Đi về phía yếu đuối của con người nhà văn Cao Xuân Huy

06 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 13817)
Đi về phía yếu đuối của con người nhà văn Cao Xuân Huy

caoxuanhuy-content

Tôi vẫn nghĩ, trước khi nài ép văn chương phải đeo trên vai, phải ôm trước ngực những nhiệm vụ to lớn như cải tạo xã hội, giáo hóa loài người, thần thánh một khuôn mẫu người hùng…Thì văn chương trước nhất phải là cái chân thật. Chân thật tự nó toát ra cái đẹp. Chân thật là trái tim của văn chương. Chân thật là bước đến cuối cùng của chữ, nghĩa.

Ngay những chân thật trần trụi, gần với bản năng con người, cũng là mảnh đất mầu mỡ nhất để tự đó, những mầm cây, những nụ hoa nhân bản mọc lên và, trổ bông. (Tất nhiên mọi mô tả đều không thể tách lìa khỏi căn cốt của chữ nghĩa mang tính văn chương. Ngược lại, nó sẽ chỉ như một thứ truyện được ghi chú từ một tới ba, bốn “x” mà thôi.)

Với mẩu chuyện “Trả lại tiền” của Cao Xuân Huy, tôi gặp mầm cây và nụ hoa nhân bản lấp lánh giữa những dòng chữ.

Đó là mẩu chuyện nói về một người tù cải tạo trẻ tuổi, độc thân, sau nhiều năm tù đầy, được thả, có nhu cầu sinh lý. Anh đi giữa một Saigòn từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông.” Nhưng vào những năm cuối thập niên (19)70, đầu thập niên (19)80 Saigòn bị lột xác. Saigòn trở thành sân khấu lộ thiên, tố giác thảm cảnh xã hội nghèo đói, đọa lạc. Một thành phố chết với đám người vất vưởng sống. Vất vưởng đi lại như những hình ma, bóng quế.

Sự vất vưởng kéo lê một cuộc sống đáy cùng đói khát không chỉ phơi ra từ phía những người phụ nữ phải làm nghề đứng đường mà, vất vưởng còn phóng những lát dao “hồ hỡi” bất nhân lên thân, tâm của cả khách “tìm hoa” nữa!

Tới hôm nay, người ta vẫn chưa xác định được nghề buôn hương, bán phấn có tự bao giờ. Nhưng ở bất cứ xã hội nào, dù văn minh hay chậm tiến, nghề này cũng đã có mặt như một thực tế mặc nhiên của xã hội. Khác nhau chăng là cách thế hiện hữu của khía cạnh xã hội ấy.

Trước tháng 4-1975, sinh hoạt mua bán tình dục ở Saigòn cũng được ghi nhận là khá rầm rộ. Nó tập trung vào một số khu vực, một số nơi chốn xa trung tâm thành phố. Thường ở vùng ngoại ô, hoặc những nơi gần với các trại lính...

Nhưng qua mô tả của Cao Xuân Huy trong mẩu chuyện “Trả lại tiền” thì sinh hoạt này không những đã trở thành “đại trà” công khai mà nó còn diễn giữa ngay giữa lòng Saigòn! Một trong những nơi đó: “Trước cổng dinh Độc Lập!”  Ngay gốc cây!

Vẫn theo mô tả của tác giả, ngoài nhu cầu bản năng, thân xác, dù mang tiếng là “khách tìm hoa” thật đấy, nhưng hoàn cảnh của vị khách kia, cũng chẳng hơn hoàn cảnh của người bán hoa, chí ít cũng về phương diện kinh tế.

Phải chăng đó cảnh “đò nát gặp nhau” của một xã hội xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực?

Cái vật vờ đặc, cứng tới mức độ chẳng những người đọc không thấy một mô tả cảnh vật nào mà, ngay phần đối thoại trong cuộc đổi trác thân xác cũng kiệm lời tối đa. Những mẩu đối thoại mua bán tình dục không sượng sần, vào thẳng cuộc mặc cả. Những nhân xưng đại danh tự thường phải có trong bất cứ cuộc đối thọai nào, cũng được cắt bỏ!

Khi “thương thảo” với nhau, hai đối tác trao đổi quan điểm của mình, như hai người máy!

Thí dụ:

“Gã đảo một vòng quanh công viên trước cổng Dinh Độc Lập. Tối. Mỗi gốc cây đều thấp thoáng bóng người. Vài tay cũng đạp xe rảo rảo giống gã. ‘Được rồi.’

“Gã tấp vào một gốc cây.

“Một ả ló ra kéo tay gã:

“‘Dzô sát trong đây.’ 

“‘Nhiêu?’

“‘Hai chục.’

“‘Không có đủ.’

“‘Dzậy có nhiêu?’

“‘Thổi không thì nhiêu?’

“‘Mười.’

“‘Vẫn không đủ.’

“‘Dzậy chớ muốn nhiêu?’

“‘Có năm thôi.’

“ ‘Hổng được. Đụ má…Chưa mở hàng.’ ”

(CXH, Sđd. Trang 89 &90.)

Qua trích đoạn trên, người đọc cũng có thể hình dung đó là một cuộc đối thoại giữa hai con thú, được tác giả diễn giải lại, bằng ngôn ngữ con người!

Nhưng sau ngã giá, cuộc mua bán thân xác chưa kịp hoàn tất đã bị phát hiện bởi một “tên dân phòng.”

Nhân vật mang chỉ danh “dân phòng” theo lời kể của tác giả, cũng có một người anh đi tù cải tạo như nhân vật (tác giả?) trong chuyện. Vì thế, hắn bắt người phụ nữ đứng đường phải trả lại cho khách tìm hoa, số tiền ít ỏi tới mức chính hắn cũng phải ngỡ ngàng! Nhưng:

“Gã đàn ông lên xe đạp đi. Đợi tên dân phòng đi khuất, gã vòng xe lại, đến gần ả:

“‘Này. Tôi trả lại năm đồng.’

“Ả quay lại. Cái nhìn đậu trên mặt gã vài giây, rồi nói:

“‘Thôi, giữ lấy xài đi.’”

(Sđd. Trang 91).

Lúc này, lần đầu tiên, nhân xưng đại danh tự “tôi” hiện ra với tất cả dịu dàng, nhân ái.

Phải chăng vì cùng cảnh ngộ, cùng thân phận của những con người thình lình bị trận cuồng phong chính trị vứt ra bên lề xã hội (như sự ném, vứt những mụn giẻ rách) nên khi gặp nhau, họ lại có được cái tinh thần xót thương nhau một cách bất ngờ, chứa chan tình đồng loại? 

Đó cũng là những cơ hội hãn hữu, cho họ được sống lại, được hành xử với nhau, như những con người?

Ở trường hợp này, tôi cho, ngôn ngữ giao tế trong đời thường càng vắng mặt bao nhiêu, ý nghĩa sâu kín của nhân tính càng hiển lộng bấy nhiêu! Sự hiển lộng nằm nơi nội dung của từ ngữ trao đổi và, nhất là ở những tán thán tự hay những hư tự như “thôi” và “đi” trong mẩu đối đáp chỉ vỏn vẹn năm chữ, trước khi mẩu chuyện được khép lại.

Nói cách khác, sự kỳ diệu của văn chương, nghệ thuật, không chỉ có nơi ngôn ngữ, động tác mà, ngay gỗ, đá cũng có thể có cho riêng nó một trái tim, một hơi thở. Nếu chúng có được vị trí mà những người làm văn học, nghệ thuật gọi là “đắc địa.”

 

Trở lại với “Vài mẩu chuyện” của Cao Xuân Huy, tôi nghĩ, có dễ một trong những điểm khởi đầu tiên của bản năng con người là tính đùm bọc. Thương yêu. Vì thế, bất cứ một những tác phẩm văn xuôi nào, thuộc khuynh hướng hiện thực xã hội, nếu dẫn dắt được người thưởng ngoạn về thấu điểm khởi nguồn này, đều dễ gây được sự mủi lòng, thậm chí lấy được nước mắt độc giả…Dù cho những tác phẩm kia có thừa mứa những cường điệu, giả trá nhằm phục vụ những toan tính ngoài văn chương!

 

Lại nữa, khi kể lại những ngày bị thú vật hóa trong nhà tù cộng sản, Cao Xuân Huy đã làm được công việc của một nhà văn có bản lĩnh là, đem được mình khỏi chính mình, để ngắm nhìn mình, như con thú tự lột da, hầu nhìn được toàn bộ thân thể nó, rớm máu…

Tôi không nghĩ tôi đã có một so sánh quá đáng sau khi đọc “Miếng ăn” của Cao Xuân Huy trong tập “Vài mẩu chuyện.”

Đó là một trong những mặt “tiêu cực” của cảnh đời những người lính miền Nam bị chính phủ Cộng sản Hà Nội cầm tù sau biến cố tháng 4-1975.

Câu chuyện kể thời gian bị giam cầm, tác giả không được thăm nuôi. Ông cũng không chịu nhập bọn với số bạn tù chủ trương “bay đêm,” tức rình mò để ăn cắp thực phẩm của những bạn tù được thân nhân tiếp tế dồi dào. Tác giả dứt khoát quan niệm:

Miếng ăn là miếng nhục, dù có thiếu thốn đến đâu đi chăng nữa, dù có thèm thuồng đến đâu đi chăng nữa, miếng ăn vẫn không thể làm nhục con người mình được…”

Vì thế, ông cũng từ chối “nhập đảng” với những bạn tù “tư bản.” Những người được thân nhân tiếp tế thực phẩm phủ phê. Nhưng, quyết tâm của tác giả, không phải không bị bản năng đôi lúc “thách thức” một cách ngặt nghèo!

Trong “Miếng ăn” tác giả kể lại chuyện một đêm sát Tết, hai bạn tù nằm cùng chiếu với ông, nấu một nồi chè, rôm rả mời ép nhau ăn…Coi tác giả như không có! Ông đã phải trùm chăn, nằm co chân cho họ đủ chỗ ngồi. Cho tới khi:

“Tiệc tan, mọi người giải tán, hai tay tư bản cạnh tôi vừa dọn dẹp vừa nói với nhau.

“ ‘Còn một tô mày ăn nốt đi.’

“ ‘No thấy mẹ rồi còn ăn gì nổi nữa. Mày ăn đi’.

“ ‘Tao cũng ăn hết nổi rồi, mà đổ đi thì uổng. Hay mình chia đôi’.

“ ‘Đổ đi. Chỉ cần húp thêm một miếng nữa là tao ọc ra hết’.

“Người tôi run lên bần bật, tôi mím môi, bạnh hàm, nghiến chặt răng, nuốt liên tục mà sao nước dãi cứ ứa ra, đầy mồm rồi trào ra mép. Với một sự cố gắng vượt bực, tôi vẫn không thể kềm giữ nổi nước dãi, nước mắt tôi tự động ứa ra, Không hiểu tại sao? Đưa tay quẹt mồm và dịu mắt liên tục vẫn không ăn thua gì. Trời ơi, tôi bất lực rồi, tôi không còn kiểm soát được tôi nữa rồi. Tôi thua cuộc rồi. Tôi lẩm nhẩm cầu xin trong đầu: ‘Mời tao đi, mời tao một tiếng, một tiếng thôi. Hãy mời tao một tiếng để tao từ chối. Có được mời và tiếng từ chối được phát ra thành tiếng, nước dãi tao mới hết chảy. Mời tao đi, mời đi, một tiếng thôi’. “Nhưng chẳng ai mời tôi tiếng nào. Hai người cứ mời qua mời lại, rồi cuối cùng đem đổ.

“Tai tôi nóng bừng lên, đầu tôi như vỡ tung ra hàng trăm nghìn mảnh. Tôi hét to lên một tiếng, và tôi không còn biết mình là ai, tôi không còn biết mình đã làm những gì nữa.

“Cho đến tận bây giờ, mọi người có mặt trong lán, kể cả hai nạn nhân vẫn không biết lý do tại sao lại bị một trận đòn thù đến nỗi phải đi nằm trạm xá, và tôi, bị cùm để được ăn một cái Tết trong xà lim.”

(CXH, Sđd. Trang 18.) 

Mẩu chuyện “Miếng ăn” là cơn bão tâm cảm sau chót, khiến tôi thấy phải viết về Cao Xuân Huy. Như một Con Người. Một Nhà Văn. (Tôi viết hoa cả hai danh từ này). Ông có thể từ chối vinh-dự-lầm-than đó! Mặc dù mọi từ chối không nhất thiết luôn là chiều kích của khinh bạc mà, theo tôi, đôi khi cũng chỉ là mặt khác của sự yếu đuối vậy! 

Du Tử Lê,

(Calif. tháng 10 – 4th. 2010.)

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Năm 20189:25 SA(Xem: 5590)
tôi sẽ tìm em giữa hư không/ khi thiên thu cuộn tròn trong dấu chấm.
16 Tháng Tư 201810:05 SA(Xem: 4572)
"như mặt trời nằm ngoài mọi viễn vọng kính hiện đại nhất/ (những mặt trời nhân loại chưa từng được hân hạnh biết tới),/ là giấc mơ bốc khói,"
02 Tháng Tư 20189:24 SA(Xem: 5761)
Thưa anh, hơn nửa thế kỷ trước, anh không chỉ là cha đẻ của “Hận Nam Quan” mà, anh còn là hình ảnh Phi Khanh trong tôi và các bạn của tôi nữa.” .
08 Tháng Ba 20182:11 CH(Xem: 5157)
nuôi người: trang sách thơm / trái tim từng con chữ/ vết răng gửi trên lưng/ sang sông cùng cổ tích
19 Tháng Hai 20189:24 SA(Xem: 4662)
"ký ức. sầu đông,/ thở bằng tim-kỷ-niệm./ tôi ôm và, hôn em từ phía sau./ thấy lưng buồn như dòng sông tuổi nhỏ, bị đánh cắp..."
02 Tháng Giêng 20189:48 SA(Xem: 5060)
"(rồi),cũng em / cho tôi một chân trời mới / (để) giọt lệ sẽ tìm được nhau / nghìn năm sau / dù thương, nhớ có thể đã rơi theo một chiều kích khác."
01 Tháng Giêng 20182:17 CH(Xem: 10828)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau? trên quê hương, đất nước của mình?
26 Tháng Mười Hai 20179:52 SA(Xem: 5161)
"mưa từ đôi mắt nhau/ mang theo màu địa ngục/ những giọt nước trong veo/ trì chiết người bất hạnh"
29 Tháng Mười 20179:34 SA(Xem: 6376)
sớm mai thức, thức xanh: mưa. nắng./ ngọn cỏ đau /từ những thị phi/
12 Tháng Chín 20179:26 SA(Xem: 5836)
mỗi chúng ta, không ai chọn được đúng điều mình muốn /mọi nhắc nhở hãy cố sống đúng đời mình/ chỉ là cách nói.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17043)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,