Vũ Đức Thanh và, bức tranh “Tháng Tư Đen”.

26 Tháng Tư 20171:38 CH(Xem: 4600)
Vũ Đức Thanh và, bức tranh “Tháng Tư Đen”.


(Tiếp theo và hết)

Tôi không nhớ tôi ở với Hiếu Nghĩa được mấy niên khóa; nhưng khi nhận thêm trường Nguyễn Công Trứ trên đường Hai bà Trưng thì tôi buộc lòng phải xin thôi ở Hiếu Nghĩa vì, Nguyễn Công Trứ cho tôi một thời khóa biểu thích hợp hơn với hoàn cảnh cá nhân tôi.

LopHocCuoi 02
Ảnh Trần Tiến Dũng


Cũng như với những ngày ở Hiếu Nghĩa, Nguyễn Công Trứ để lại trong tôi khá nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ mấy tuần lễ cuối cùng, trước khi  tháng 4 đen, ập đến, dư luận từ trong nhà tới hang cùng, ngõ hẻm… gần như chỉ còn nói về những biến động thời sự, quân sự và nhất là những chuyện liên quan tới di tản. Hiện tượng này đã vào sâu trong các lớp học với những em học sinh, tôi nghĩ, còn quá nhỏ, để có mối quan tâm, băn khoăn về chuyện đi ở. Nhiều phần các em nghe được và bị chi phối bởi những gì  nghe được từ bố mẹ, trong những bữa cơm gia đình.

Tôi nhớ, ở có hai lớp đệ tam mà tôi phụ trách, cuối giờ học, có một em nữ sinh dơ tay, bất ngờ ngỏ ý mời đi di tản cùng gia đình em? Một em khác thì nói rõ hơn rằng, em có kể chuyện về tôi với bố mẹ em và, bố mẹ em đã đồng ý dành một chỗ cho tôi ra khỏi VN bằng phương tiện riêng của gia đình em…

Dĩ nhiên, tôi không thể nhận lời đề nghị của một trong hai em. Nhưng tôi cũng đã không che dấu được  xúc động của mình.

Đó là thời gian mà sỉ số học sinh ở mấy lớp tôi dạy, vắng đi, mỗi ngày một thấy rõ!!! Những em còn lại, vẫn tới lớp, cho tôi cảm tưởng, nếu có ở nhà, các em cũng không biết làm gì cho hết giờ? Chưa kể, qua những ánh mắt thất thần, những khuôn mặt lơ láo, ngơ ngác, cho tôi hiểu, có thể các em cũng đang tự hỏi, rồi đây, các em có còn được đi học? Được đến lớp? Khi mà thực tế xã hội đã bị xới tung, như một đống xà bần khổng lồ mà hàng triệu con người đang cố thu nhỏ mình lại thành những những sinh vật dư thừa, không ngày mai.

Tôi trộm nghĩ các em còn tìm đến lớp học, cũng giống như những kẻ tuyệt vọng, cùng đường, cố vớt vát chút nắng ấm cuối cùng của một ngày sẽ tắt. Bình minh khác, sẽ hiện ra, mà, các em sẽ không được dự phần, hay chỉ là những kẻ đứng lên bề.

Tôi không biết những giờ học cuối tháng 4-1975, ở Nguyễn Công Trứ, có bao nhiêu thầy, cô còn đến trường và, họ đã nói gì với các em?

Riêng tôi, ngày cuối cùng tôi còn đến với các em học sinh ở Nguyễn Công Trứ là Thứ Hai, ngày 27 tháng 4 (?) Lớp học vốn ồn như một cái chợ nhỏ, nay vắng lặng, đìu hiu như đang khứng nhận tang chế.

Tôi không nghĩ đó là thời gian đem đến cho các em một chút hiểu biết nhỏ gì về “cổ văn” Việt Nam. Tôi quay qua thăm hỏi về hoàn cảnh gia đình mỗi em. Tôi không nói với các em, đó là buổi gặp mặt cuối cùng của chúng tôi, trước khi mỗi kẻ sẽ phải trôi theo dòng chảy của định mệnh mình. Mà, tôi chỉ nói, rồi đây, tôi sẽ nhớ các em lắm và tôi mong các em cũng vậy, khi nghĩ về tôi. Hoặc ít ra, cũng sẽ nhớ, trong đời, có lần mình đã gặp nhau.

Qua cuộc thăm hỏi gia cảnh từng em, tôi mới biết, có những em đã được cha mẹ cho biết, hết tháng này, dù chiến tranh, loạn lạc ra sao thì em cũng sẽ phải nghỉ ở nhà, vì không thể có tiền đóng tiền học. Có em kể, em ở rất xa trường, những em nghĩ không biết còn bao lần được thấy bạn, thấy trường nên em đã đi bộ rất sớm, để đến lớp. Mặc dù má em kịch liệt phản đối, đồng thời dọa sẽ cắt bỏ chiếc áo dài trắng, như một thứ đồng phục của em.

Càng nghe chuyện các em, tôi càng thấy rõ sự bất lực, đồng thời sự có mặt vô nghĩa của mình. Tôi nói, tuy cả lớp chỉ còn lại chưa tới một phần ba, nhưng tôi vẫn mong các em nhìn nhau cho kỹ, nhớ lấy mặt bạn, để mai mốt trong cuộc sống tang thương này, nếu còn có cơ hội gặp nhau thì tùy theo hoàn cảnh mỗi người lúc đó, mà mang lại cho nhau chút ấm áp của tình học trò, thời đi học.

Tôi không hiểu điều gì khiến tôi bỗng tỏ ra ngậm ngùi, cảm khái như vậy… Khiến có em chảy nước mắt, bắt tôi hứa, nếu tương lai, trường vẫn còn mở cửa thì tôi sẽ phải trở lại dạy ít giờ, để gặp các em… Các em làm như ở vai trò người thầy, tôi có thể làm chủ được tương lai của mình!.!


Dù nấn ná, lưu luyến cách mấy, cuối cùng rồi tôi cũng phải chia tay những người học trò một ngày cuối Tháng Tư của tôi. Dắt xe ra khỏi sân trường bỗng trở thành rộng mênh mông, tôi biết nhiều em học sinh nhìn theo, cho tới khi tôi chỉ còn là một vệt đen nhỏ nhoi trong dòng thác người xuôi, ngược. Một chấm hay  vệt đen một thời mà chúng tôi sẽ không bao giờ còn có cơ hội gặp lại.

Nhưng, ngay buổi chiều hôm ấy, một người học trò đặc biệt đối với tôi, Vũ Đức Thanh lại tìm tôi nơi sở làm. Tôi những tưởng Thanh ra khỏi VN đã lâu, nhờ có một ông anh giữ một vai trò gì đó, khá quan trọng trong chính quyền Saigon.

Tôi hỏi Thanh:

Thầy nghĩ em đi rồi”

Thanh lắc đầu. Đường dây bể… Thanh nói, Thanh buồn quá. Thanh muốn thầy trò ngồi với nhau thêm một buổi tối ở café Hân, trước khi chúng ta sẽ chẳng thể giữ được một điều gì, cho riêng mình.

Chúng tôi ngồi với nhau như thế, tới khuya, gần như không nói gì, ngoài những điếu thuốc đốt liền tay.

.

Trong lớp tôi, Vũ Đức Thanh không phải là một học sinh xuất sắc. Điều khiến tôi chú ý tới Vũ Đức Thanh là ngay buổi đầu tiên, học về “Chinh Phụ Ngâm Khúc”, Thanh đã cho thấy giữa “Chinh Phụ Ngâm Khúc” và Vũ Đức Thanh, vốn có một liên hệ đặc biệt nào đó, khó giải thích. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi biết Thanh thuộc “Chinh Phụ Ngâm” từ nhiều năm trước. Đó là một trong vài cuốn sách gối đầu giường của Thanh. Sau phần bài giảng, khi thảo luận hay đặt câu hỏi, Thanh luôn là người đưa tôi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Chẳng hạn, Thanh nói, Thanh thấy Thanh gần với “Chinh Phụ Ngâm” hơn “Truyện Kiều” vì nó chứa nhiều nhân loại tính… và vì thế mà nó gần với tâm hồn Vũ Đức Thanh hơn hai câu thơ mở đầu của Truyện Kiều là:

Rằng năm Gia Tĩnh Triều Minh / Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng...

Hoặc, vẫn theo Vũ Đức Thanh thì khi đọc được những câu thơ như: Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy / Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu / Ngàn dâu xanh ngắt một màu /Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!” Cũng lấy ý từ bốn câu Cổ thi Trung Hoa:Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại Tương giang vĩ / Tương cố bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thủy”... nhưng Thanh vẫn thấy cái lãng mạn ấy, đầy chất người, mà trong lãnh vực tình cảm, hầu như dân tộc nào cũng có, cũng từng nếm, trải...

Từ đó, tôi đặc biệt chú ý tới Vũ Đức Thanh và, tôi cũng không biết, giữa chúng tôi, ngoài tình thầy trò, còn có một thứ tình nào khác. Tình bằng hữu hay tình văn nghệ giữa hai con người mà sự cách biệt tuổi tác, không nhỏ.

Mãi sau này, bằng vào tình thân được xây đắp qua thời gian, tôi mới biết Vũ Đức Thanh, căn bản là họa sĩ. Thanh ghi tên học chương trình phổ thông mục đích là để hợp lệ tình trạng quân dịch thời đó mà thôi. Mới đây, trong một tiểu sử ngắn, do đại học Florida đòi hỏi, trước khi đại học này chính thức tổ chức cuộc triển lãm cá nhân cho Vũ Đức Thanh, tôi mới biết:

Vũ ĐứcThanh không nhận mình là họa sĩ truyền thống. Mặc dù anh bắt đầu vào trường học vẽ niên khóa 1969. Đó là trường Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định sau này tên trường đổi thành Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật, Thầy Đỗ Đình Hiệp làm Hiệu Trưởng (trước 1975).

Khi còn ở trong nước, các sinh hoạt liên quan đến hội họa bắt đầu vào năm 1970 tại các trung tâm văn hoá ở Sài Gòn như:

Hội Việt Mỹ, Trung Tâm Văn Hoá Pháp, Phòng Thông Tin (góc đường Tự Do và Lê Lợi ). Minh họa cho một tờ báo quân đội là Tiền Phong, từ 1974.

 

Ở Mỹ Vũ Đức Thanh đã trưng bày tranh tại các nơi như Miami và Orlando, Florida. Miami Dade College (Library) 1978. Art & Design Gallery (Biscayne Blvd. Miami, Florida) 1980. University of Central Florida (UCF Libraries) 1999 và 2005. Orange County Library (Orlando, Florida) 2007. Winter Park Public Library (Winter Park, Florida) 2009 v.v...

 

Trả lời câu hỏi về quan niệm hội họa cho một tờ báo địa phương, ở Orlando, Vũ Đức Thanh nói:

Tôi không theo một chuẩn mực nào để diễn đạt cho dù trừu tượng hay hiện thực. Tranh vẽ, với tôi vẫn là sản phẩm của ý tưởng và sự tưởng tượng không bị giới hạn bởi địa lý hay không gian hoặc thời gian. Tôi vẽ từ thôi thúc tinh thần tự phát, vậy thôi..."

Nhân dịp này, họ Vũ cũng cho biết, anh có mơ ước vẽ được bức tranh, đề tài “Tháng Tư đen”.

Họ Vũ nhấn mạnh, khi chúng ta nói “Tháng tư đen” ai cũng hiểu và có thể hình dung theo cách của mình. Nhưng để thể hiện ý niệm bất hạnh đó, trên bố, thì lại rất khó cho một họa sĩ…

.

Khi tôi viết những dòng chữ này, tình thầy trò song song với tình bằng hữu của chúng tôi, đã trên 40 năm. Với khoảng thời gian đằng đẵng này, nhiều giai đoạn, những tưởng, chúng tôi không còn cơ hội gặp lại nhau. Nhưng may mắn thay, chẳng những cuối cùng chúng tôi vẫn có lại nhau ở xứ người mà, hơn rất nhiều người bạn thân của tôi, Thanh hiện diện và giữ khá nhiều sinh hoạt đời riêng của tôi, ngay từ thời quê nhà. Trong số những kỷ niệm đó, dĩ nhiên, có những ngày trường Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Saigon, cũ. Và, luôn cả bức tranh “Tháng tư đen” không bao giờ hoàn tất của Vũ.

(Tháng 4-2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 202112:00 SA(Xem: 6086)
Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bật khóc
21 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 6282)
Tôi không biết có phải những thỏi nước đá lạnh buốt, đan kết nhau như một tấm lưới lớn, đã giải thoát tôi khỏi những vòi bạch tuộc của ác mộng;
07 Tháng Mười Một 20205:36 SA(Xem: 3166)
Vẫn, gió óng và, nắng mật trên những ngọn phong mùa thu, tháng Mười Một, San Jose, mái thấp.
03 Tháng Mười Một 202012:00 SA(Xem: 10783)
Ở đâu, mưa cũng khua động ký ức tôi. Những khuấy động nhọn, sâu vùng tàn tro, tưởng vĩnh viễn, chôn vùi. Tưởng chừng hằng hằng, im ắng.
01 Tháng Chín 202012:00 SA(Xem: 5125)
Sau mười tám năm bặt tin mới được gặp lại nhau, tôi còn nhớ cảm giác nôn nao, đồng thời lo lắng của mình. Tôi nôn nao gặp bạn và, lo lắng không biết thời gian có cho lại chúng tôi
18 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 5988)
Tôi luôn tự hỏi, không biết phương tây có bao nhiêu người hiểu được rằng, người Việt thường có tập quán gửi gấm những mơ ước thầm kín của mình
16 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 7280)
Những con sẻ nâu cũng ngậm tăm trong những chiếc ổ ken dưới những kẽ mái mà, những cọng rác rớt ngoài tổ bị gió táp, nhồi giận dữ.
24 Tháng Giêng 20206:55 SA(Xem: 7336)
Tôi vẫn nghĩ, nếu có những sự kiện đáng ghi nhớ, bị thời gian xóa nhòa hay đánh cắp một cách thô bạo, khi người ta bước vào tuổi già thì, cũng có những sự kiện, thời gian đã cho thấy sự bất lực của nó.
13 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 6657)
Tôi thấy (không nghe được,) ngọn lửa bùng lên trong lò thiêu. Và, tôi nghe (không thấy được,) nhiều tiếng nấc lênh đênh, la đà, bay ngang những mái đầu, cúi xuống.
22 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 11134)
Chúng tôi thay nhau nhắc lại, những ngày tháng của các năm 1995, 1996, khi trung tâm Diễm Xưa của nữ ca sĩ Thái Xuân chính thức nhờ họ Đinh bắt tay vào việc
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,