Kẻ sĩ thời nhiễu nhương/ Vũ Ánh/ không còn nữa!

17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5713)
Kẻ sĩ thời nhiễu nhương/ Vũ Ánh/ không còn nữa!


Mấy ngày qua, giữa lúc miền nam Cali có được vài ngày nắng ấm và đêm không lạnh lắm, thì tôi lại bị quật ngã bởi nhiều căn bệnh khác nhau. Tôi bị cùng lúc, những cơn đau gây nên bởi sự lồng lộn của những khúc ruột, hậu quả của chứng bệnh ung thư ruột già, đưa tới tình trạng phải cắt bỏ một đoạn ruột khá dài. Và, sự sôi sục, nóng rát quặn thắt bao tử. Không biết có phải cả hai tình huống bất thường này đã “hợp đồng tác chiến” trong cơ thể tôi, để đưa đến tình trạng tiêu chảy không ngưng nghỉ từ 5 giờ chiều Thứ Năm, tới gần sáng Thứ Sáu. Tôi lặng lẽ nghiến răng chịu đựng những cơn đau liên tiếp, như những đợt sóng hung hãn không ngừng đổ xuống bờ cát. Nhiều lúc không chịu đựng nổi, tôi phải ra khỏi phòng, để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của T. Tôi cũng tận dụng một vài thói quen tìm an lạc cho giấc ngủ như thầm niệm “lục tự.” Hoặc, tự nhắc nhở mình, cố gắng lên, có thể đây là trận đánh cuối cùng với sinh/ tử, trước khi ta được giải thoát khỏi kiếp sống tồi tệ, đầy hàm hồ, ngộ nhận này.


vuanh_n
Nhà báo Vũ Ánh (Hình Triết Trần)

Tôi an ủi mình, khi cái chết đến, nó không chỉ giải thoát cho cá nhân tôi, những người thân quanh tôi mà, nó cũng sẽ giải thoát cho văn chương của tôi, khỏi cái không gian đầy xú uế, thải ra bởi những ganh tỵ, thiển cận và thiểu năng cá nhân, dẫn tới bầy đàn…

Những cố gắng đôi lúc tưởng như tuyệt vọng, đã giúp tôi bất động mà T. không hay. T. đâu biết, tôi biết T. rón rén ra khỏi giường vào lúc 5 giờ sáng. T. đâu biết, lúc T. ở vườn sau, trong phòng, mở mắt, chờ nắng lên từ khung cửa sổ. Tôi biết lúc bình minh mon men leo dần và nghiêng đầu ngó vào căn phòng của chúng tôi, vào khoảng 6 giờ. Tôi biết, nắng chảy chan hòa chăn mền của chúng tôi, lúc 7:30. Đó cũng là lúc tôi thiếp đi sau một đêm thức với… những cơn đau!

Gần mười giờ, T. vào phòng lay tôi dậy - - Nhắc tôi… “trễ giờ đi làm rồi…” Chữ T. dùng để chỉ công việc… ra quán café mỗi buổi sáng, dù bão táp, lụt lội của tôi.

Tới lúc đó, tôi mới cho T. biết, tôi đau cả đêm. Mới thiếp đi. Không dậy nổi. Và, bảo T. tôi chỉ cần ngủ.

Mười một giờ, trước khi đi làm, T. vào phòng, hỏi tôi cần gì không? Tôi lắc đầu. Khoảng một giờ, rồi ba giờ, T. gọi về hỏi tình trạng sức khỏe của tôi. T. bảo tôi, cố ngồi dậy, ăn chút gì cho đỡ mất sức. Phở hoặc cháo? Tôi hứa tôi sẽ dậy. Ra khỏi phòng… Nhưng rồi những cơn đau lại tìm tôi để trút xuống những trận đòn thù. Trước khi lại dìm sâu vào hôn mê, tôi nhận được nhiều điện thoại liên tiếp của bạn tôi, Ngọc Hoài Phương. Những hồi chuông bất thường, gắt gỏng, bực bội… Thấy tên bạn qua ô kính màn hình cell phone, phần không đủ sức trả lời, phần nghĩ bạn tôi chỉ muốn “check” xem chuyện gì xẩy ra cho tôi mà sáng nay, tôi không ra quán… Tôi im lặng. Sau loạt điện thoại liên tiếp của Phương, là của một người bạn khác. Bùi Vĩnh Hưng… Những hồi chuông báo tử (?), theo tôi chìm vào mê sảng!

Năm giờ chiều, có thể vì quá sốt ruột, T. điện thoại về cho H., bảo vào phòng coi xem tôi ra sao? Tôi nghĩ, phải dậy thôi. Để mọi người an tâm là tôi chưa “đi xa”, chí ít, cũng ngay lúc này.

Tôi đâu ngờ, những hồi chuông báo tử tạm rời xa tôi thì, thời gian đó, cũng là lúc những hồi chuông báo tử khác, gióng giả báo tin sự chấm dứt đột ngột đời sống bạn tôi, Vũ Ánh!

Gần bảy giờ, trời còn sót chút nắng, ngồi tựa lưng vách tường, sân sau, gọi cho Ngọc Hoài Phương - - Tôi đinh ninh bạn tôi sẽ hỏi chuyện gì mà không ra quán sáng nay (?) Nhưng không. Ngọc Hoài Phương nói ngắn, gọn:

“Vũ Ánh mất rồi!...”

Như 99 ngày trước, khi T. gọi về báo tin Việt Dzũng, phản xạ hấp tấp, ngây ngô của tôi là:

“… Cái gì?”

“Vũ Ánh chết rồi!”

“Chắc không? Ai xác nhận?”

Bạn tôi đáp, vẫn ngắn gọn:

“Rồi. Yến Tuyết cho biết!”

Tôi bàng hoàng. Tắt máy!

Nếu đời sống luôn đem đến cho chúng ta những điều không hiểu nổi thì, tin Vũ Ánh mất, là một trong những điều không hiểu nổi, to lớn đối với tôi. Vũ Ánh, một người sống ngăn nắp. Trật tự. Nghiêm cẩn…

Tôi nhớ, ở quán café LH, mới vài ngày trước, khi nói chuyện với Khánh Hòa và Vũ Đình Trọng về việc sẽ mời hai người bạn trẻ trở lại chương trình “Du Tử Lê và Bằng Hữu” ở đài SBTN vào Thứ Ba tuần tới, tôi còn nói, tôi thích lắm, khi biết chuyến viễn du mới nhất của nhóm Sống, đến Las Vegas, có Vũ Ánh!

Tôi nhớ, tôi từng nói, nhiều lần với Ngọc Hoài Phương, Khánh Hòa, Vũ Đình Trọng, Nguyễn Chí Khả… rằng, tôi khâm phục Vũ Ánh, qua những bài viết phản ảnh những cảm nghĩ trung thực của ông, về những tệ trạng đáng xấu hổ diễn ra trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Dù cho vì những bài báo đó mà, ông đã nhận lãnh không biết bao nhiêu lên án, nguyền rủa, hăm đọa… Nhưng không vì thế, ông lùi bước, nhụt chí… trước những điều ông cho là không thể ngoảnh mặt, ngậm thinh.

Tôi nhớ, lần chót, tôi gặp bạn tôi, chúng tôi có nhiều thì giờ trò chuyện với nhau. Đó là lần gặp nhau cách đây vài tháng ở nhà Khánh Hòa. Buổi chiều đó, có dễ vì cùng chủ trương đúng giờ, nên khi chúng tôi tới, ngoài gia chủ, những người tiếp tay tổ chức cuộc họp mặt, khách chưa tới.

vuanh-dutule_600-content

Ngồi với nhau chung một ghế salon nơi phòng khách nhà Khánh Hòa, tôi nói với bạn tôi về tài liệu bí mật chiến tranh Việt Nam, Ngũ Gác Đi mới giải mật mà, bạn tôi đang dịch từng kỳ cho báo Sống. Tôi cũng nói với bạn tôi rằng, tôi có theo dõi loạt hồi ký 13 năm tù cải tạo của bạn, hàng tuần, trên nhật báo Người Việt. Bạn tôi ngạc nhiên lắm! Có thể ông không nghĩ tôi có thì giờ theo dõi những loạt bài như vậy. Hoặc ông cho, đó là lãnh vực mà tôi ít quan tâm nhất!

Tôi nói, không những tôi đọc mà, tôi còn nhớ cả những bài viết của ông, thời gian ông làm Chủ bút cho tờ Viễn Đông, của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang; khi tòa soạn báo này còn tạm trú trong một căn phòng nhỏ hẹp, mặt tiền đường Bolsa, thành phố Midway City(?)

Trước khi có nhiều khách tới, tôi còn kịp nói với ông, lòng khâm phục của cá nhân tôi và, lập trường bất thối chuyển của ông về các vấn đề lớn của đất nước, như chế độ cộng sản, não trạng ao tù của một vài thành phần chống cộng ở hải ngoại…

Ông bảo, ông biết. Chính vì ông có những cái nhìn về đất nước, đường lối Quốc/ Cộng khác hơn một số người mà, ông phải trải qua không biết bao nhiêu tai nạn! Nhưng:


“Tôi thanh thản, bằng lòng chấp nhận vì đó là con đường tôi chọn! Tôi nghĩ thời gian tù đầy, tôi và một số anh em còn dám làm báo chui, tờ Hợp Đoàn, đem đến cho cá nhân tôi, tổng cộng 6 năm cùm, biệt giam… Bị hành hạ ‘lên bờ xuống ruộng’… thì hà cớ gì, ở xứ tự do này, tôi lại phải viết những điều không đúng với suy nghĩ của tôi? Tôi có cái may là được bà Y.T. ủng hộ, chia sẻ, nên gia đình chúng tôi vượt qua khó khăn, điều tiếng dễ dàng…” Họ Vũ tâm sự.

Trưa nay, đọc bản tin của TN & ĐB viết về Vũ Ánh, trên nhật báo Người Việt, giữa lúc những cơn đau chưa rút khỏi thân thể, tôi chú ý tới đoạn viết ngắn:


“… Vũ Ánh là một nhà báo yêu nghề và say mê với công việc. Ông qua đời tại phòng làm việc tại tư gia; bài báo cuối cùng của ông mang tựa đề ‘Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí,’ được gởi đến Nhật Báo Người Việt lúc 11:37 phút sáng của ngày cuối cùng trong cuộc sống ông…”

Theo đó, tính tới 12 giờ 30 phút, tức khoảng một tiếng sau, khi anh chị em báo Sống gặp nhau, theo thông lệ mỗi trưa Thứ Sáu, không có Vũ Ánh thì, bạn tôi đã “đi xa” một cách bất ngờ, êm đềm - - Đến độ, nhiều phần có thể chính ông cũng không biết, mình sắp “đi xa.”

(Mơ ước được chết một cách thanh thản, chóng vánh, là khát khao cháy bỏng của nhiều người, trong đó có tôi…)

Lại nữa, trước khi đi xa, tới phút cuối, họ Vũ vẫn còn tận hiến trí tuệ, tài năng, kiến thức của ông, cho tập thể (bài viết gửi cho báo Người Việt).

Những đóng góp của Vũ Ánh cho đất nước, cho dân tộc, theo tôi là những tận hiến của một người Kẻ - Sĩ thời nhiễu nhương. Một người sống Công-Chính cho tới phút cuối đời mình!

Vì thế, hơn ai hết, vẫn theo tôi, ông xứng đáng được Thượng Đế ân thưởng chuyến đi xa cuối cùng một cách êm đềm  Một mơ ước, khát khao cháy bỏng, không phải ai cũng có thể có được.

*
Vũ Ánh, bạn tôi, sống, chết được như bạn, âu cũng là một hạnh phúc lớn lắm vậy! Xin bạn an nghỉ trong niềm thương tiếc, kính trọng của rất nhiều người thuộc đám đông thầm lặng hôm nay và, ngày mai.

Du Tử Lê

(Garden Grove, Mar. 15 2014)

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Tư 20147:00 SA
Khách
NTVi xin chia buồn với DTL vừa mất đi người bạn là nhà báo Vủ Ánh. Và tôi cũng mong sao cho DTL sớm hồi phục lại sức khỏe của mình.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,