DU TỬ LÊ - Nguyễn Xuân Hoàng, viết như chủ tâm xác lập một bản ngã, khác,

15 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 11467)
DU TỬ LÊ - Nguyễn Xuân Hoàng, viết như chủ tâm xác lập một bản ngã, khác,

Đã lâu, trong một bài viết, bằng vào những trích dẫn kinh nghiệm kỹ thuật viết của một số tác giả tây phương và Việt Nam, Nguyễn Xuân Hoàng gián tiếp gửi tới những người đọc ông, một “thông điệp” nhằm trình bày quan điểm của mình, về quan điểm nến tảng, hình thành cõi giới văn chương của ông, hay, tại sao cácah viết đó. (1)

Ông kể:

“Có lần tôi được nghe một ‘ông bạn cầm bút’ bảo: ‘Này ông, tôi biết tay X. chưa bao giờ ở Hà Nội một ngày mà sao dám viết về Hà Nội. Tôi đã sống cả một thời tuổi trẻ ở đó mà tôi còn chưa viết nổi về nó, thế mà...!’

“Nhận xét của ‘ông bạn’ thật đơn giản như hai với hai là bốn. Người ta không thể viết về con người hay sự việc mà người ta không biết. Không biết thì không thể viết. Đó là chân lý.

“Nhưng ngay sau đó, tác giả dùng chính mình làm dẫn chứng về mối liên hệ máu, thịt giữa nơi chốn sinh sống và, sự thể hiện trong văn chương, rằng: ông đã ở Mỹ hơn mười năm, nhưng ông chẳng biết được bao nhiêu về đời sống, sinh hoạt của nước Mỹ, ngoài cái không gian nhỏ bé là quận hạt Orange County, và, cũng chỉ một mảnh nhỏ, rất nhỏ, của Orange County, bát ngát…”

Theo họ Nguyễn thì, thế hệ nhà văn ở tuổi năm mươi trở lên, sinh sống tại Hoa Kỳ, gặp hai bức tường ngăn chận to lớn là ngôn ngữ và tuổi trẻ.

Những người cầm bút ở độ tuổi ba mươi, tất nhiên không gặp trở ngại này. Tuy nhiên, vẫn theo ông, văn chương của họ cũng chỉ có thể chinh phục người bản xứ bằng một khi họ quay về nguồn cội của họ:

“Việt Nam trong phần sâu thẳm của trái tim họ sẽ là sức hút của tác phẩm họ với người đọc.”

Trở lại với tương quan kinh nghiệm đời sống và sự hình thành nhân vật của tác phẩm, tác giả “Kẻ Tà Đạo” xác nhận bằng những dẫn chứng trích dẫn từ những nhân vật trong tác phẩm của các tác giả ngoại quốc cũng như Việt Nam. Từ Turgeniev với tác phẩm “Cha và Con,” hay Pasternak với tới tác phẩm “Dr. Zhivago,” tới “Đồng Cỏ” của Nguyễn Đình Toàn, hay “Mùa Biển Động” của Nguyễn Mộng Giác… ông đã cho thấy những nhân vật trong tác phẩm của các những nhà văn ấy, ít nhiều, đều là những nhân vật trong tầm quan sát, nếu không phải là những người sống kề cận, quanh quẩn các nhà văn. Ông gọi đó là những kẻ từ đường phố, trong đời sống đi vào trang giấy. Ông viết:

“Người cầm bút nào chẳng xây dựng hình tượng có trong cuộc sống, thậm chí đôi khi nhân vật trong tác phẩm mang cả da thịt của chính tác giả nữa.”

Nhưng họ Nguyễn cũng nêu vấn nạn đâu là sự khác biệt giữa nhà văn và một người thợ chụp hình, kẻ thâu nhận mọi việc một cách khách quan vô ngã như một chiếc máy. Chính xác và trung thực?

Để trả lời câu hỏi này, tác giả “Người Đi Trên Mây” dẫn chứng:

“Hãy trở lại Turgeniev với cuốn ‘Cha và Con.’ Ông nói ấn tượng mà con người thầy thuốc tỉnh lẻ đã giúp ông sáng tạo nhân vật Bazarov thật mạnh mẽ, nhưng đồng thời vẫn chưa phải là yếu tố làm thành tác phẩm. ‘Cha và Con’ chỉ chào đời sau khi ông đã để trí tưởng tượng sáng tạo hoàn tất tác phẩm của ông (...)

“Có thể nói, mặc dù nhiều người cầm bút có cùng chung một kinh nghiệm, nhưng chính trí tưởng tượng sáng tạo của họ đã làm tác phẩm của mỗi người mang một khuôn mặt riêng, một vóc dáng riêng, một chiều sâu khác với những tác phẩm khác.

“Tưởng tượng sáng tạo cũng làm cho bút pháp của nhà văn này khác với nhà văn kia. Bút pháp là tác giả.

“Mặt khác, lời chỉ trích của ông bạn cầm bút trên, dường như cũng không thể giải thích được sự hình thành tác phẩm nghệ thuật trong nhiều trường hợp. Thử hỏi kinh nghiệm nào, con người nào đã giúp Jules Verne viết được ‘Hai ngàn dặm dưới đáy biển,’ Nguyễn Tuân viết được ‘Chùa Đàn,’ George Orwell với ‘Trại Loài Vật’…?

“Tôi đã sống ở Saigòn khá nhiều năm, ít nhất cũng là trên hai mươi năm, thế mà sao muốn viết một bài về thành phố này khó thế!

“Thành ra yêu cầu của ông bạn cầm bút nói trên có vẻ như chỉ đáp ứng có một yếu tố. Để hoàn tất một tác phẩm nghệ thuật, yếu tố đó quá mỏng. Đòi hỏi đó chỉ cốt yếu cho những người theo chủ nghĩa tự nhiên. Bởi vì trong văn học nghệ thuật bỏ quên cá tính sáng tạo, người viết chỉ còn một thể loại để theo là hoàn thành những thiên phóng sự cho những trang báo tin tức thời sự, xa hơn là những bài ký, ký sự, hồi ký, ghi chép... Nhưng ngay cả trong những thể loại này, hình như người đọc cũng không bằng lòng với vai trò chụp ảnh của người ký giả. Thiếu một bút pháp riêng biệt, thiếu một trí tưởng tượng sáng tạo, những trang viết của ông ta chỉ là những trang chữ ‘vô bản sắc, nhạt nhẽo, buồn bã’.”

Nguyễn Xuân Hoàng cũng đề cập tới sự phân loại hiện thực theo nhà văn Nathalie Sarraute, khi bà nói có hai loại hiện thực. Một loại là hiện thực nhìn thấy được nơi xã hội mà nhà văn đang sống, và loại hiện thực thứ hai, là hiện thực phóng chiếu từ hiện thực đời sống. Loại hiện thực thứ nhất, theo Sarraute không thể làm thành tiểu thuyết.

Mục đích bài viết này của tôi, không nhằm đặt vấn đề có bao nhiêu loại hiện thực hay, sự phân biệt hai loại hiện thực của Nathalie Sarraute, (2) chỉ là một cách nói mang nhiều tính đại diện cho phong trào “văn chương mới” mà bà một trong nhóm người khởi xuớng.

Bởi vì, với một nhà văn, nếu từng có những suy nghĩ tương đối đủ, trước phạm trù tương quan giữa văn chương và đời thường thì, đều hiểu rằng, hiện thực đời thường, một khi được nhà văn đem vào văn chương (trừ phi không phải là văn chương,) lập tức nó đã hóa thân thành một hiện thực khác.

Và, nhân lọai sẽ không thể có văn chương, nếu không có những hiện thực đời thường (trước khi hiện thưc này, trở thành một hiện thực khác,) với sự tiếp tay, yểm trợ tích cực của trí tưởng tượng.”

Ngay cả những tác phẩm được họ Nguyễn mang vào dẫn chứng của mình, như các tác phẩm “Trăm năm cô đơn”, “Trại súc vật” hoặc “Hai ngàn dậm dưới đáy biển”, “Dr. Zhivago”… (3) vốn là những tiểu thuyết mà các nhân vật của họ đều không là những nhân vật trong tầm quan sát. Họ (cũng) không phải là những người sống kề cận, quanh quẩn các nhà văn… như họ Nguyễn viết.

Nhưng sự hình thành của những tác phẩm vừa kể, cách gì cũng vẫn có những mắc míu từ những hiện thực đời thường, lịch sử, tra cứu, sưu tầm từ những quá khứ, hiện thực, đời thường xa, gần đấy.

Ở phần cuối cùng bài tạp ghi của mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng kết luận:

“Hãy viết bằng tiếng nói, bằng trái tim của mình. Hãy nói bằng cổ họng của mình. Đừng để cái giọng nói của người khác trong cổ họng của mình. Đừng để giọng nói của mình phát ra từ bất kỳ cổ họng một người nào khác. Hình như Turgeniev đã có lần nói như vậy.”

Những người theo dõi hành trình văn chương Nguyễn Xuân Hoàng, nhận ra rằng, ngay nơi tác phẩm thứ nhất, hay bước khởi hành đầu tiên trên dặm trường chữ nghĩa, với tập truyện “Mù Sương”, rồi “Sinh Nhật”…họ Nguyễn đã cho thấy mối bận tâm lớn lao ông dành cho tác phẩm của mình, không hề là đề tài, hay cốt truyện. Mọi nỗ lực lao lung với văn chương của ông là bút pháp! Cách viết!

Cũng ở lãnh vực bút pháp kia, những người theo dõi hành trình văn chương Nguyễn Xuân Hòang, ghi nhận, sự mô tả cảnh vật và nhân vật, dường dường không mối bận tâm lớn của họ Nguyễn.

Tác giả “Mù sương” cũng không tận khai những kỹ thuật căn bản như ẩn dụ, liên tưởng hay nhân cách hóa vốn là “thế mạnh” của văn xuôi, dù cho những kỹ thuật ấy, không làm thành bước đến cuối cùng của văn chương.

Tuy nhiên, chí ít, cũng giúp người đọc biện biệt được phần nào, tài năng cùng sự khác nhau giữa bút pháp của nhà văn này, với nhà văn khác (như mối quan tâm sắt thép của họ Nguyễn.)

Tôi không biết có phải như tôi đã ghi nhận về cõi giới văn xuôi Nguyễn Xuân Hoàng, là một cõi giới văn chương tự sự hay bán tự sự kể? Cho nên một số kỹ thuật căn bản đã được ông lướt qua, để những phần khác, tự thân bước ra và, sáng lên, như thể đó mới chính là hồn tính một chân dung tác phẩm.

Thí dụ, trong truyện ngắn “Một người ngồi ghế bành” nơi đoạn văn mô tả người và cảnh, ông viết:

“Tôi nắm tay Diệp băng qua con lộ nhỏ. Những ngón tay tròn mềm và lạnh lẽo của nàng nằm trong tay tôi làm tôi sợ. Chúng tôi đã ra đến đường lớn. Mặt lộ đọng nước mưa sáng lấp lánh ánh điện từ những cột trồng dọc hai bên lề đường. Xe cộ chuyển động ồn ào tới chóng mặt. Mặc dù Diệp đội khăn, tôi tưởng nhìn thấy mái tóc nàng ướt sũng trên một đôi mắt hân hoan cười cợt. Diệp đi bên tôi tung tăng như một có gái mới lớn…” (4)

Trong khi cũng một đoạn mô tả người và cảnh vật, một nhà văn cùng thời với tác giả “Sinh nhật,” nhà văn Nguyễn Đình Tòan, trong truyện ngắn “Đêm lãng quên” đã cho thấy nỗ lực hay chủ tâm khai thác những kỹ thuật căn bản, như so sánh, liên tưởng, ẩn dụ sắc, bén khi tác giả này viết:

“Nó đứng thẳng giữa cửa một tay dơ cây đèn lên cao. Từ trong nhìn ra, bóng của đứa con gái cắt lên cái nền đen đục củakhung cửa như một bức tượng nặng, tóc xõa trên tấm áo trắng ngắn, màu quần đen lẫn với bóng tối. Cái bóng nặng chặn ngang những cơn gió nồng nực thổi tới làm hơi thở của ta trở thành khó khăn hơn, có một chút gì đó đã tẩm lẫn vào không khí, cái không khí lạnh nhạt ta thở hít mỗi ngày, làm cho nó trở nên cay se, mùi phấn, mùi nước hoa rẻ tiền…” (5)

Người đọc Nguyễn Xuân Hoàng cũng nhận ra, ông ít khai thác tính từ (vốn được coi là giàu có so với một số ngôn ngữ khác.) Thay vào đấy, họ Nguyễn lại đưa đối thọai ra “tiền trường” và, những chuyển cảnh nhanh, qua các động tác, tựa ông muốn chừa lại hay, bỏ ngỏ những cánh cửa này, để đạt được tính khách quan cần thiết, theo quan niệm “văn chương mới?”

Tuy nhiên, rốt ráo, qua tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Hoàng đã cho thấy, ông có cùng một quan điểm với tác giả “La Nausée” - - Jean Paul Sartre, khi ông ta trả lời câu hỏi đặt ra cho chính ông. Câu hỏi ngắn, “văn chương là gì?” Sartre trả lời cũng ngắn gọn:

Văn chương là bút pháp.”

Bên cạnh đó, họ Nguyễn cũng cho thấy, vẫn qua tác phẩm của ông, điều ông đã trình bày trong bài viết kể trên, rằng:

“...Thậm chí đôi khi nhân vật trong tác phẩm mang cả da thịt của chính tác giả nữa.”

Và, với Nguyễn Xuân Hoàng, phần “da thịt của chính tác giả” không chỉ “đôi khi”. Nó gần như luôn có mặt (ngay cả trong những đối thọai giữa các nhân vật,) một cách nóng hổi niềm hân hoan hay, nỗi ngậm ngùi khó tách bạch giữa hình và, bóng của chính nó, nữa.

Từ đó, tôi muốn nói, Nguyễn Xuân Hoàng, viết như chủ tâm xác lập một bản ngã, khác. Bản ngã văn chương?

Du Tử Lê

(July 2010.)

Chú thích:

(1) & (3) Đọc: “Tưởng Tượng và Hiện Thực”, Nhật báo Người Việt, số Chủ Nhật, ngày 4 tháng 11 năm 2001.

(2) Theo Wikipedia thì Nathalie Sarraute là nhà văn Pháp, gốc Do Thái. Bà sinh ngày 18 tháng 7 năm 1900 tại thành phố Ivanovo, Nga. Năm 1909 bà theo cha di chuyển về Paris. Khởi nghiệp văn từ 1932, giữa thập niên 1950, bà cùng Alain Robbe-Griller cùng nhiều bạn văn nổi tiếng khác, chủ xướng phong trào “Văn chương mới / Nouveaux romans / New novel”. Ảnh hưởng của bà lan rộng khắp thế giới. Bà mất ngày 19-10-1999 tại Paris.

(4) & (5): Theo tuyển tập “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương ta”, Nxb Sóng, Saigòn, 1974. Cả hai trích đọan đều trên dưới 100 chữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười 201911:32 SA(Xem: 8307)
Em tự hứa với lòng, mình sẽ sống tử tế với nhau, trước khi thành quá muộn (*).
30 Tháng Mười 201912:55 CH(Xem: 4585)
Gia đình Nhà Thơ Du Tử Lê kính gửi lời tri ân đến
13 Tháng Mười 20195:55 SA(Xem: 9117)
Chương Trình Tang Lễ Nhà thơ Du Tử Lê (1942-2019)
30 Tháng Chín 20199:38 SA(Xem: 6242)
chiều rớt /xanh/ lưỡi dao,/ tôi khứng! chờ… mưa tới.
07 Tháng Chín 20199:11 SA(Xem: 5856)
Cùng chung một lớp với tôi, sau này có những người rất nổi tiếng, như nhạc sĩ Vũ Thành An, ký mục gia Bùi Bảo Trúc, nhà báo Trương Trọng Trá…
07 Tháng Tám 20191:31 CH(Xem: 5091)
đừng trông đợi, tôi vốn là bóng tối,/ không bình minh. nên chẳng có chân trời.
19 Tháng Bảy 20199:18 SA(Xem: 5118)
giờ, người tâm-an-trú,/ với nguyên ngày xuất hiện.
10 Tháng Bảy 20199:58 SA(Xem: 4247)
gió quy hoạch nắng, mưa cho phố./ em quy hoạch tôi: rừng lãng quên./ ngày quy hoạch tháng cho khô, héo./ thần chết quy hoạch tôi: đáy sông.
26 Tháng Sáu 20192:06 CH(Xem: 5739)
-những ngày còn được sống với em/ với tôi là tình yêu cuối cùng./ -hay chính em:/ là quê hương tôi đã mất!?!
28 Tháng Năm 20199:45 SA(Xem: 4969)
bình minh thả xuống tôi nụ cười héo,/ tháng, ngày dư thảng thốt cánh dơi./ bao bằng hữu theo nhau, không trở lại./ mưa, nắng tôi: khoảng cách ngại nghi đời.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17056)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12265)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9177)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22913)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,