Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt. (Kỳ 4)

31 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 18192)
Vị trí và, ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt. (Kỳ 4)

nguyensavavo_2_1997_content-content


Đi vào những chân trời mới lạ trong cõi thơ Nguyên Sa.


Trong hơn nửa thế kỷ qua, nhiều thế hệ, bắt đầu từ thế hệ của những năm (19)50 tới hôm nay, số người làm thơ hoặc, yêu thích thơ Nguyên Sa, theo ghi nhận riêng của tôi, thời kỳ nào cũng là con số không nhỏ. Tới ngày hôm nay, những người yêu nhau, vẫn tìm đến thơ Nguyên Sa như một cõi giới mà họ thấy có nhiều hình bóng họ trong đó. Cũng tới hôm nay, dù đã trên nửa thế kỷ, kể từ ngày thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, xuất bản lần thứ nhất, người ta thấy vẫn còn rất nhiều nhạc sĩ tìm đến với thơ của thi sĩ tài hoa này. Và, cũng không thiếu, những ca khúc phổ từ thơ Nguyên Sa, lập tức được quần chúng đón nhận một cách nồng nhiệt.

Cụ thể như ca khúc “Mai tôi đi,” thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng, được trình bày lần đầu tiên bởi hai tiếng hát Diễm Liên và Nguyên Khang, trong một băng video của trung tâm Asia, cách đây chưa lâu.

Riêng số người làm thơ, ở mỗi giai đoạn, đã bị ảnh hưởng thơ Nguyên Sa với một trong hai trường hợp sau đây:

1- Bắt chước, dựa vào với ít, nhiều đổi khác.


2- Cố gắng làm hay hơn, hoặc cố gắng tránh để không giống thơ Nguyên Sa, sau khi đã có một thời kỳ giống hay hơi giống.

Tôi nghĩ, nhận xét vừa nêu của tôi, không phải là một nhận xét bất cập. Bởi vì, thế giới thơ Nguyên Sa không chỉ mở ra một chân trời, với “Tuổi mười ba,” “Paris có gì lạ không em” hay “Áo lụa Hà Đông”…cho những rung động nhẹ nhàng của tuổi mới lớn. Bởi vì, thế giới thơ Nguyê Sa cũng không chỉ mở ra ở khía cạnh ưu tư, phản kháng hay nổi loạn. Hoặc thấy cuộc đời là cả một chuỗi dài phi lý, như bài “Lúc chết” là một thí dụ.

Mà, cõi giới thơ Nguyên Sa còn mở ra cho người đọc ông những chân trời ngôn ngữ, hình ảnh, với những kỹ thuật sử dụng nhuần nhuyễn tới tự nhiên những kỹ thuật có tên liên tưởng, nhân cách hóa, ẩn dụ, hoán dụ… nữa.

Điều này giải thích được phần nào, tại sao “Thơ Nguyên Sa” tập một, tới nay, vẫn còn là một món ăn tinh thần của nhiều người yêu thơ, sau hơn 10 lần tái bản. Để cụ thể hơn, tôi nghĩ, chúng ta thử đi vào những khía cạnh đặc thù của thơ Nguyên Sa. Bước đầu tiên, theo tôi, dễ nhận biết nhất là hình thức thơ Tự Do của Nguyên Sa.

Chúng ta đều biết, thơ tự do ra đời nhằm giải phóng những tình cảm, rung động của người làm thơ khởi sự câu thúc, bó buộc của luật Thơ Mới, dựa trên bằng trắc, âm vận.

Ở tây phương, trước khi thơ tự do ra đời, những người làm thơ bị trói buộc vào luật thơ bảy, tám, chín, mười…chân; với vần ở cuối câu. Thơ Đường của người Tàu hay Thơ Mới sau này của chúng ta thì thơ cũng buộc phải tuân thủ nhiều luật lệ khó khăn. Chưa kể, ngôn ngữ Việt Nam có thêm 5 dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) nên, Thơ Mới của chúng ta còn bị chi phối bởi luật bằng / trắc nữa. Nói tóm gọn, đó là niêm luật của thơ.

Thơ tự do trên căn bản không bị ràng buộc một cách cố định theo số chữ của các thể thơ. Nó cũng không bị trói buộc nhà thơ bằng luật bằng / trắc. Nhờ vậy, thơ Tự Do đã giúp người làm thơ dễ dàng đi tới nhiều chân trời mới lạ. Nó cũng mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận phong phú, giầu có, bất ngờ.

Tuy nhiên, một số người làm thơ đã nhầm lẫn về mục đích hay, công dụng của thơ tự do. Họ quan niệm sự không bị giới hạn số chữ, không bị ràng buộc niêm luật, cho phép họ được ghi xuống trang giấy những dòng chữ, những hình ảnh mà, chính họ cũng không biết liệu nó có ý nghĩa gì? Hay tại sao? Từ những trường hợp này, thơ tự do bị một số người đọc cho là tối tăm. Bí hiểm. Nó như một cuộc thách đố chữ, nghĩa không lời giải đáp!

Tôi trộm nghĩ, bất cứ một phong trào văn chương mới nào ra đời, khởi đầu, cũng tựa một cuộc cách mạng xã hội hay chính trị. Ngoài phần tích cực, nó cũng mang trong nó cả những cực đoan, quá đà. Đưa tới nhiều nghi ngờ. Ngộ nhận.

Trường hợp Thơ mới, cũng vậy. Một số nhà phê bình văn học ghi nhận rằng, nếu phong trào Thơ Mới, không có những kiện tướng như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh vân vân…thì không ai có thể biết, bao giờ Thơ Mới mới được quần chúng tiếp nhận, như nó đã là.

Bước qua giai đoạn thơ Tự Do, cũng không khác. Cùng với một số tác giả đồng thời với mình, Nguyên Sa đã đem tới cho người đọc những bài thơ tự do tràn đầy sức thuyết phục, quyến rũ trên tạp chí Sáng Tạo như “Tiễn biệt,” “Di chúc,” “Tôi sẽ sang thăm em,” hoặc “Có phải em về đêm nay” v.v…

Có người đã ví, mỗi bài thơ tự do của Nguyên Sa ném ra, như một trận mưa rào trên vùng đất thơ Tự Do hạn hán. Có dễ ở những năm đầu của 20 năm thơ miền Nam, chưa có một nhà thơ nào xuất hiện mà lại được từ văn giới tới quần chúng đón nhận một cách hân hoan, nhiệt tình như thơ Nguyên Sa.

Như lời giới thiệu ngắn, tương đối đầy đủ, của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, trước khi ông cho đăng bài thơ “Nga” trên tờ Người Việt, tiền thân của tạp chí Sáng Tạo, thơ tự do của Nguyên Sa là những phát biểu mới lạ. Lần đầu thấy trong thơ Việt Nam. Tự thân thơ của ông có sức nổ, dội. Có khả năng gây chấn động tức thì người đọc:

“Sẽ có một buổi mai

“Mắt vẫn mở to

“Mà lòng không thỏa đáng

“Tôi nhổ neo:

“Tôi chỉ là người nhân ngãi của cuộc đời

“Sống bên nhau không bao giờ hôn thú.

“Tôi đến đây không ai mời

“Cũng mong rằng đi đừng ai giữ

“Có nhớ có thương

“Có tạc tượng hình bằng đá trắng, đồng đen

“Cũng đừng bày giữa những sân trường đại học

“Xin nhớ để giùm ở một góc công viên

“Để những đêm khya

“Rất khuya

“Tôi được nhìn mặt trăng soi nước

“Và ngắm những người yêu nhau tình tự…”

(Nguyên Sa, Di Chúc. Sđd.)

Đó là thơ tự do của Nguyên Sa. Thơ tự do hiểu theo nghĩa không bị câu thúc bởi số chữ cố định. Không bị ràng buộc bởi luật bằng trắc, hợp vần ngặt nghèo. Vậy mà, người đọc vẫn bị từ trường mạnh mẽ, khẩn cấp của bài thơ cuốn, hút bất ngờ. Dù cho đó không phải là một bài thơ sướt mướt tình ái. Bóng bẩy chữ, nghĩa. Cùng những hình ảnh quen thuộc (nhưng đã ruỗng mòn.) Cũng thật bất ngờ, như:

“Có phải em về đêm nay

“Để phá tan

“Những nụ cười thắt se sầu tủi

“Như anh vẫn cười mà đau đớn biết bao nhiêu

“Không biết đời người có đưa đến tin yêu

“Những ngón tay có đưa đến bàn tay

“Những mùa thu có gió heo may

“Hay ngày mai là bốn bề tuyết lạnh

(…)

“Em đừng trách anh đã quá âu lo đời người hiu quạnh

“Làm thế nào khi lòng mình nứt rạn cơ em

“Dù không muốn gục ngã trong đêm

“Nhưng đã bao lần đêm khuya

“Anh không biết làm thơ

“Hay đã chọn âm thanh làm độc dược

“Em đừng trách anh để lòng mình tủi cực

“Đến ngại ngùng dù nắng dù mưa

“Sao em không về

“Để dù nắng dù mưa

“Dù trong thời gian có sắc mầu của những thiên đường đổ vỡ

“Anh vẫn chùm chăn kín cổ

“Ngủ say mềm

(…)

“Có phải em sẽ về

“Dù bầu trời ẩm đục

“Hay bầu trời trang điểm bằng mây

“Anh sẽ chải tóc em bằng năm ngón tay

“Trong những chiều gió thổi…”

(Nguyên Sa, Có phải em về đêm nay. Sđd.)

Hoặc nữa:


Tôi sẽ sang thăm em

“Để những ánh mắt mầu sao sáng tỏ

“Hay đôi mắt mầu thóc đang xay

“Mầu vàng khô pha lẫn sắc nâu gầy

“Để lệ trắng như gạo mềm rơi trên tay…

“Tôi sẽ sang thăm em

“Ngay ngày hôm nay

“Chờ ngày mai sẽ trễ

“Chúng mình sẽ xa nhau

“Chúng mình sẽ thù nhau

“Chúng mình sẽ nhìn nhau bằng đôi mắt người đàn bà có tuổi…”

(Nguyên Sa, Tôi sẽ sang thăm em. Sđd.)

Đó là thơ tự do của Nguyên Sa; không chỉ phá bỏ mọi câu thúc của niêm luật, câu, chữ… Mà thơ Nguyên Sa còn mang lại thi ca, cho đời sống những cách nhìn mới. Những cách nói khác.

Trước Nguyên Sa, thơ của chúng ta không có những câu như “Tôi đến đây không ai mời / Cũng mong rằng đi đừng ai giữ.” Trước Nguyên Sa, thơ của chúng ta cũng không ai nói “Anh không biết làm thơ / hay đã chọn âm thanh làm độc dược.” Trước Nguyên Sa, chúng ta càng khó tìm hơn nữa, những câu thơ như “… Hay đôi mắt mầu thóc đang xay / mầu vàng khô pha lẫn sắc nâu gầy / Đừng nhớ những ngày còn là lúa / Để lệ trắng như gạo mềm rơi trên tay…

Những liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ… trong thơ Nguyên Sa đan, bện vào nhau chặt chẽ, mạnh mẽ, gắt gao thành khối, cuồn cuộn thành dòng… băng băng chảy qua mọi đèo vực hay, bình nguyên tâm hồn người thưởng ngoạn.

Nếu căn bản của văn chương là cách nói (style) thì, Nguyên Sa là một trong không nhiều thi sĩ VN hiện đại, dẫn đầu về cách nói khác vậy.

Du Tử Lê

(Còn tiếp)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20193:20 CH(Xem: 4612)
khi những con sóng bạc đầu,/ phủ bạch kim,/ lên tóc thi sĩ họ Nguyễn
02 Tháng Tư 20191:38 CH(Xem: 6776)
Cũng như thế hệ chúng tôi trong chiến tranh và di tản biết rất rõ,/ Chúng tôi có/ Một thi sĩ thơ-tình lẫm liệt, như thế.
21 Tháng Giêng 20191:17 CH(Xem: 8551)
hồn bỗng phổng phao như mới lớn./ ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
16 Tháng Mười 20183:14 CH(Xem: 5723)
những con dế sớm khan, khô tiếng:/ cũng tự chôn mình theo tiếng ve.
02 Tháng Mười 20189:09 SA(Xem: 4432)
có những điều to lớn tưởng không thể xẩy ra trong đời / thì, cuối cùng thượng đế đã đem tới cho mỗi chúng ta như một tặng phẩm quý giá,/ đặc biệt. riêng.
29 Tháng Tám 201812:04 CH(Xem: 5368)
nỗi buồn như nhựa cây/ ẩn mình trong góc khuất
16 Tháng Bảy 20189:36 SA(Xem: 4808)
em hãy gửi cho sông Amazon/ mùi thơm tóc em/ (luôn cả mùi thịt, da em/ những khi mới tắm)
14 Tháng Sáu 20182:51 CH(Xem: 4484)
ngay đống quần áo vứt dưới chân giường / cũng không hỏi nhau / lý do nào khiến chúng bị hắt hủi?
27 Tháng Năm 201810:04 SA(Xem: 4719)
"mùa hè, bạn-tôi,/ nhóm lửa sớm trên mái tóc mướt xanh phượng vĩ./ những con ve hăm hở dìu dòng sông trôi ngang không trung..."
08 Tháng Năm 201810:43 SA(Xem: 6149)
chúng ta đã gặp nhau giữa lồng lộng đất / trời chữ, nghĩa/ mặc dù tôi và, bạn,/ cách gì,/ cũng đã vác trên vai/ tấm bao tải nát, nhầu nhân sinh;/ ngập ngụa máu, xương thế sự - -/ là chiếc bóng một thời // non sông thống khổ!.!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17079)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22485)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14030)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7912)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,