Một Giờ Nói Chuyện Với Dịch Giả Liêu Quốc Nhĩ (Kỳ 2)

25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 17572)
Một Giờ Nói Chuyện Với Dịch Giả Liêu Quốc Nhĩ (Kỳ 2)



DTL: Tổng số thì cuốn nào bán nhiều nhất thưa ông?

 

LQN: Dạ, đó là cuốn Cánh Hoa Chùm Gửi, riêng trong năm 1971 tái bản ba lần. Lần đầu bảy ngàn cuốn, hai lần sau, mỗi lần mười ngàn cuốn.

 

DTL: Số sách Quỳnh Dao giả có cuốn nào ở trong trường hợp trên không?

 

LQN: Có một cuốn…Nhưng mới tái bản được có một lần.

 

DTL: Ông có những nhận xét gì về bút pháp, về giá trị văn chương của Quỳnh Dao?

 

LQN: Ở bên Trung Hoa, Quỳnh Dao không phải là nhà văn lớn. Theo tôi, cô ta có lối viết “mềm”, dễ gây xúc động cho người đọc, và cô luôn cho tràn ngập trong truyện của cô tình thương. Tôi nghĩ đừng đòi hỏi giá trị cao ở truyện Quỳnh Dao. Cô ta không có cái đó.

 

DTL: Ông có liên tưởng nào giữa Quỳnh Dao và những nhà văn nữ ở đây.

 

LQN: Tôi thấy có một nhà văn nữ rất gần gủi với Quỳnh Dao. Cô Lệ Hằng. Truyện của cô ta cũng rườm rà, éo le, gay cấn.

 

DTL: Giữa lúc phong trào đọc truyện Quỳnh Dao lên cao nhất, theo tôi biết, đã có những vụ thương lượng để giành giựt bản dịch của anh. Việc đó có chăng?

 

LQN: Vâng. Có. Rất nhiều nhiều nhà xuất bản ở đây, trong số có đôi nhà xuất bản có uy tín, đã tìm gặp tôi để yêu cầu trao sách cho họ. Thù lao họ trả gấp đôi nhà Khai Hóa của anh Vũ Dũng. Nhưng tôi đã từ chối. Tôi nghĩ đến cái tình của buổi đầu. Mặc dù tiền thù lao nhà Khai Hóa trả cho tôi quá thấp.

 

DTL: Ông có thể cho biết sơ qua việc ông và nhà Khai Hóa chấm dứt sự hợp tác?

 

LQN: Như đã nói, tôi trọng cái tình lắm. Nhưng ông nghĩ coi, cuốn sách nào in ra cũng mười ngàn cuốn, trong khi tác quyền không tới một trăm ngàn đồng. Vài lần còn bỏ qua được. Sau bạn bè, anh em nói quá, chẳng đặng đừng, tôi phải lên tiếng với nhà xuất bản. Và cuối cùng, tôi đành tự tách ra. Tôi muốn tránh vết xe của Trịnh Công Sơn trước đây, làm giầu cho người khác, trong khi mình chỉ được có cái quyền lợi về tinh thần. Cuốn tôi làm lấy lần đầu tiên là cuốn Hải Âu Phi Xứ.

 

DTL: Muốn hay không thì việc đọc Quỳnh Dao cũng đã từng thành hiện tượng ở đây. Với tổng số sách ấn hành con số không dưới mấy trăm ngàn cuốn, và như ông đã nhận định về giá trị văn chương của truyện Quỳnh Dao, ông có nghĩ, hay có bao giờ ông đặt vấn đề trách nhiệm tinh thần ít hay nhiều, trong việc tạo thành hiện tượng đó không? Tôi muốn nói rõ hơn, ông có thể hiểu chữ “trách nhiệm” theo nghĩa tốt đẹp cũng được?

 

LQN: Thiệt tình tôi chưa hề đặt thành vấn đề. Tôi chỉ biết dịch. Và sau này tôi bị quay chạy theo món hàng mà người ta muốn. Tuy nhiên, tôi có cảm thấy thích thú trong công việc đó. Câu hỏi của ông bất ngờ quá với tôi.

 

DTL: Ông có đang dịch dở một cuốn nào khác?

 

LQN: Có. Đó là cuốn Băng Điểm, của nhà văn Nhật, ông Ayako Miura. Tôi sẽ tự in lấy cuốn này.

 

DTL: Công việc dịch thuật ở đây, mấy lúc sau này, thường bị những vụ cạnh tranh không đẹp, ông có bị không?

 

LQN: Có chứ. Tôi bị rất nhiều cuốn. Tuy nhiên, tôi có độc giả riêng của tôi. Cho nên tôi không sợ lắm, dù cho họ có ra trước hay sau cuốn đó. Tôi nghĩ hành động phi văn nghệ này, chỉ có một nhà xuất bản con buôn mới làm mà thôi. Như tôi mới bị hai cuốn “đụng” là cuốn Trôi Theo Giòng Đời của Quỳnh Dao và Những Tháng Ngày Có Em của Từ Tốc. Tôi đã quảng cáo trước ở trong sách in ra. Và họ cứ làm.

 

DTL: Thay mặt độc giả Văn, chúng tôi xin gửi lời cám ơn ông. Một câu sau cùng: Ông có thấy còn điều gì cần phải nói thêm chăng?

 

LQN: Thưa không. Thế đủ rồi.

 


Liêu Quốc Nhĩ

 

Nhân Nói Về Quỳnh Dao,

 

Nghề dịch sách đến với tôi một cách khá bất ngờ. Năm 1965, khi vừa xong tú tài II, tôi đã hăm hở bước chân vào Khoa Học với một ý tưởng thật lớn. Làm một khoa học gia lừng danh. Lúc bấy giờ tôi đã chê Văn và Luật, vì với tôi đây là chỗ dành cho con gái (xin lỗi quí vị ở Văn và Luật Khoa nhé). Thời gian miệt mài ở Khoa Học thật là suông sẻ. Môn tôi chọn ở năm thứ II là Hóa Học, những phản ứng Walden, Soerensen, Rosenmund…vây chặt lấy tôi không một phút rảnh rỗi. Do đó chẳnc có chuyện vẩn vơ văn nghệ.

Đầu năm 1968, tình cờ ban đại diện trường có ý nhờ tôi viết một truyện ngắn. Bấy giờ là lúc sắp Tết, tháng của cái lạnh phớt nhẹ đủ để khơi dậy những cái mà Xuân Diệu bảo là “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Cũng là lúc mới tựu trường, chưa phải chạy đua nước rút với phản ứng hóa học, tôi đã tập tành làm văn chương, viết một truyện ngắn và dịch một truyện ngắn khác cho tờ báo Xuân Khoa Học.

Chuyện làm của tôi chỉ có tính cách vui chơi văn nghệ, chứ chẳng có một chủ đích nào. (Thú thật với quý vị độc giả là trước đó ít lâu, khi còn ở trung học tôi cũng có thời viết lách lai rai nhưng chẳng có báo nào chịu đăng cả, và mộng văn sĩ của tôi cũng tàn lụi từ đó). Chuyện chơi chơi không ngờ lại lọt vào mắt xanh của một nhà xuất bản tài tử, đó là nhà xuất bản Hàn Thuyên do anh Lạc Hà, người chủ trương tờ Võ Thuật phụ trách, Tờ Võ thuật lúc bấy giờ bán hơi yếu, nên anh muốn chuyển nghề bằng cách lập thêm một nhà xuất bản chuyên về văn chương dịch thuật. Quỳnh Dao là tác giả nữ đầu tiên được anh chú ý đến và anh đã nhờ tôi dịch cho một truyện của Quỳnh Dao. Tôi chọn Song Ngoại. Tôi cần cù làm việc trên hai tháng (Sự thật ra mà nói, lúc bấy giờ bì biến cố Mậu Thân, đời sống tôi có vất vả nên phải vừa đi học vừa đi làm. Quốc lộ số 4 cứ bị cắt tới cắt lui làm nguồn tiếp tế từ gia đình ở Cần Thơ lên cứ gián đoạn). Sách dịch xong trao cho nhà xuất bản cứ bị bỏ xó một chỗ vì chưa có tiền in, dĩ nhiên là tiền bản quyền cũng chưa có. Tôi chán nản và nghĩ rằng có lẽ quyển sách đã bị xếp bỏ trong đống giấy lộn. Tiếp tục học và tiếp tục kèm trẻ đến lúc gần như quên lãng thì quyển sách được tung ra, đó là năm bảy mươi. Cầm quyển sách đầu tiên mà mình đã có công dịch ra trên tay, tôi muốn khóc.

 

Nhưng có lẽ vì bất phùng thời, dù Quỳnh Dao bấy giờ đã là một tên khá quen thuộc với độc giả trẻ, nhất là những người đọc báo “Văn”, vì “Văn” đã có giới thiệu một lần trong tuyển tập Quỳnh Dao (trước tuyển tập về Quách Lương Huệ). Sách in ra chỉ có ba ngàn cuốn, kỹ thuật lại khá mà bán không chạy. Anh Lạc Hà phải xách xe hai bánh chạy tới chạy lui mấy quán sách nhưng họ vẫn không chịu mua, rốt cuộc đành phải đem bán son để gỡ vốn và dĩ nhiên tôi chẳng có tiền bản quyền.

 

Chuyện dịch sách tưởng đã vào quá khứ, tôi ra trường và bắt đầu công việc dạy học. Mỗi tuần dạy có hai ngày, quanh quẩn mãi trong phòng thí nghiệm và những giờ giảng bài tập cũng chán. Định kiếm thêm vài giờ ở các trung học tư thì tình cờ quen với anh Đỗ Quí Toàn. Lúc bấy giờ anh Toàn đang thay chân cho anh Uyên Thao trong chức Thư Ký Tòa Soạn tuần báo “Đời”. Anh bàn dịch một truyện Tàu xem được sẽ đăng trên Đời. Tôi thấy công việc khá nhàn nên nhận lời ngay và về nhà hì hục dịch “Thố Ty Hoa” tức Cánh Hoa Chùm Gửi. Ông Chu Tử thấy hay nên cho đăng ngay trên Đời lúc đó và tôi cũng bắt đầu bước chân vào làng báo với những bài ký sự, phóng sự ngắn…Việc làm có tính cách tài tử, mỗi tháng kiếm thêm được mươi ngàn dư dả.

 

Cuốn Song Ngoại tuy tung bán sole nhưng lại được nhà Hiện Đại để ý. Chủ nhân, anh Thành, thấy quyển sách hay mà sao lại bán sole, nên mua đứt tất cả những quyển còn lại và cho người liên lạc với tôi ở tòa soạn Đời nhờ dịch tiếp Quỳnh Dao. Người đến nhà tiếp xúc với tôi là Vũ Dzũng. Chủ nhà Khai Hóa lúc bấy giờ, anh Vũ Dzũng lúc đó mới tách khỏi nhóm Quảng Hóa và cuốn đầu tiên tôi làm với nhà xuất bản mới này là Tiển Tiển Phong tức là Cơn Gió Thoảng. Lúc đầu theo tôi biết nhà xuất bản hình như chẳng có ý làm nguyên lô cả lô sách về Quỳnh Dao, nhưng có lẽ vì nhờ báo Đời (phải thành thật nhận như vậy, vì lúc đó nhà xuất bản cũng như phát hành chẳng có bỏ tiền ra đăng quảng cáo lăng xê Quỳnh Dao tí nào cả). Cũng có thể vì lúc bấy giờ mọi người đều mệt mỏi vì chiến tranh, thích một cái gì nhẹ nhàng dễ đọc, nên Quỳnh Dao đột ngột trở thành hiện tượng, và tôi, tôi trở thành một bánh xe lăn theo nhu cầu độc giả. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đã nhắm mắt dịch, mà tôi rất chọn lựa, bằng chứng là mười ba cuốn sách thật của Quỳnh Dao tôi chỉ chọn có mười cuốn (những cuốn còn lại có cuốn là sách phóng tác nên tôi không dịch). Trong lúc dịch, có lẽ vì ảnh hưởng bởi cái văn nhẹ nhàng của Quỳnh Dao. Tôi đâm ra mê luôn sách của nhà văn đầy nữ tính này nên dịch rất say mê. Tôi thích nhất là cuốn Bên Bờ Hiu Quạnh, nhưng cuốn này lại bán không chạy lắm, có lẽ vì độc giả Quỳnh Dao không thích lối văn tự truyện này.

Nhờ sách bán chạy nên tôi cũng có chút tiếng tăm và cũng vì thế chung quanh tôi mọc lên rất nhiều kẻ thù. Nói kẻ thù không đúng lắm, mà phải nói là những kẻ ganh ghét mình.

Có một điều mà tôi rất buồn, đấy là có người đã hiểu lầm tôi, tưởng tôi là một cột trụ trong chiến dịch gây nên hiện tượng Quỳnh Dao để giết chết một số nhà xuất bản và anh em văn nghệ trẻ.

 

Xin thưa thật, tôi chẳng bao giờ có tham vọng, tôi cũng không nghĩ đến nó mãi đến lúc có người đưa ra nhận xét như vậy. Chuyện Quỳnh Dao trở thành một hiện tượng theo tôi là một chuyện tự nhiên xảy ra theo chu kỳ nhu cầu của độc giả. Nhiều lúc đọc loại sách bắt trí óc làm việc nhiều quá như loại tư tưởng hay triết học cũng mệt mỏi, do đó cũng cần có sách nhẹ nhàng để đọc. Hầu hết truyện của Quỳnh Dao là chuyện tình bối cảnh xã hội là bối cảnh của phương đông trong đó tư tưởng đông và tây đang xung đột, rất gần gụi với cái không khí của xã hội ta. Đọc một cuốn sách, người ta khó đứng ở vị trí khách quan của người đọc để xét đoán, nhất là loại tiểu thuyết, độc giả thường hòa mình vào đời sống của nhân vật, vui với cái vui, cũng như buồn với cái buồn của họ. Bối cảnh của sách Quỳnh Dao là bối cảnh phương đông thì làm sao chẳng được độc giả đón nhận nồng nhiệt.

 

Sách Quỳnh Dao được đón nhận nồng nhiệt đến độ trở thành hiện tượng, đó hoàn toàn là do độc giả và tác giả, người dịch chỉ giữ vai trò chuyển ngữ thế thôi. Còn vấn đề những nhà xuất bản hay tác phẩm của nhà văn trong nước bị ảnh hưởng thì đó hoàn toàn là ngoài ý muốn của tôi. Mong quí vị có thiên ý như vậy cũng nên xét lại.

 

Liêu Quốc Nhĩ

( Nguồn: Giai Phẩm Văn Hiện Tượng Sách Dịch, số ra ngày 08 tháng 06 năm 1973)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Năm 20199:45 SA(Xem: 4838)
bình minh thả xuống tôi nụ cười héo,/ tháng, ngày dư thảng thốt cánh dơi./ bao bằng hữu theo nhau, không trở lại./ mưa, nắng tôi: khoảng cách ngại nghi đời.
24 Tháng Tư 20193:20 CH(Xem: 4536)
khi những con sóng bạc đầu,/ phủ bạch kim,/ lên tóc thi sĩ họ Nguyễn
02 Tháng Tư 20191:38 CH(Xem: 6623)
Cũng như thế hệ chúng tôi trong chiến tranh và di tản biết rất rõ,/ Chúng tôi có/ Một thi sĩ thơ-tình lẫm liệt, như thế.
21 Tháng Giêng 20191:17 CH(Xem: 8416)
hồn bỗng phổng phao như mới lớn./ ngấn lệ thôi tìm môi tủi thân!.!
16 Tháng Mười 20183:14 CH(Xem: 5611)
những con dế sớm khan, khô tiếng:/ cũng tự chôn mình theo tiếng ve.
02 Tháng Mười 20189:09 SA(Xem: 4352)
có những điều to lớn tưởng không thể xẩy ra trong đời / thì, cuối cùng thượng đế đã đem tới cho mỗi chúng ta như một tặng phẩm quý giá,/ đặc biệt. riêng.
29 Tháng Tám 201812:04 CH(Xem: 5273)
nỗi buồn như nhựa cây/ ẩn mình trong góc khuất
16 Tháng Bảy 20189:36 SA(Xem: 4686)
em hãy gửi cho sông Amazon/ mùi thơm tóc em/ (luôn cả mùi thịt, da em/ những khi mới tắm)
14 Tháng Sáu 20182:51 CH(Xem: 4410)
ngay đống quần áo vứt dưới chân giường / cũng không hỏi nhau / lý do nào khiến chúng bị hắt hủi?
27 Tháng Năm 201810:04 SA(Xem: 4614)
"mùa hè, bạn-tôi,/ nhóm lửa sớm trên mái tóc mướt xanh phượng vĩ./ những con ve hăm hở dìu dòng sông trôi ngang không trung..."
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8131)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 824)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1022)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8397)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10942)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19152)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16828)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16019)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24373)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31813)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34844)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,