Quê Hương Thu Nhỏ,

06 Tháng Sáu 201612:00 SA(Xem: 4081)
Quê Hương Thu Nhỏ,

“Quê hương thu nhỏ” - - Là căn nhà êm đềm, yên tĩnh, chúng tôi đã ở trên hai mươi năm qua. Đó cũng là nơi T. đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, sức lực khi còn rất trẻ, để biến nơi chốn mà chị Thái Thanh mỗi lần đi chợ Đại Hàn, nhân tiện ghé chơi, đã phải dùng hai chữ “hoang dã”… Trước khi nó trở thành “mini hoa-viên” với rất nhiều khóm hoa, cụm cỏ lạ lẫm, không tên, từ trong ra ngoài. Và, những cây ăn trái tiêu biểu cho đất nước, bên kia biển.

Nhưng, từ hơn một năm qua, “Quê hương thu nhỏ” của chúng tôi đã trải qua một biến động lớn: Sự hiện diện của hai thành viên song sinh, tý hon - - Một chờ đợi mỏi mòn nhiều năm của T.

Những ngày, tháng đầu, khi mới được “rước” từ nhà thương về, hai thành viên tý hon của chúng tôi dường “ý thức” (hay còn “ngỡ ngàng”?) về sự có mặt của mình trong cái “mini hoa-viên” đầy cây, cỏ kia, nên hai thành viên không bảo nhau, cùng tôn trọng tuyệt đối sự yên tĩnh của ngôi nhà. Hai thành viên “yên tĩnh” tới mức, có lần tôi nói với T. rằng, hình như hàng xóm không hề biết, họ đã có thêm hai “láng giềng” mới. T. bảo, chưa đâu. “Cứ chờ đi. Vài tháng nữa thôi, hàng xóm của chúng ta sẽ… biết đá biết vàng!”


nhasan_04


Đúng thế. Lời T. nói như “thần nói”. Khi hai thành viên mới trong ngôi nhà êm đềm của chúng tôi, bước tới tháng thứ ba, thứ tư, tức giai đoạn biết lẫy, biết cười… Thì đó cũng là lúc “Các Ôn” (chữ tôi dùng cho hai thành viên mới này), bắt đầu “khua động” cái không gian những tưởng vĩnh viễn tĩnh mịch của chúng tôi, bằng những trận “hợp đồng tác chiến” với tiếng khóc ít khi ở giọng trầm - - Mà thường vượt trên… một bát độ!!! (Giống như niềm hãnh diện và, cũng là nỗi khổ tâm của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, trước khi “fade out” ca khúc “Đêm, nhớ trăng Saigon”, ông đã dùng quãng cách cao hơn 8 bậc, khiến nhiều ca sĩ dở khóc dở cười, khi được mời hay, chọn hát ca khúc này. Tôi không biết, khi sáng tác, tác giả “Ly rượu mừng” có nghĩ tới nữ danh ca Thái Thanh, thời gian ấy bà vẫn còn ở VN?)

Giai đoạn bắt đầu thành tích “quậy tới bến” nơi “quê hương thu nhỏ” của chúng tôi, cũng là lúc mỗi “ôn”, căn cứ theo cá tính đã lờ mờ hiện ra mà T. đặt cho hai “ôn” nhiều nick-name khác nhau, ngoài tên gọi (cũng là nick name thôi) chính thức là “Rock and Roll” do Lâm Quỳnh-Hân chọn.

Những “quý danh” đầu tiên, T. đặt cho Rock là “Quách Tĩnh” vì vẻ thật thà, chất phác rất “ruộng” của Rock… Rồi “trôi theo dòng đời”, Rock lần lượt có thêm nhiều “quý danh” khác, như, “Thằng khùng”, khi Rock bắt đầu biết làm… xấu (Mà xấu… thiệt. Xấu… can không nổi).


rock_01-content
Thằng Quách Tĩnh


Gần đây, giữa lúc được mẹ cho ăn chiều, Rock làm xấu cho ông bà ngoại cười, với tóc phía trước lưa thưa, mắt nhắm, mặt nhăn, tôi buột miệng nói với T. “Sao trông ‘Thằng khùng’ giống Donald Trump quá chừng T. ơi…” Tôi không biết, nếu hiểu được so sánh ấy, “Thằng khùng” của chúng tôi sẽ buồn hay vui?”

Riêng Roll, gọi tắt là “Ro” (không liên quan gì đến “Ro Béo”, cầu thủ túc cầu nổi tiếng thế giới Ronaldo của Real Madrid) thì, vì sở hữu vẻ đẹp thanh tú nhưng lại có… “master” cười… bằng mắt, nên nick name đầu tiên của Ro., được T. đặt là “Con Điêu Thuyền” - - Phần tôi, tôi gọi đó là “Nụ cười dân cử”. “Con Điêu Thuyền” của T. còn có biệt tài đang ở “cao trào” khóc ngất, tưởng chừng không cách gì ngưng được thì, “Điêu Thuyền” có thể nhoẻn miệng, cười toe, giống như nơi “Điêu Thuyền” có một cái nút bí ẩn. Nó có thể on/ off bất cứ lúc nào mà không cần “thắng từ xa”, như một giai đoạn “chuyển tiếp” cần thiết…

Sau nick name “Điêu Tuyền”, Ro. được ông ngoại đặt cho nick name mới là “Con Méng”!

Tuy cùng sinh một ngày, giờ với Rock, nhưng “con Méng” của T. chỉ thua anh Rock hai điểm: Thấp và nhẹ cân hơn anh. Ngoài ra, ở tất cả mọi lãnh vực khác, “Méng” đều bỏ xa anh cả… dặm trường. Thí dụ, khi “Méng” đã lật thì anh Rock vẫn không sao ngóc cái đầu bự lên được. Khi “Méng” biết đi và, lạch bạch chạy thì, anh Rock vẫn còn run sợ, khi tập đứng. Hoặc nữa, giữa lúc “Thằng Khùng” còn ngây ngây, ngô ngô thì “Méng” đã biết… mắc cỡ. Biết xấu hổ dấu mặt vào lòng bà ngoại, mỗi lần cao hứng… “dọa” ông ngoại bằng cái mặt “hình sự”. Tới khi ông ngoại không nhịn được cười thì “Méng” lại dấu mặt đi, tựa như “ân hận” hoặc muốn nói, mình vô can trước sự cười đến thở không nổi của ông ngoại.


roll_01-content
Con Méng


Gần đây, “con Méng” lại có một nick name khác. Nick-name “khủng bố”. Nick name mới này được dùng cho cả hai, vì theo tôi, để khỏi bị mang tiếng là “kỳ thị giới tính”!?!

Tôi đặt nick name “khủng bố” thay vì “khủng long” cho hai “ôn” của chúng tôi vì, thành tích phá hoại của hai “ôn” đã gia tăng ở mức độ… “đáng quan ngại” (theo cách nói nhẹ nhàng của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp!!!) Tình cảnh “nguy hiểm” này khiến chúng tôi phải chia nhau, canh chừng từng “bước đi” của hai tên “khủng bố nhi đồng”này. Nếu không kể cô Mễ là Baby Sitter của Rock & Roll, thì người cực nhất chính là T. Bất cứ thời điểm nào, dù nhà có người lớn, T. cũng không rời mắt canh chừng hai tên… “khủng bố”! Dù cho tất cả tủ giả của chúng tôi, đã được… khóa bằng đủ các loại khóa. Từ tự chế với dây thun, tới khóa nylon.

rr-ongngoai_01-content
Ông ngoại và “quân khủng bố”


Ngày thôi nôi của “quân khủng bố”, tháng 12 năm ngoái, tôi nhớ trên sàn nhà, Lâm Quỳnh-Hân và, các bạn bày hàng chục thứ linh tinh, đủ loại. Từ muỗng nĩa, tới tã lót, đồ chơi lớn, bé, xe cộ cũ, mới, súng ống, máy ảnh, máy quay phim, búp bê, đàn địch… Thậm chí cả credit card lẫn tiền thật… Vậy mà sau một hồi “cân nhắc”, Rock lại nhặt cây cọ và hộp bút chì màu!!!

Nơi căn nhà chúng tôi đang ở, T. treo rất nhiều tranh của bằng hữu. Nhưng nhiều hơn cả vẫn là tranh Duy Thanh. Tôi e có thể Rock bị ấn tượng về màu đỏ mạnh mẽ, quyết liệt của ông Duy Thanh chăng?

Ro. làm tôi lo ngại hơn, khi chọn cho mình cuốn thơ (loại bỏ túi) của Hồ Dzếnh. Tôi không ngạc nhiên, bất ngờ như nhiều người hiện diện vì, bố mẹ Ro., đã rất sớm, gắn bó với lãnh vực truyền thông. Tôi nghĩ, có dễ từ trong bụng mẹ, Ro. đã nhiều lần được nghe ca khúc “Chiều” (thơ Hồ Dzếnh – nhạc Dương Thiệu Tước) qua chương trình “Nhạc yêu cầu” do mẹ phụ trách… nên sớm bị cõi giới thơ của ông này thâm nhập?

Tôi sợ, mai mốt, lớn lên, để thể hiện tinh thần “hoài cổ” hay, tinh thần nhớ về quê hương nguyên gốc, mơ hồ bên kia biển, chiều chiều Ro. chơi một cối thuốc… lào, cho đúng với câu thơ “nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói buồn bay lên cây” của ông Hồ Dzếnh thì, các tao nhân, mặc khách to gan cách mấy, cũng chỉ có nước bỏ chạy thục mạng mà thôi.

Càng lớn, Rock & Ro. càng quấn quýt bà ngoại, như thể chỉ có bà ngoại mới đúng là “bạn tri kỷ”, là “buddy” của chúng . Mặc dù T. rất cứng rắn, vạch rõ “giới tuyến”: Cái gì quân “khủng bố” được phép chơi và cái gì cấm kỵ.

Ngược lại, bất cứ điều gì quân “khủng bố” muốn, tôi cũng chìu. Khiến có lần T. cảnh cáo tôi rằng, ở nhà này, con không hư tại mẹ, cháu không hư tại bà mà là tại ông ngoại!

Để tránh nguy cơ hai “khủng bố” lớn lên, có thể bị “hư” vì tôi, tôi đã phải cố nhớ tất cả những luật lệ khe khắt mà T. đặt ra, cho riêng tôi!!!

Một lần, chở T. về từ chỗ làm, trên xe T. nói với tôi:

“… Khi chạm tay vào thịt da hai đứa nhỏ, T. thấy như mình chạm được thương yêu, hạnh phúc kỳ diệu vậy, anh ạ…”.

T. kể, từ ngày nhà mình có thêm Rock & Ro, thời gian mỗi ngày của T. vẫn chỉ có 24 tiếng. Một ngày của T. vẫn bắt đầu từ 4 hoặc 5 giờ sáng và, không thể chấm dứt trễ hơn 10 giờ tối (để hôm sau còn đi làm). Nhưng từ khi có hai tên “Khủng bố”, nhiều lúc T. không tìm thấy khe hở nào để lo những chuyện lặt vặt cần thiết cho bản thân mình nữa. Vì thế, gần đây, T. nói, trong ngày, T. có hai thời điểm hạnh phúc nhất là, lúc rời khỏi nhà để đến sở làm và, khi lên giường ngủ!

Thật tội nghiệp khi T. bảo, T. cám ơn người nghĩ ra cái giường biết là chừng nào. Không có nó, T. sẽ không biết làm sao có thể… “tồn tại” được!?!

Tiếng vậy, nếu thời gian của một ngày, có là 36 hay 48 tiếng thì sẽ vẫn không đủ cho T. Vì, ưu tiên một trong đời sống của T., hiện tại, chính là Rock & Ro. vậy.

Bây giờ, đi đâu, làm gì, T. cũng mau mau, chóng chóng về nhà với hai tên “Khủng bố nhí” của T.

Mẹ Orchid của hai đứa đã hăm he rằng, sau này không dạy ca dao, tục ngữ gì cả, chỉ dạy đọc thơ của Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Du Tử Lê... Phần tôi, tôi hình dung, ngày nào đó một trong hai đứa đọc câu thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”. Hình dung quân “khủng bố” tập đọc thơ của ông ngoại, với cái giọng ngọng líu, ngọng lo… Tôi nghe trong tôi, dấy lên một niềm vui, khó tả.

Tuy nhiên, ngay sau đó, tôi lại phân vân tự hỏi, không biết mình có còn sống tới cái ngày xa xôi ấy?!?

Cũng như tôi không thể biết, khi nào, bao giờ, tôi sẽ phải rời bỏ cái “quê hương thu nhỏ” này?!?

Du Tử Lê

(Mar. 2016)

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Sáu 20167:00 SA
Khách
Hai cháu dễ thương, thông minh quá. Xin chúc mừng gia đình anh chị nhiều niềm vui với con cháu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 202112:00 SA(Xem: 6087)
Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bật khóc
21 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 6283)
Tôi không biết có phải những thỏi nước đá lạnh buốt, đan kết nhau như một tấm lưới lớn, đã giải thoát tôi khỏi những vòi bạch tuộc của ác mộng;
07 Tháng Mười Một 20205:36 SA(Xem: 3166)
Vẫn, gió óng và, nắng mật trên những ngọn phong mùa thu, tháng Mười Một, San Jose, mái thấp.
03 Tháng Mười Một 202012:00 SA(Xem: 10784)
Ở đâu, mưa cũng khua động ký ức tôi. Những khuấy động nhọn, sâu vùng tàn tro, tưởng vĩnh viễn, chôn vùi. Tưởng chừng hằng hằng, im ắng.
01 Tháng Chín 202012:00 SA(Xem: 5125)
Sau mười tám năm bặt tin mới được gặp lại nhau, tôi còn nhớ cảm giác nôn nao, đồng thời lo lắng của mình. Tôi nôn nao gặp bạn và, lo lắng không biết thời gian có cho lại chúng tôi
18 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 5988)
Tôi luôn tự hỏi, không biết phương tây có bao nhiêu người hiểu được rằng, người Việt thường có tập quán gửi gấm những mơ ước thầm kín của mình
16 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 7282)
Những con sẻ nâu cũng ngậm tăm trong những chiếc ổ ken dưới những kẽ mái mà, những cọng rác rớt ngoài tổ bị gió táp, nhồi giận dữ.
24 Tháng Giêng 20206:55 SA(Xem: 7336)
Tôi vẫn nghĩ, nếu có những sự kiện đáng ghi nhớ, bị thời gian xóa nhòa hay đánh cắp một cách thô bạo, khi người ta bước vào tuổi già thì, cũng có những sự kiện, thời gian đã cho thấy sự bất lực của nó.
13 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 6657)
Tôi thấy (không nghe được,) ngọn lửa bùng lên trong lò thiêu. Và, tôi nghe (không thấy được,) nhiều tiếng nấc lênh đênh, la đà, bay ngang những mái đầu, cúi xuống.
22 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 11136)
Chúng tôi thay nhau nhắc lại, những ngày tháng của các năm 1995, 1996, khi trung tâm Diễm Xưa của nữ ca sĩ Thái Xuân chính thức nhờ họ Đinh bắt tay vào việc
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19004)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,