cõi Mưa Tan

17 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 3894)
Cõi Mưa Tan

Con mưa được nhìn thấy qua khe hở của những miếng lá sách treo trên khung cửa lớn, nay đã được đóng chết để không thể mở vào chiếc hành lang cắt dọc theo chiều ngang của khu chung cư với nhiều cao ốc chụm lại. Gần cuối hành lang có một ngọn đèn gắn trên trần, nhưng chỉ đủ soi sáng một diện tích nhỏ. Đi tiếp, xa hơn ngọn đèn là khoảng tối mênh mông mà, thỉnh thoảng vệt sáng của những chiếc xe hơi chạy ngang, cho thấy đó là con đường không biết dẫn đến đâu, nơi chốn nào của cái thành phố cũ kỹ này.

muademsf_w-content

Đây là lần thứ ba Hãn bị cầm chân trong một căn phòng ẩm thấp và, đầy giá rét của những trận mưa Cựu Kim Sơn một ngày cuối năm.

Lần thứ nhất, từ năm 1969, trên tầng lầu thứ bảy của một khách sạn nằm gần trạm Greyhound chính của thành phố, những đêm mưa cuối năm của Cựu Kim Sơn cũng đã khiến Hãn bần thần, bồn chồn với đợi chờ không rõ mặt. Đó là thời mới lớn của chàng. Đó là chuyến xuất ngoại đầu tiên của một thanh niên, đúng hơn của một sĩ quan thuộc một quân lực đã không còn nữa. Khi ấy, Hãn mới hoàn tất một khoa học chuyên môn ở Indianapolis. Chàng lấy Greyhound đi dọc hết chiều ngang nước Mỹ. Từ miền Đông trở về miền Tây, mười lăm ngày trước khi chuyến bay đã định sẵn cho chàng, sẽ cất cánh từ phi trường quân sự Travis.

Mưa ở Cựu Kim Sơn, những ngày cuối năm, khiến Hãn nhớ quê nhà. Chàng nhớ những ngày mưa ở Huế, những tháng sũng nước ở Đà Lạt, Sài Gòn. Ở khắp nơi. Những nơi chốn chàng đã sống, đã hít thở và, nhất là đã để lại những kỷ niệm (chính những kỷ niệm đã làm thành quá khứ đời ta, có phải?)

Ở đâu, cuối cùng, bên cạnh Hãn, đến với Hãn, mãi mãi, thủy chung vẫn chỉ là những cơn mưa. Những ngày nước-sũng. Những vòng quay cuối cùng của một năm không chờ đợi.

Đã tưởng không bao giờ còn phải hứng chịu những ngày mưa mịt mờ trời đất. Những ngày mưa đem theo tiếng sóng biển vỗ vào chân các bờ đá, gầm cầu và, đỉnh nhọn chọc trời của các cao ốc. Đã tưởng vĩnh biệt Cựu Kim Sơn, từ mười mấy năm cũ, như thơ của chàng ở đâu đó, đã nói ra, đã viết xuống.

Thế nhưng, rồi cũng không đợi chờ, không dự bị, một ngày kia, Hãn lại thả những bước chân vô định trên đại lộ Market, trên đường Union. Vỉa hè lớn. Vòng sắt của những tòa nhà sừng sững đá và, tường xám. Chim và những lồng đèn treo.

Cùng với Nguyễn, Hãn đã trở lại thành phố này, một ngày cuối năm. Mưa đã lướt thướt bay qua những cao ốc, rớt xuống những lòng đường hẹp. Ở đấy, những đêm mưa như đem theo trong nó cả tiếng sóng biển vỗ vào chân các bờ đá, vọng lên tự các gầm cầu.

Mưa Cựu Kim Sơn giống như một bản nhạc cũ. Trời đất giống như một bức tranh chỉ còn toàn màu xám. Và, những đường nét rất mờ không gợi lên một điều gì khác hơn nỗi buồn ngổn ngang, lỏng chỏng.

Lần này, Hãn cũng đang ở giữa một đêm mưa. Như những đêm mưa cũ kỹ kia.

Hãn dự tính trong đầu, khi Quyến trở lại, chàng sẽ cứ đứng im. Như thế. Cho đến lúc Quyến sát sau lưng. Chàng sẽ quay lại. Hôn nàng, như thể chàng đã từng hôn nàng nhiều lần trước đó (Sự thực Hãn chưa từng hôn Quyến một lần nào kể từ ngày hai người quen nhau). Hãn hình dung Quyến giống như một khối đá lạnh buốt và đẫm nước trong tay chàng. Lúc buông Quyến ra, Hãn sẽ nói: “Thôi ta đi ăn. Cho anh đến tiệm ăn Việt Nam gần bờ biển. Nơi đó, anh không thấy biển. Nhưng vẫn có biển trong mắt em. Và mưa nữa. Cũng trong mắt em. Mưa trên một mặt biển đầy bão tố.”

Rồi trên đường đến tiệm ăn, Hãn sẽ hát cho Quyến nghe một đoạn ngắn trong một bài hát quen thuộc…Em đến thăm anh chiều đông giá…em đến thăm anh chiều mưa gió…đường xa ngại ngần.

Hãn còn dự tính trong đầu, từ tiệm ăn, Hãn sẽ rủ Quyến đến tiệm cà phê quay trên tầng lầu thứ chín.Từ đó chàng có thể nhìn toàn cảnh thành phố Cựu Kim Sơn. Từ cây cầu Golden Gate, đến cây cầu mới bắc qua thành phố Oakland. Mưa sẽ nhận chìm hình ảnh của những cây cầu này. Thấp thoáng trong mưa, chỉ còn những vai cầu trải qua nhiều trăm năm chịu đựng, chứng kiến những đổi thay của thời gian và, lịch sử? Những vai cầu sẽ gợi nhớ đến Huế của cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương. Sài Gòn của những cây cầu Quay, cầu Kiệu, cầu Tân Thuận, Khánh Hội v.v…Và đến một Hà Nội với cây cầu Long Biên bắc qua sông Nhị Hà. (Cái hình ảnh cuối cùng ghi nhớ được trong trí nhớ Hãn lần di cư đầu tiên, khi chàng còn rất nhỏ). Ở đâu, những cây cầu cũng có chung một chịu đựng như nhau: Chứng kiến những đổi thay của thời gian và lịch sử! Hãn sẽ hẹn với Quyến một ngày về thăm quê hương. Hãn bảo Quyến:

“Những giòng sông dù có khác nhau ở ngọn nguồn, cuối cùng rồi cũng chảy về biển. Như những cơn mưa. Dù Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang hay, Đà Lạt, Cựu Kim Sơn hay mưa Huế xưa, cuối cùng cũng chỉ là nỗi niềm. Nỗi niềm của một vòng quay. Bước trở về của một quá khứ. Cũng như ta yêu nhau, ở đâu đó, dưới vòm trời này. Cũng chỉ là những kẻ thất lạc hồn phách, tìm nhau, trên bước đường lưu lạc. Hãy thắp giùm cho anh một ngọn nến nhỏ, trong một ngày tàn, năm tàn. Giữa một đêm tháng lụn. Hãy thắp thêm nữa, ngọn lửa trên đôi môi em. Đôi môi mỏng, như những cánh phượng ối, những mùa hè không còn. Không bao giờ còn nữa cho đời ta.

Cùng với mưa, trí nhớ Hãn trôi theo những giòng nước rạt rào đáp xuống vuông sân. Cùng với mưa, trí tưởng Hãn bị lùa thốc theo những cơn gió hút qua chiếc hành lang hẹp mà, tận cùng là bóng tối (đẫm mưa.) Cùng con đường chỉ nhận ra nhờ những chiếc xe pha đèn…Hãn đứng như thế - Mưa như thế - căn phòng như thế - cho đến lúc cánh cửa bật mở. Quyến trở lại đem theo gió, mưa và, những hạt nước đính khắp đầu tóc, thân thể, mắt, môi, chiếc áo dài xanh nhạt, tấm áo len khoác hờ, màu hạt dẻ.

Hãn quay lại. Chàng quên bẵng dự tính đầu trước đấy. Chàng nói:

-Quyến ướt hết.

Quyến cười rạng rỡ mưa trong mắt

- Anh đợi em có lâu?

Hãn lắc đầu:

- Vừa đủ.

Quyến tiến lại gần, tự nhiên, trong khi Hãn trở thành rụt rè, lúng túng. Quyến nói với hai bàn tay xoa nhau:

- Mưa lớn lằm, ở ngoài.

- Anh biết.

- ta đi đâu tìm chỗ ăn chăng?

- Anh không thấy cần thiết nữa. Hãn đáp và ngồi xuống chiếc sofa kê sát ở vách tường:

- Ngồi xuống đây với anh.

- Em ướt quá – cho em thay quần áo đã. Quyến nói. Hãn ngước nhìn sâu đôi mắt Quyến. Có khi nào chàng muốn tìm một mặt biển bão bùng trong đôi mắt và, một cơn mưa cuối năm, đang rơi trong đó? Chàng hỏi:

- Có cần lắm không?

Quyến bước tới, đứng trước mặt Hãn. Nàng chìa đôi bàn tay đẫm nước. Hãn nắm lấy, kéo nàng ngã vào lòng chàng. Hơi giá từ tay Quyến truyền qua làm Hãn rùng mình.

- Tùy anh. Có điều em sợ.

Hãn gỡ cặp kính cận thị khỏi gương mặt Quyến, trong lúc Quyến nói tiếp:

- Sợ anh bị nhiễm lạnh.

- Chứ không phải em đau?

Không có kính đôi mắt, cả khuôn mặt Quyến nhu ngu ngơ, dại dại. Hãn thấy lòng xót buốt.

Hãn bỗng nhớ Kim. Kim, cũng của những tháng đầu tỵ nạn.

Một lần, thư cho Hãn, Kim kể, "...Tụi nhỏ biết thư anh gửi cho Kim (tên gọi thân mật, của KC) Chúng dấu kính của Kim. Kim muốn khóc anh à. Làm sao Kim có lại kính để đọc được thư anh bây giờ. Anh. Cửa sổ và ánh sáng của em…Je t’aime. Et vous, où la mon coeur, pourquoi?"

Hãn nhắm mắt lại. Chàng quờ quạng những ngón tay trên khuôn mặt ngu ngơ, dại dại, tội nghiệp của Quyến. Chàng muốn kể cho Quyến nghe, thay vì chuyện những cây cầu ở quê hương, là chuyện Kim. Kim của bốn, năm năm trước. Kim của vườn Lục Xâm Bảo. Kim của mùa thu Paris – “em bỏ hết để qua bên đây. Qua để gặp anh. Em bỏ học – bỏ tương lai – bỏ bè bạn – bỏ mộng mơ – bỏ tất cả và lập lại từ đầu – ngay tới một ngôn ngữ. Anh có cho em một hy vọng?...” Bây giờ Kim vẫn còn ở đâu đó, một căn nhà nào, trong thành phố Đá-Rơi, Virginia. Nhưng nàng đã không còn là Kim – Nàng sắp có một cái tên khác. Những lãng mạn xưa cũng hết. Những cuống quít xưa, cũng lạnh tuyệt tro than.

- Quyến.

- Dạ

Quyến nheo đôi mắt không kính ngước nhìn Hãn ngơ ngác. Tiếng gọi đột nhiên, âm vang thất thần, khiến Quyến cũng bàng hoàng, lo lắng. Lát sau, thấy Hãn vẫn im lặng, Quyến phải lên tiếng:

- Anh bảo gì em?

Hãn lắc đầu:

- Hình như trời còn mưa?

Quyến vẫn dịu dàng, ngoan ngoãn:

- Vâng. Vẫn mưa đều anh ạ.

- Mai anh sẽ đến Thành Phố Đá-Rơi.

Quyến ngơ ngác:

- Sao vậy anh?

- Chẳng sao cả. Anh muốn đến đó một lần.

- Anh có điều gì bất thường phải không, Hãn?

Hãn không trả lời câu hỏi, chàng hỏi:

- Ở đó có mưa vào mùa này?

Quyến lắc đầu:

- Làm sao em biết được anh!

Hãn như trong cơn mơ:

- Chắc cũng phải mưa chứ? Ở đây mưa mà.

Quyến vẫn kiên nhẫn, chịu đựng:

- Vâng. Chắc có mưa ở đó.

12-81

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 4967)
‘Em’ đi bình an. Bố mừng em sớm trả dứt nghiệp. Bố tin khi em trả xong những ác nghiệp khiến em bị đọa vào hàng súc sinh. Em sẽ trở lại kiếp người, nếu không được làm kiếp chim, (như bố hằng cầu nguyện, mơ ước cho chính mình)
28 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6110)
Không biết sau khi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang chọn về hẳn phía “bên kia sông”, cái “chốt” ấy có thay đổi?
08 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 4296)
Bóng tối nôn thốc tháo những ngọn gió nhọn và, những hạt nước li ti như bụi sắt lạnh, xóc dọc hành lang. Chiếc hành lang nâu nhám, dẹp, dài thượt, cho cảm tưởng phần giữa cong lại tựa chiếc lườn đầy thịt
22 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 4337)
Anh, chẳng lẽ anh lại là người giựt mất của em chiếc phao cuối cùng mà, em đang bám đó sao?
06 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5539)
Kỷ niệm, với T. những ngày mưa Phú Bài. Vỉ sắt phi trường nghìn, nghìn đôi mắt trũng sâu, chiều, khi chiếc C.130, lái bởi Âu Râu, thả tôi xuống cửa trước,
06 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 5212)
Lấy sức chịu lạnh làm thước đo, tôi hiểu, sức khoẻ tôi, ngày một suy, yếu. Tôi tự hỏi, những người bạn tôi, ở các tiểu bang thuộc miền đông, đông bắc, trung tây...có gặp khó khăn... nước Mỹ
12 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 14609)
Cùng lúc, tôi cảm được mùi da thịt thanh xuân sớm trải qua tai ương của H. (Góc khuất, tư riêng của tôi?)
09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 6917)
Tới hôm nay, khi ngồi xuống, viết những dòng chữ này, tôi vẫn không hiểu điều gì khiến tôi quyết định trở lại ngôi nhà của bạn tôi, Hùng Nguyễn ở thành phố Fairfax, tuần lễ cuối tháng Mười
01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 4090)
Như thế đó, chị Nhã. Năm năm trời xa nhau. Năm năm trời chị em không thấy mặt nhau. Chị biết không, tôi nghĩ, tôi đã nghĩ rất nhiều về chị. Nghĩ về chị, như nghĩ, nhớ về mẹ già.
15 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 3580)
Tôi mệt mỏi nhắm mắt cố chợp ngủ thêm một lát trước khi trời sáng. Nhưng trí óc tôi tỉnh táo quá. Hai mắt tôi như có kẻ nào banh ra.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 970)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,