Vũ Hữu Định, người đội vương miện cho thành phố Pleiku

21 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 14752)
Vũ Hữu Định, người đội vương miện cho thành phố Pleiku

vuhuudinh-content-content

Trong sinh hoạt 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, có một hiện tượng ít người để ý; đó là hiện tượng có một số nhà thơ được quần chúng biết đến, không phải vì tự thân những sáng tác của họ phổ biến trong sách, báo mà, vì họ có một (hay nhiều hơn một) bài thơ được soạn thành ca khúc. Nếu rất mau chóng những ca khúc đó, trở thành quen thuộc, thân thiết với nhiều giới.

Vì những tính chất đặc biệt sẵn trong nội dung của những bài-thơ-trở-thành-ca-khúc nổi tiếng kia, nên đám đông thường nhớ tới tên tác giả thứ nhất (nhà thơ,) nhiều hơn tên tác giả thứ hai (nhạc sĩ.)

Một trong những trường hợp điển hình cho hiện tượng vừa nêu là ca khúc “Còn chút gì để nhớ,” thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy xuất hiện vào đầu thập niên (19)70.

Tính chất đặc biệt trong bài thơ phổ nhạc “Còn chút gì để nhớ” là thành phố nhỏ Pleiku, ở vùng Tây nguyên. Nơi tập trung rất nhiều sắc lính thuộc QL/VNCH cũ.

Ca khúc vừa kể phổ biến tới mức, khi nhắc tới, người ta thường nói thêm (như thể cho rõ nghĩa): “Em Pleiku má đỏ môi hồng.” Cùng lúc, người ta cũng nhớ tới Vũ Hữu Định, trước khi nhớ Phạm Duy. (1)

Nhưng ở thời gian đó, nếu có ai hỏi Vũ Hữu Định là ai? Hầu hết sẽ không thể trả lời chính xác câu hỏi này.

Tuy nhiên, sau biến cố tháng 4-1975 và, nhất là sau cái chết của Vũ Hữu Định, một số bằng hữu của ông đã có những bài viết tương đối đầy đủ. Khả dĩ vẽ được chân dung, con người tác giả “Còn chút gì để nhớ” bằng chữ.

Một trong những bài viết tạo được nhiều chú ý nơi người đọc là bài viết của nhà thơ và cũng là nhạc sĩ Đynh Trầm Ca - - Người cùng thời với nhà thơ Vũ Hữu Định. Họ quen biết nhau từ giữa thập niên (19)60.

Trong bài viết của mình, nhà thơ Đynh Trầm Ca ghi lại khá đầy đủ tiến trình thi ca của Vũ Hữu Định, tự bước khởi đầu.

Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca viết:

Bút hiệu đầu tiên của Vũ Hữu Định là Hàn Phong Lệ, làm thơ vào những năm 60. Tôi đã thấy cái tên này trên những tờ báo không có ‘tầm cỡ’ cho lắm. Những năm đó tại Quảng Nam Đà Nẵng có những cây viết xuất hiện trên những tạp chí ‘bề thế’ của Sài gòn và gây ấn tượng ngay cho người đọc. Những Nguyễn Nho Sa Mạc, Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Phương Tấn, Hoàng Thị Bích Ni, Phan Duy Nhân, Hoàng Lộc, Nguyễn Nho Nhượn, Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa, Tần Hoài Dạ Vũ, Triều Hoa Đại, Chu Tân, Hạ Đình Thao, Hạ Quốc Huy v.v... cứ mỗi năm một đầy thêm, đã làm mờ lấp Hàn Phong Lệ và nhiều người làm thơ khác cùng thời. Tôi cũng là người làm thơ từ thuở ấy, nhưng chẳng hề giao du với ai. Có vài anh em do ‘trời đất xui khiến’ mà gặp nhau. Trong số hiếm hoi đó có Vũ Hữu Định.

“Hình như lần tương ngộ đầu tiên là một ngày mùa đông năm 67, 68 gì đó. Tôi đang ở nhà mẹ tôi sau lưng thị trấn Vĩnh Điện thì có hai người, một mặc quân phục, một mặc đồ đen XDNT (xây dựng nông thôn), đẩy chiếc xe Gobel trên đường lầy lội vào nhà. Anh Nguyễn Tam Phù Sa giới thiệu tôi biết Vũ Hữu Định. Vũ Hữu Định đang đi giang hồ qua chỗ Phù Sa đóng quân thì hết xăng. Anh đâu định ghé nhà tôi mà rồi lại ghé. Tôi chưa biết anh là ai nhưng anh thì biết tất cả những người trong làng văn nghệ từ những nhà thơ, nhà văn, đến các nhạc sĩ, họa sĩ... kể cả những người không mấy tên tuổi. Anh biết gần hết những nơi có văn nghệ sĩ ở trên các tỉnh miền Nam. Anh nói chuyện có duyên và vui vẻ. Qua anh, tôi biết được những ‘cái tật’ lạ thường của nhiều người tôi đã từng biết tên hoặc chưa biết. Anh thật sự hấp dẫn tôi về những ‘chuyện trên trời, dưới đất’ nhưng vẫn chưa hấp dẫn tôi về thơ anh. Sau ngày đó thì anh mất biệt và tôi cũng chẳng còn nhớ anh.” (Theo Wikipedia.)

Những năm sau đó, vì chiến tranh lan rộng, anh em văn nghệ tản lạc khắp nơi. Ở Quảng Nam, gần như chỉ còn một mình Đynh Trầm Ca. Nói cách khác, ông không có dịp gặp lại bạn thơ Hàn Phong Lệ mà, chỉ thỉnh thoảng nghe kể Hàn Phong Lệ cùng Trần Quang Lộc, A Khuê… nay đọc thơ chỗ này, mai ca hát chỗ kia. Tác giả bài viết về Vũ Hữu Định nhấn mạnh:

“… Phải chờ đến khi nghe Thái Thanh hát ‘Còn Một Chút Gì Để Nhớ’ do Phạm Duy phổ nhạc, tôi mới để ý về anh hơn. Anh cầm cái băng cassette do chính nhạc sĩ Phạm Duy ký tặng vào nhà tôi như một cơn gió mạnh. Tôi mở nghe. Một mặt băng là những bài thơ của nhiều tác giả mới được phổ, mặt kia là 10 bài tục ca do chính Phạm Duy hát. Lại một phen ồn ào rôm rã. Rôm rã vì ở chung với tôi còn có một đám học sinh rất yêu thơ, nhạc và sính chuyện làng văn. Mấy em học sinh tha hồ mượn để sang và để hát theo. Vũ Hữu Định cũng biết đánh đàn Guitar và hát rất tốt. Hình như thời gian này là thời gian anh có việc làm ở Đà Nẵng nên anh năng ghé tôi nhiều hơn. Mỗi lần anh đến là một chương trình ‘thế giới đó đây’ được mở ra với chúng tôi. Anh luôn sôi động, luôn có cái mới để nói, để kể. Chính anh đã ít nhiều nhen nhóm lại trong tôi một chút lửa văn nghệ để tôi tham gia một vài buổi thơ nhạc tại Hội An, Tam Kỳ, Huế... và viết lại khá nhiều trong những năm 73 đến 75 để rồi chẳng còn gì sau ngày 30-4-75.” (2)

Tôi không biết có phải mấy năm đầu của thập niên (19)70, là thời gian tác giả “Còn chút gì để nhớ” vắng mặt ở Quảng Nam, về sinh hoạt ở thành phố Saigòn nhiều hơn hay không? Nhưng đó là thời gian tôi được gặp ông nhiều lần.

Ngay tự gặp gỡ thứ nhất với Vũ Hữu Định do một người em văn nghệ mang về nhà giới thiệu, tôi đã có thiện cảm với người làm thơ có dáng vẻ chân chất này. Những lần gặp sau, lòng tôi quý mến ông, gia tăng.

Điều tôi thích nhất nơi ông là, không bao giờ ông đem chuyện văn chương ra thảo luận. Chúng tôi rất thoải mái trong những chuyện đời thường. Chuyện buồn, vui của nhiều anh em văn nghệ thân quen với ông mà, tôi chưa có hân hạnh gặp gỡ.

Ông cũng không mầu mè, không lên gân, không tác điệu cho ra vẻ của một người làm thơ. Cần gì, ông hỏi thẳng. Không quanh co rào đón. Bên trong cái dáng vẻ cục mịch, đôi khi hơi ngơ ngác, Vũ Hữu Định, trong ghi nhận của tôi còn là một người rất ý tứ. Tôi nhớ những lần trong nhà gần hết cà phê, hết thuốc lá, ông tế nhị từ chối không uống, không hút… Cùng lắm, ông bảo tôi mua cho ông một bao thuốc đen Quân Tiếp Vụ. Ông nói, ông quen hút loại thuốc đó.

Tôi hiểu, ý ông muốn nhường thuốc thơm cho người khác.

Với tôi, đây cũng là một khía cạnh nói lên cung cách ứng xử đáng trân trọng ở con người chọn cống hiến đời mình cho thi ca.

Cũng nhờ giao tiếp lâu với ông, tôi mới được biết, ông có một đời sống rất cơ cực.

Sinh trưởng trong một gia đình không được khá giả, việc học của ông vì thế lỡ dở. Ngay tự tấm bé tác giả “Còn chút gì để nhớ” đã sớm bước chân vào đời. Sau đó, do duyên nghiệp, ông đã lập gia đình khá sớm.

Những ngày tháng ở Saigòn, ông tâm sự với một số bằng hữu rằng, mơ ước lớn nhất của ông là một ngày nào có nhiều tiền, ông sẽ đền đáp công ơn người vợ tình nghĩa tào khang của mình.

Ông nói:

“Chính vì không kiếm ra tiền nuôi vợ con cho nên tôi mới bỏ vào Saigòn, để khỏi thấy cảnh gia đình nheo nhóc. Vào đây, tưởng kiếm được việc, ai ngờ việc đã không có mà lại còn là gánh nặng cho bạn bè vì hoàn cảnh trốn lính của tôi nữa!”

Kể từ đầu năm 1973 tới Tháng Tư, 75, tôi không còn cơ hội gặp ông. Khi hỏi thăm, một vài người cho tôi biết, Vũ Hữu Định đã trở về lại Đà Nẵng với gia đình.

Đầu thập niên (19)80 ở xứ người, một hôm tôi nhận được hung tin, “Vũ Hữu Định từ trần.” Khi đó, tôi không biết ông bao nhiêu tuổi. Chỉ nhớ ông còn khá trẻ.

Từ đấy, mỗi khi tình cờ được nghe ca khúc “Còn Chút Gì Để Nhớ,” tôi không nhớ nhiều về Pleiku (dù nơi chốn ấy có ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống riêng của tôi) mà, lại rất nhớ Vũ Hữu Định.

Tôi nhớ tới ông, như từng nhớ Hàn Mặc Tử, người, bằng những vần thơ của mình, đã đội vương miện cho Thôn Vỹ Dạ. Nhớ Quang Dũng thi ca hóa đôi mắt người Sơn Tây và, một vài địa danh của tỉnh này. Nhớ Nguyễn Nhược Pháp, người đã làm cho con sông, những thước đường dẫn tới Chùa Hương ngạt ngào trầm, hương lãng mạn qua bài “Đi chùa Hương” của ông.

Cũng như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhược Pháp, Quang Dũng… Vũ Hữu Định không còn nữa. Nhưng những mảnh đất, những địa danh (những phần xương thịt của quê hương, tổ quốc) qua thi ca của họ đã thơm tho hơn. Đáng yêu hơn trong tâm tưởng nhiều người. Cũng như tấm lòng chúng ta yêu mến họ, các thi sĩ, dù trải qua nhiều thế hệ, cũng sẽ bàng bạc. Mãi mãi.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi trân trọng kính mời qúy bạn đọc thưởng lãm một bài thơ cũ, của Vũ Hữu Định. Bài “Kỷ niệm,” sưu tập của nhà thơ Luân Hoán
.

con đường đất có màu xanh bữa nọ
cây bên đường màu lá lục hôm kia
con chim bỏ đi có bận quay về
cất tiếng hát chào niềm vui của gió

anh ra đứng sau hè nghe để ngó
không thấy chim mà thấy tiếng kinh chiều
vui trong lòng anh đã bước chân theo
em có nói là em không trở lại

hôm em nói em đi buồn biết mấy
anh có nghe bên đường tiếng chim kêu
con chim chi buồn chết cả buổi chiều
từ bữa đó anh nhớ đường ra ngõ

con đường đất bàn chân từ thuở nhỏ
một ngày vô bốn bận đi về
cây bên đường, cỏ bụi, hàng tre
quen đến nỗi không nhớ gì tha thiết

hôm em đi anh bắt đầu thấm mệt
thấy trường xa con đường ngại đi về
mắt anh nhìn lên đọt ngọn tre
dõi mấy bụi tìm con chim nhỏ

con chim nhỏ có nằm trong vạt cỏ
bữa hôm nay anh mới thấy cỏ vàng
con chim đời nào lại sống trong hang
anh vô cớ soi tìm trong đụn đất

tuổi mười một anh biết mình đã mất
một cái chi không nên ảnh thành hình
cho tới bây giờ hết tuổi học sinh
râu đủ bộ vẫn còn ngơ ngẩn mãi

con chim nhỏ có bao giờ trở lại
em năm nay không biết mấy con rồi
con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
hoá mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy.

VHĐ.

Du Tử Lê

(Nov. 2010.)

________

Chú thích:

(1) Đặng Tiến với một bài viết về nhà thơ Vũ Hữu Định, in trong Thư Quán Bản thảo, tập 23, đề tháng 4-2006 ghi lại rằng: Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên. Ông sống nhiều ở vùng Tây nguyên, trước khi lập gia đình rồi định cư hẳn ở thành phố Đà Nẵng.

Vẫn theo Đặng Tiến thì: “Năm 1975, (Vũ Hữu Định) đi học tập cải tạo thời gian ngắn vì là cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, rồi làm công nhân Nhà Đèn. Đầu năm 1981, tại làng An Hải, Đà Nẵng, anh qua đời vì say rượu té từ lầu 1, cái chết còn gây nghi vấn.”

(2) Nguồn đd.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20193:20 CH(Xem: 4612)
khi những con sóng bạc đầu,/ phủ bạch kim,/ lên tóc thi sĩ họ Nguyễn
02 Tháng Tư 20191:38 CH(Xem: 6775)
Cũng như thế hệ chúng tôi trong chiến tranh và di tản biết rất rõ,/ Chúng tôi có/ Một thi sĩ thơ-tình lẫm liệt, như thế.
21 Tháng Giêng 20191:17 CH(Xem: 8551)
hồn bỗng phổng phao như mới lớn./ ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
16 Tháng Mười 20183:14 CH(Xem: 5723)
những con dế sớm khan, khô tiếng:/ cũng tự chôn mình theo tiếng ve.
02 Tháng Mười 20189:09 SA(Xem: 4432)
có những điều to lớn tưởng không thể xẩy ra trong đời / thì, cuối cùng thượng đế đã đem tới cho mỗi chúng ta như một tặng phẩm quý giá,/ đặc biệt. riêng.
29 Tháng Tám 201812:04 CH(Xem: 5368)
nỗi buồn như nhựa cây/ ẩn mình trong góc khuất
16 Tháng Bảy 20189:36 SA(Xem: 4807)
em hãy gửi cho sông Amazon/ mùi thơm tóc em/ (luôn cả mùi thịt, da em/ những khi mới tắm)
14 Tháng Sáu 20182:51 CH(Xem: 4484)
ngay đống quần áo vứt dưới chân giường / cũng không hỏi nhau / lý do nào khiến chúng bị hắt hủi?
27 Tháng Năm 201810:04 SA(Xem: 4719)
"mùa hè, bạn-tôi,/ nhóm lửa sớm trên mái tóc mướt xanh phượng vĩ./ những con ve hăm hở dìu dòng sông trôi ngang không trung..."
08 Tháng Năm 201810:43 SA(Xem: 6148)
chúng ta đã gặp nhau giữa lồng lộng đất / trời chữ, nghĩa/ mặc dù tôi và, bạn,/ cách gì,/ cũng đã vác trên vai/ tấm bao tải nát, nhầu nhân sinh;/ ngập ngụa máu, xương thế sự - -/ là chiếc bóng một thời // non sông thống khổ!.!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 998)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1188)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14028)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,