Nhà thơ Thái Thủy, người đứng sau nhiều cột mốc văn học, nghệ thuật miền Nam,

24 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 11318)
Nhà thơ Thái Thủy, người đứng sau nhiều cột mốc văn học, nghệ thuật miền Nam,



Trong chiều dài sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, nhiều nhân vật từng có mặt, tham dự vào những cột mốc đáng kể của dòng sông nước xiết này. Nhưng vì bản tính hay, do những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, họ không hề xuất hiện nơi “tiền trường”. Tôi muốn gọi những người này, là những nhân vật “behind the scenes”.

Một trong những nhân vật “behind the scenes” đó, là nhà thơ Thái Thủy. Họ Phạm

Ông và gia đình hiện cư ngụ tại miền nam California, từ năm 1997, sau nhiều năm tháng tù đầy bởi biến cố 30 tháng 4-1975.

Cùng với ông Vũ Quang Ninh, Tổng giám đốc hệ thống Little Saigòn Radio, ở Hoa Kỳ hiện nay, nhà thơ Thái Thủy bước vào ngành phát thanh rất sớm, khi ông mới 17 tuổi.

Đó là năm 1955, tại thành phố Hải Phòng, khi cố luật sư Lê Quang Luật, với tư cách Đại biểu Chính phủ Bắc phần, trong 300 ngày cuối cùng, trước khi chương trình di cư đồng bào miền Bắc vào Nam, kết thúc theo hiệp định Genève 1954, dùng phương tiện truyền thanh để kêu gọi, thông báo những chi tiết cần thiết cho số người muốn đi cư vào Nam; trước khi thời hạn di cư chấm dứt, theo quy định của hiệp định.

Những người có chiều dài thân thiết với nhà thơ Thái Thủy trên nửa thế kỷ cho biết, dường như họ Phạm sinh ra để làm công tác truyền thanh, như định mệnh thứ nhất của đời ông.

Bởi vì, khi di cư vào Saigòn, ngay khi chưa có một chọn lựa nào, ông đã được nhà văn Chu Tử giới thiệu với Hồ Hán Sơn; để cùng ông Sơn thực hiện chương trình phát thanh cho Trung tướng Nguyễn Thành Phương, Cao Đài, mục đích ủng hộ chính quyền do Thủ tướng (trước khi trở thành Tổng thống) Ngô Đình Diệm đứng đầu.

Đó là đài “Tiếng nói của Hội Đồng Nhân dân Cách Mạng”, trụ sở đặt tại đường Phùng Khắc Khoan, Saigòn. 

Khi ông Trần Chánh Thành được Tổng thống Diệm bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng bộ Thông Tin, thì cũng là thời gian đài Pháp Á bị đóng cửa. Văn nghệ sĩ từng cộng tác với Pháp Á được mời về cộng tác với đài Tiếng Nói Quốc Gia (còn được gọi ngắn, gọn là đài Saigòn.)

Ở giai đọan này, nhà thơ Thái Thủy là phụ tá của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Trưởng phòng Văn Nghệ của đài.

Cũng ở thời điểm này, hai người bạn của Thái Thủy là Vũ Quang Ninh, Thanh Nam (nhà văn) và luôn cả Thái Thủy còn là ba chàng độc thân, đã chung tiền mua một căn nhà ở đường Phan Văn Trị, khu Nancy, gần nhà cố Họa sĩ Tạ Tỵ.

Chính tại căn nhà ở khu Nancy ấy, Thái thủy đã gặp gỡ và, mau chóng có một tình thân đặc biệt với cố thi sĩ Đinh Hùng - - Trước khi ông cùng Thanh Nam nhận lời Đinh Hùng bắt tay vào việc thực hiện chương trình thi văn Tao Đàn, với lời mở đầu quen thuộc qua giọng đọc của thi sĩ Đinh Hùng:

Đây Tao Đàn, Tiếng nói của thơ văn miền Tự Do”.

Cũng tại ngôi nhà của ba chàng trẻ tuổi…Bắc kỳ di cư kia, Thái Thủy đã gặp nhà thơ Nguyên Sa, trước khi ông trở thành người giữ một vai trò quan trọng của Tạp chí Hiện Đại, phát hành số đầu tiên, tháng 4 năm 1960. 

Là người được định mệnh chọn, để gắn bó một đời với nghiệp phát thanh, nhà thơ Thái Thủy trải qua gần như tất cả các đời Giám đốc rồi Tổng giám đốc (sau khi được nâng cấp) của Hệ thống Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam kể từ 1955 tới tháng 4 năm 1975.

Một trong vài người có cơ hội làm việc với ông Đoàn Văn Cầu, Giám đốc đầu tiên của đài Vô Tuyến Truyền Thanh Việt Nam, cho biết, họ Đoàn là một người không chỉ có công đặt nền tảng cho nền phát thanh Việt Nam thời còn non trẻ mà, ông còn là người rất trọng đãi những văn nghệ sĩ cộng tác với đài, không phân biệt nam, bắc; cũng không phân biệt cổ hay tân nhạc.

Nhân vật này kể, mỗi chương trình và mỗi nghệ sĩ tham dự vào chương trình trong vai trò biên tập hay, trình diễn, đều được trả đồng đều 200$/ 1 người, cho mỗi chương trình.

Với giá sinh hoạt năm 1955 thì, cát xê 200$ cho một nghệ sĩ trong mỗi chương trình là con số rất lớn.

Cũng chính nhờ họ Đoàn, khi thấy đài Saigòn đã có chương trình Cổ Nhạc Nam Phần và, Cổ Nhạc Bắc Phần mà chưa có chương trình Thi Văn, nên ông đã liên lạc với thi sĩ Đinh Hùng, đề nghị với tác giả “Mê hồn ca” thực hiện một chương trình thơ văn của đài.

Sinh thời, khi được hỏi về chương trình Tao Đàn, cố thi sĩ Đinh Hùng nói, ông nhận lời đề nghị của ông Đoàn Văn Cầu. Ngặt nỗi ông chỉ có khả năng viết bài, đọc qua làn sóng điện…Nhưng ông lại không có chút kinh nghiệm nào về phương diện kỹ thuật!

Để giải quyết cái “khâu” sinh tử này, tác giả “Đường vào tình sử” tìm tới căn nhà ở đường Phan Văn Trị của ba chàng độc thân, như đã nói ở trên. (1)

Kết quả, Thanh Nam, Thái Thủy (về sau, còn có thêm Tô Kiều Ngân) nhận lời hợp tác với thi sĩ Đinh Hùng, dựng bảng Chuơng trình thi Văn Tao Đàn, “Tiếng nói của thơ văn miền tự do”.

Người gánh vác phần kỹ thuật chính, là nhà thơ Thái Thủy.

Để chương được phong phú, đa dạng, bốn nhân vật khai sinh chương trình thi văn Tao Đàn chia nhau đi mời một số nam, nữ nghệ sĩ đảm trách phần diễn ngâm. Giai đoạn khởi sự, người ta nhớ có các nghệ sĩ như Giáng Hương(2,) Hồ Điệp, Quách Đàm, Hoàng Thư v.v…

Về nội dung chương trình Tao Đàn được phân chia như sau:

Phần cổ thi, Đinh Hùng phụ trách. Phần thơ văn hiện đại thì Thanh Nam, Thái Thủy và Tô Kiều Ngân đảm nhận.

Khởi đầu, chương trình thi văn Tao Đàn phát thanh 6 buổi một tuần. Thời lượng: 40 phút. Từ 9 giờ 20 tới 10 giờ tối.

Một thành viên có mặt từ đầu trong chương trình Tao Đàn cho biết, ở giai đọan đó, sinh họat văn học nghệ thuật của miền Nam chưa phát triển mạnh mẽ. Thị trường sách, báo còn khan hiếm. Nhất là lãnh vực thơ mới. Để có đủ bài vở cho 6 chương trình mỗi tuần, ban biên tập của chương trình Tao Đàn phải tìm kiếm thơ cũ trong các sách, báo cũ, cũng như tìm đọc thơ văn trong các báo đương thời, hầu có thể tìm kiếm những bài thơ hay, đáp ứng được nhu cầu của chương trình…

Chương trình thi văn Tao đàn ăn khách tới mức độ, chỉ một thời gian sau, một số soạn giả tuồng Cải lương, như Hoàng Khâm hay, Kiên Giang – Hà Huy Hà…đã đem thể điệu ngâm thơ của miền Bắc vào trong các vở tuồng của họ. Họ gọi cách diễn đạt đó là “ngâm thơ kiểu Tao Đàn”.

Ngòai ra, một sự kiện theo chúng tôi, cũng nên được ghi lại. Đó là khỏang đầu thập niên 1960, hai ông Thanh Nam và Thái Thủy lập thêm một chương trình, gọi là chương trình “Thi - Nhạc Giao Duyên.”

Như tên gọi, đây là chương trình ngâm thơ xen kẽ với tân nhạc.

Để thực hiện được sự hòa điệu này, Thanh Nam và Thái Thủy đã phải thay phiên nhau làm những bài thơ có nội dung gần với nội dung của các bản nhạc được chọn, trước khi cho hai loại hình thái nghệ thuật này…giao duyên nhau.

Cho đến nay, không ai trả lời được câu hỏi, phải chăng, khởi từ sáng kiến “thi-nhạc giao duyên” mà sau này, miền Nam có thêm một hình thái nghệ thuật khác nữa; được biết dưới tên “Tân - Cổ giao duyên”?

Mặc dù chương trình được quần chúng ủng hộ mạnh mẽ, nhưng với số lượng văn nghệ sĩ cộng tác từ biên tập tới diễn ngâm khá đông đảo, cộng thêm giờ phát thanh khá nhiều, đài Saìgon mỗi tháng đã phải chi trả một số tiền không nhỏ cho chương trình Tao Đàn đó. 

Vì sự tốn kém quá lớn vừa kể mà, vào cuối năm 1957, số lượng buổi phát thanh của chương trình Thi Văn Tao Đàn đã bị rút xuống còn 3 buổi, thay vì 6 buổi mỗi tuần, như những tháng ,năm đầu.

Cũng thời gian này, ông Giám đốc Đoàn Văn Cầu bị một số người ganh ghét tố cáo với Tổng thống Diệm tội “nhũng lạm công quỹ”!

Ông Đoàn Văn Cầu bị Tổng thống Diệm kêu trình diện.

Họ Đoàn thẳng thắn khai rằng, ông có chi ra một số tiền lớn cho nhân viên cũng như cộng tác viên của đài Saigòn. Nhưng ông xác định, ông không hề tư túi, dù chỉ một đồng của công quỹ.

Họ Đòan qủa quyết:

“Xin Tổng thống cho người điều tra… Nếu tôi có lấy một đồng công quỹ để tiêu dụng cho cá nhân hay gia đình tôi, thì Tổng thống cứ việc bỏ tù tôi…”

Kết quả, Thống thống Diệm thấy lời khai của ông Đoàn Văn Cầu là đúng. Nên ông chỉ cách chức họ Đòan mà thôi.

Trở lại với chương trình thi văn Tao Đàn thì, năm 1967, khi thi sĩ Đinh Hùng từ trần, bà Đinh Hùng tới đài Saigòn, gặp nhà thơ Thái Thủy, Trưởng ban Chương trình, xin cho bà thay chồng, tiếp tục điều hành hành chương trình Tao Đàn.

Dù rất cố gắng, bà Đinh Hùng cũng không duy trì được bao lâu, chương trình Thi văn Tao Đàn do chồng bà sáng lập.

Vì lý do ngân sách, cát xê trả cho các chương trình của đài Saigòn ngày một thêm eo hẹp!

Du Tử Lê

Chú thích:

(1) Không lâu sau, Vũ Quang Ninh lập gia đình, cần tiền cưới vợ, căn nhà phải bán đi. Thanh Nam và Thái Thủy lại chung tiền mua một căn nhà khác ở xóm Sáu Lèo, sau lưng rạp Thanh Bình. Tình cờ họ mua trúng căn nhà do thi sĩ Nguyên Sa làm chủ.

(2) Nghệ sĩ Giáng Hương hiện cư ngụ tại miền nam cali. Bà là người bạn đời đầu tiên của nam danh ca Anh Ngọc.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 202012:00 SA(Xem: 10330)
bông hoa mách một con đường ngắn nhất đem mùi hương vào tận giấc mơ người.
27 Tháng Giêng 20206:29 SA(Xem: 5829)
Giữa những giây phút cuối cùng của năm cũ sẽ vĩnh viễn khép lại và, một năm mới hớn hở mở ra, có một khe hở mà, chúng ta gọi là Giao thừa.
14 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 7911)
chiều thơm, tất tả đêm suy kiệt/ trí nhớ dậy hương từng vết thương/
18 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 9545)
có thể em không biết/ tôi đã trở lại nhiều lần vỉa hè/ nơi chúng ta từng ngồi với bạn bè,/ trên những chiếc ghế thấp
16 Tháng Mười Hai 20199:26 SA(Xem: 9482)
Góc đêm, Sài Gòn xưa, với tôi, là những con đường vắng lặng, với những ngọn đèn đường lẻ loi, cúi xuống kiếm tìm linh hồn, hay ngắm nhìn chiếc bóng chơ vơ của chính nó.
19 Tháng Mười Một 20196:07 CH(Xem: 6714)
mưa đi xa, khuất. em và nắng./ tưởng chút buồn? sao mãi thốn tâm?
19 Tháng Mười Một 201910:18 SA(Xem: 6900)
nghìn năm nữa, tôi vẫn là đứa trẻ/ cần bàn tay của mẹ thuở lên năm
19 Tháng Mười Một 20199:39 SA(Xem: 5974)
những con chữ như mây,/ trên vai đời thất lạc./ lao lung những đường bay,/ tận cùng đêm: thương-lắm.
19 Tháng Mười Một 20199:30 SA(Xem: 6004)
thời đại chúng ta đang khép lại./ chúng ta rồi cũng sẽ lần lượt đi xa./ nhưng những tận hiến của bạn cho mai sau,/ sẽ mãi ở lại/ cùng hân-hoan-biển-lớn.
19 Tháng Mười Một 20199:20 SA(Xem: 5446)
dù người nhớ hay quên thì, cũng vậy/ chúng ta đà chạm đến đáy thương yêu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,