Một Giờ Nói Chuyện Với Dịch Giả Liêu Quốc Nhĩ (Kỳ 1)

19 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 15771)
Một Giờ Nói Chuyện Với Dịch Giả Liêu Quốc Nhĩ (Kỳ 1)

 

LNĐ: Trong khoảng thời gian 5 năm cuối cùng của 20 năm sinh hoạt văn học miền Nam, sách dịch các loại là hiện tượng nổi bật, mạnh mẽ nhất. Nó lấn lướt tất cả mọi loại sáng tác ở miền Nam. Tới mức độ, nhiều nhà xuất bản danh tiếng, vốn chỉ chú trọng tới những sáng tác mang tính văn học, nghệ thuật cao, cũng quay sang khai thác thị trường sách dịch.

 

Một bất ngờ, nằm ngoài mọi dự tính, tiên liệu của các nhà xuất bản là sự nổi lên cuồn cuộn như sóng trào của cái gọi là “Hiện tượng truyện Quỳnh Dao.” Vì thế, tạp chí Văn ở Saigon thời đó, đã có một bài phỏng vấn người vô tình tạo nên “cơn bão” truyện Quỳnh Dao: Dịch giả Liêu Quốc Nhĩ.

Nhờ công sưu tầm của nhà thơ Thành Tôn, hiện cư ngụ tại miền nam California, chúng tôi trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn kể trên, thực hiện bởi nhà thơ Du Tử Lê, theo yêu cầu của tạp chí Văn, cách đây cũng đã trên, dưới bốn mươi năm.

 

Trân trọng,

California ngày 13 tháng 1 năm 2012,

 

 





Du Tử Lê (DTL): Thưa ông, xin ông cho biết nguyên động lực nào, hãy tạm nói như vậy, đưa ông tới việc chọn sách Quỳnh Dao để dịch, mà không phải là một tác giả Trung Hoa khác?



Liêu Quốc Nhĩ (LQN): Quả thực, tôi không dự liệu việc dịch sách. Càng không là dịch sách Quỳnh Dao. Với tôi, việc đó thật là tình cờ. Như một trò chơi. Hồi năm 1958, đại học Khoa Học quyết định ra một đặc san xuân, và anh em bảo tôi viết cái gì cho vui. Tôi nhớ trước đây không lâu, tôi có đọc một số báo Văn, đặc biệt về Quỳnh Dao. Và sẵn có nguyên bản một số truyện Quỳnh Dao trong tay, tôi bèn dịch một truyện và đưa cho họ. Sau đấy, một anh bạn làm tờ Võ Thuật, muốn làm thêm xuất bản lại bảo tôi chọn một truyện của Quỳnh Dao dịch ra, để cho anh ta in. Thế là tôi dịch trọn vẹn cuốn “Song Ngoại.” “Song Ngoại” là cuốn truyện đầu tiên của Quỳnh Dao được in và phát hành tại đây (Saigon), với nhãn của nhà xuất bản Hàn Thuyên. Đó là năm 1970.



DTL: Và sau đấy, thưa ông?



LQN: Cũng vẫn là tình cờ thôi ông ạ. Tôi không nhớ khoảng thời gian nào của năm 70, khi tôi đang làm giảng viên cho trường Khoa Học, tôi được gặp anh Đỗ Quí Toàn. Khi ấy, anh Toàn mới thay anh Uyên Thao trong chức vụ Thư Ký Tòa Soạn của báo Đời. Anh Toàn bảo tôi dịch cho anh một truyện gì đó. Tôi chọn “Cánh Hoa Chùm Gởi.” Tôi dịch trọn vẹn, xong đưa cho anh Toàn xem. Và anh Toàn đã cho đăng từng kỳ, trên báo Đời.

Tưởng cũng nên nói thêm với ông rằng cho tới lúc đó, tôi vẫn còn nhìn chuyện dịch sách như một cách để kiếm thêm tiền cho cái lương công chức của tôi mà thôi. Cũng xin được nói thêm nữa là cuốn sách dịch đầu tiên tôi chọn dịch không phải là sách của Quỳnh Dao. Mà của Y Đạt ông ạ. Đó là cuốn “Tình Yêu Bóng Tối.” Cuốn này mãi tới bây giờ mới được nhà Vàng Son in ra thành sách.

Trở lại với “Cánh Hoa Chùm Gửi,” khi cuốn truyện đăng dứt, anh Nguyễn Văn Thành ở nhà Hiện Đại bảo anh Vũ Dzũng liên lạc với tôi để điều đình in. Thoạt đầu anh Vũ Dzũng cũng chỉ định in thử một cuốn của Quỳnh Dao, xem sao…Đó là cuốn “Cơn Gió Thoảng,” cũng do tôi dịch. Không ngờ “Cơn Gió Thoảng”…ăn khách. Thế là anh Vũ Dzũng in tiếp ngay “Cánh Hoa Chùm Gửi.”



DTL: Ông được bao nhiêu thù lao cho cuốn đầu tiên đó?



LQN: Thưa, bốn mươi ngàn đồng.



DTL: Còn “Cánh Hoa Chùm Gửi”?



LQN: Năm mươi ngàn. Nhưng như ông biết đó, sách Quỳnh Dao không ngờ bán quá chạy. Cho nên không đầy một năm, “Song Ngoại” được tái bản.



DTL: Vâng tôi biết. Nhưng nếu tôi không lầm thì “Song Ngoại” của nhà Hàn Thuyên nào đó đã phải bán “son”. Và ông Thành Nhà H.Đ. đã “móc” nó lên từ hè phố?



LQN: Quả có điều đó thực.



DTL: Cho tới hôm nay, ông đã dịch được tất cả bao nhiêu cuốn sách của riêng Quỳnh Dao?



LQN: Mười cuốn. Cuốn mới nhất là cuốn “Hải Âu Phi Xứ.”



DTL: Trong số tất cả mười cuốn đã dịch, ông ưng ý với cuốn nào nhất? Tôi muốn nói tới những cái như văn chương, bố cục…đại khái như thế.



LQN: Tôi nghĩ đó là cuốn “Bên Bờ Hiu Quạnh” tức “Hàn Yên Thúy.” Nhưng cuốn này hình như lại bán “yếu” nhất ông à. Có lẽ tại vì nó không hợp với độc giả đa số độc giả(?)



DTL: Vậy thì theo ghi nhận của ông, cuốn nào được kể là bán chạy nhất?



LQN: Đó là cuốn “Cơn Gió Thoảng.” Ông có thể tin là chỉ với 25 ngày thôi, kể từ ngày phát hành, 5.000 cuốn đã được bán sạch.



DTL: Bây giờ, bước vào phần nghề nghiệp và cũng thực tế một chút thì, trung bình ông bỏ bao nhiêu thời gian cho việc hoàn tất bản dịch một cuốn truyện.



LQN: Từ nửa tháng tới bốn mươi lăm ngày. Kể luôn thời gian đọc lại và sửa chữa.



DTL: Chúng ta đang ở giữa những giây “phút nói thật” ông có thể cho độc giả Văn biết ông có dịch một cuốn nào không phải của Quỳnh Dao, tức Quỳnh Dao… giả hay không?



LQN: Không. Dứt khoát không. Sách của tôi dịch, hoàn toàn là sách của Quỳnh Dao…thật. Tôi có thể nói rõ hơn: Riêng về truyên dài, Quỳnh Dao, đến nay, chỉ có mười ba cuốn. Và chính tôi đã dịch mười cuốn như đã kể.



DTL: Tôi nghĩ, có lẽ ông biết rõ hơn ai hết, về số sách Quỳnh Dao…giả đang được bày bán ở đây. Tôi không có ý muốn ông nhắc tới những tiểu thuyết mượn tên Quỳnh Dao mà, chỉ muốn nghe ông nói, hiện có khoảng bao nhiêu cuốn truyện Quỳnh Dao…giả, nếu ông thấy có thể?



LQN: Vâng. Nhiều lắm. Hàng chục. Hoặc hơn thế ông ạ. Trong đó có những cuốn do nhà xuất bản thuê một vài nhà văn nào đó viết cho họ. Nhưng lúc in ra thì họ lại đề là dịch từ của Quỳnh Dao. Ông cho tôi miễn phải kể ra một số tên sách loại đó.



DTL: Vâng. Tôi hiểu. và tôi cũng đã nói với ông là tôi không chờ đợi việc ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ đây là điều ông có thể trả lời được. Đó là, nếu phải so sánh mãi lực giữa truyện Quỳnh Dao thật và giả, thì loại nào được độc giả đón nhận nhiều hơn?



LQN: Đương nhiên là loại truyện Quỳnh Dao… giả có mãi lực kém hẳn rồi!



DTL: Gần đây, dưới xuất bản kháo nhau về môt cuốn truyện Quỳnh Dao, cũng do ông dịch, đã có số bán đạt mức…kỷ lục. Nghĩa là từ trước tới nay chưa có cuốn nào có được mức tiêu thụ cao đến như vậy. Thưa ông, đó là sự thật hay chỉ là tin đồn?



LQN: Sự thực như vậy đó ông. Không phải tin đồn đâu. Đó là cuốn “Mùa Thu Lá Bay,” của Quỳnh Dao. Tôi dịch xong, giao cho nhà xuất bản lá Bối của thầy Từ Mẫn. Sách in ra, chỉ trong vòng 1 tuần thôi, thị trường đã “hút” 7,000 ngàn cuốn. Tôi lập lại, bảy ngàn cuốn bán hết vèo trong vòng một tuần. Chính thầy Từ Mẫn của nhà Lá Bối cũng phải kinh ngạc!



DTL: Tuy nhiên, thưa ông, nếu tính tổng số, nghĩa là cộng chung tất cả những lầ tái bản của một cuốn truyện Quỳnh Dao do ông dịch thì, cuốn nào của ông là cuốn có số lượng in cao nhất?



LQN: Dạ, đó là cuốn “Cánh Hoa Chùm Gửi.” Chỉ nội một năm, năm 1971, nhà xuất bản đã phải tái bản tới 3 lần. Như nhà xuất bản cho tôi biết thì lần đầu, họ in 7,000. Hai lần sau, mỗi lần tái bản, họ in đúng 10,000 cuốn.



DTL: Mặc dù ông đã cho biết rằng, truyện Quỳnh Dao giả có số bán rất kém. Nhưng tôi nghe nói, có thể al2 tôi nghe sai…Rằng, trong số hang chục cuốn truyện Quỳnh Dao…giả, cũng có một vào cuốn bán chạy. Ông có biết điều này?



LQN: Thưa tôi biết. Nhưng chỉ có một cuốn duy nhất mà thôi. Và cuốn tryện đó cũng chỉ được tái bản một lần rồi bị “chai’ thị trường.



DTL: Là người đầu tiên dịch truyện Quỳnh Dao qua tiếng Việt, dù chỉ là tình cờ…Nhưng sau 10 cuốn tiếu thuyết nổi tiếng nhất của tác giả này, một cach chủ quan, ông có những nhận xét gì về bút pháp, bó cục, về giá trị văn chương…của Quỳnh Dao?



LQN: Thưa ông, như tôi biết, ở Trung Hoa, Quỳnh Dao không phải là nhà một văn lớn. Theo tôi, cô ta có lối viết “mềm”, dễ gây xúc động cho người đọc. Cô luôn cho tràn ngập trong truyện của cô tình thương giữa người với người… Tôi thấy cần phải nói ngay rằng, chúng ta không đòi hỏi hay chờ đợi giá trị văn chương cao trong truyện Quỳnh Dao. Là một dịch giả dịch nhiều nhất truyện Quỳnh Dao qua tiếng Việt, tôi có thể khẳng định, tiểu thuyết của cô, không có điều đó.



DTL: Cám ơn ông. Để thay đổi một chút, tôi muốn hỏi ông rằng, ông có một liên tưởng nào giữa Quỳnh Dao và những nhà văn nữ ở đây chăng?



LQN: Có thưa ông. Cá nhân tôi, tôi thấy có một nhà văn nữ rất gần gũi với Quỳnh Dao. Đó là nhà văn Lệ Hằng. Truyện của Lệ Hằng cũng rườm rà, éo le, gay cấn…



DTL: Giữa lúc phong trào đọc truyện Quỳnh Dao lên cao nhất, như chỗ tôi biết, thì đã có một vài nhà xuất bản tìm đến và thương lượng với ông, với mục đích giành giựt bản dịch của ông…Việc đó có chăng? Và nếu cp1 thì nó ra sao? Thế nào? Thưa ông?



LQN: Vâng. Đúng là chuyện ấy có xẩy ra cho tôi. Rất nhiều nhà xuất bản ở đây, trong số ấy, cũng có đôi ba nhà xuất bản có uy tín…đã tìm gặp tôi để yêu cầu tôi trao sách cho họ. Họ sẵn sàng trả thù lao gấp đôi tiền thù lao mà nhà Khai Hóa của anh Vũ Dzũng đã trả cho tôi. Nhưng tôi từ chối. Tôi nghĩ đến cái tình của buổi đầu. Mặc dù tiền thù lao nhà Khai Hóa trả cho tôi phải nói là quá thấp.



DTL: Nhân ông đề cập tới giao tình của ông với nhà Khai Hóa, nếu được, xin ông cho nghe sơ qua việc ông và nhà Khai Hóa chấm dứt sự hợp tác với nhau?



LQN: Thưa, như đã nói, tôi là người trọng cái tình lắm. Nhưng ông nghĩ coi, cuốn sách nào in ra cũng mười ngàn cuốn! Trong khi tác quyền (bản dịch) không tới một trăm ngàn đồng. Ai cũng vậy thôi… Tôi nghĩ vài lần đầu, mình còn có thể bỏ qua được. Nhưng sau, bạn bè, anh em nói quá, chẳng đặng đừng, tôi phải lên tiếng với nhà xuất bản…



DTL: Kết quả ra sao thưa ông?



LQN: Thưa ông, kết quả là cuối cùng, tôi phải quyết định chấm dứt sự hợp tác. Tôi đành phải tự tách ra! Tôi muốn tránh vết xe của Trịnh Công Sơn trước đây…Là chúng tôi chỉ làm giầu cho người khác! Trong khi chính mình thì lại chỉ được mỗi cái quyền lợi là quyền lợi về tinh thần mà thôi!



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 201712:05 CH(Xem: 5651)
người có về ngang đây/ bao lần thì cũng thế!.!
11 Tháng Năm 20175:41 CH(Xem: 5232)
buổi trưa in tiếng hát,/ vào vách tường mai sau./ môi em in kiếp khác,/ vào góc đời, riêng, nhau.
05 Tháng Tư 201711:20 SA(Xem: 6554)
đêm cắt lát những bình minh lỗi hẹn./ thịt, da khuya: mở cửa đón hương. nguồn.
14 Tháng Ba 201712:23 CH(Xem: 5462)
chúng ta: những con đường./ xuôi về một nghĩa địa./ đời thâm, bầm nhát đao./ chỉ riêng mình nấn / níu.
13 Tháng Hai 201710:21 SA(Xem: 4988)
ngày ấy, khi nắng sớm lên ba/ chúng ta đã lên bảy./ ngồi với nhau trong hành lang có song sắt to như chiếc lồng nhốt thú dữ
06 Tháng Giêng 20176:07 SA(Xem: 5692)
khi cây quỳ gối. như người đã/ nâng một đời sông ngang mắt, môi./ cánh chim nương sóng, không về, núi/ quá cảnh nào? quên một cõi tôi?"
11 Tháng Chín 201612:00 SA(Xem: 9626)
“… chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn/ nói gì kiếp khác với đời sau…”/ Tôi sợ hai câu thơ bạn tôi thích nhất, sẽ ở với tôi, cũng dài lâu không thua gì, như nó sẽ ở với phần đời còn lại, của ông ta!!!
02 Tháng Tám 20169:25 SA(Xem: 4811)
chúng ta là đám đông,/ sống trong hình nộm, mới./ thời gian là vết thương,/ tìm tôi để chảy máu."
11 Tháng Sáu 201612:00 SA(Xem: 4802)
và, những điều tới chết,/ tôi cũng sẽ không nói ra/ (như tặng phẩm duy nhất/ để dành cho em, phút chót). .
15 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 5160)
thân thể vốn bốn phần năm chứa nước/ người trong tôi vốn chiếm cả năm phần./ hạnh phúc đó, chỉ như lời nói muộn!.!/ sự thật tôi mòn mỏi đã trăm năm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,