Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời.

11 Tháng Chín 201612:00 SA(Xem: 9624)
Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời.

. Và NBH.

Nếu bạn hỏi, tôi thân thiết với A. kể từ ngày nào hoặc, bởi những lý do gì thì, sẽ rất khó cho tôi, trả lời! Tôi chỉ nhớ tôi quen biết A. từ quán cà phê rất ít bàn của ông già H.O., nếu không kể miếng sân lộ thiên, có sẵn, nhờ ở cuối dẫy.

Quán cà phê nằm trong một khu thương mại chỉ có năm, bảy căn, với diện tích to, nhỏ khác nhau. Ngoài cà phê ông già HO, bên cạnh căn đầu dẫy của một người Tàu, là tiệm may, sửa quần áo của một phụ nữ Việt. Đó là nơi chốn sau này, tôi mới biết, đã cho A. có một mối tình đèo, dốc với Y. nhưng, đặc biệt, hiếm thấy.

Là người chỉ hút thuốc khi ra khỏi nhà, buổi sáng, những lúc quán hết bàn, A. chọn bàn của tôi để ngồi ké. Khi hết thuốc, A. hỏi xin thuốc của tôi, mặc dù đó không phải là loại thuốc quen thuộc của A. Với thời gian, sự quen biết lâu ngày đem lại cho chúng tôi một tình thân, có thể nói là khá sâu, đậm. Mặc dù chúng tôi vẫn giữ cách xưng hô ban đầu là tôi/ ông…

Trừ những phút cao hứng, gương mặt A. luôn phẳng lặng như tờ giấy trắng, không in đậm, nhạt dấu vết gì. Với vài bằng hữu của tôi, A. là người không quan tâm tới sinh hoạt văn học, nghệ thuật. Tôi biết, sự thực không phải thế. Nhiều lần A. hỏi tôi có đọc cuốn sách này, cuốn sách nọ…? Đồng thời, A cũng biết và thuộc rất nhiều nhạc cũ/ mới…

Một lần A. hỏi tôi, có biết bài “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời”? Tôi nói, tôi biết. Trước đây, tôi thường nghe ca khúc đó, qua đài phát thanh. Sau này, ít thấy. (*)

A. nói, đó là một trong những bài hát A. thích nhất, ở hải ngoại. Rồi, A. đọc tôi nghe một vài đoạn, như:

chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
bàn tay dư mấy ngón chia phôi!
(tặng nhau chính ngón không đeo nhẫn)
và những tàn phai đầy tuổi tôi.

(…)

chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn
nói gì kiếp khác với đời sau.
ôi khi nghe ấm trên da, thịt
như thể ai đi mới trở về.

Phải chăng, đấy là lý do khiến A. gần với tôi hơn những người bạn khác?

Tôi nhớ, một buổi sáng, A. đến quán khá trễ. Khuôn mặt vốn phẳng lặng như một tờ giấy trắng, không in đậm, nhạt dấu vết gì của A.; lần đầu tiên cho thấy nhiều dấu hiệu bất thường: Vẻ mệt mỏi, nhầu nát, tựa mới trải một trận ốm lâu ngày!?!

A. nói, đêm qua A. mất ngủ, hoàn toàn. Không liên lạc được với Y. Tôi hỏi lý do? A. ngập ngừng không đáp. Sau vài điếu thuốc đốt liền tay, A. hỏi tôi có bao giờ thấy người phụ nữ trong tiệm may, sửa quần áo ở căn hộ thứ hai, tính từ đầu khu thương mại? Tôi nói, có. Đó là một người phụ nữ trẻ: Xinh xắn. Tóc dài chấm vai. Đôi mắt lạnh, buồn. Ngược với vẻ tươi thắm, quyến rũ mỗi khi tình cờ thấy cô cười... Tôi thêm:

“Từ góc sân này, chúng ta có thể nhìn thấy một phần sinh hoạt của cô ấy; nếu tiệm không kéo hết những miếng nylon mầu, nối nhau, thành tấm màn cửa lớn.”

Tôi nghĩ, nhận xét nhiều hảo cảm của tôi, là lý do để A. cởi mở hơn và, nhìn tôi như một người có thể tin cậy được.

A kể, nhiều tháng qua, ông đã có một liên hệ tình cảm với Y. Ông nói, đúng hơn, đó là một có lại bất ngờ. Như một thứ “tặng phẩm của trời.”

A cho biết, hơn mười năm trước đấy, họ đã có những ngày, tháng sống cạn kiệt cho nhau… Cuộc tình phải chấm dứt khi người chị của Y. khám phá ra sự liên hệ giữa hai người. Thời gian đó, A. đã có gia đình.

“Nhưng đấy là một chấm dứt tự nguyện đẹp, cho cả hai phía”, A. nhấn mạnh.

Gần đây, định mệnh éo le lại xô hai người ngã vào vòng tay nhau sau một buổi tối, khi A. tình cờ gặp lại Y. tại một nhà hàng ở thành phố Orange. Họ ôm nhau. Hôn nhau. Họ có nhau… Như hai đứa nhỏ không hề biết trời cao, đất dày là gì.

Ông nói, tới bây giờ, ông vẫn còn nhớ cái cảm giác kỳ diệu của vòng tay. Nụ hôn. Luôn cả mùi tóc. Mùi áo quần. Mùi thịt da Y. Ông bảo, mùi hương xưa, khiến ông nhớ một lần soạn lại tủ quần áo của mình, thấy một chiếc áo cánh cũ của mẹ, cầm lên, ông ngửi được mùi hơi riêng của mẹ mình.

“Cảm giác hạnh phúc này, tôi có lại cho đời mình, ở lần gặp lại Y. đó.”

Tôi nói, tôi hiểu. Tôi hiểu rõ lắm. Mẹ tôi mất cũng đã mấy chục năm rồi. Tôi không giữ được cho mình một tấm áo cũ nào của bà! Nhưng thỉnh thoảng, có những đêm, trong khuya khoắt, giật mình, ra khỏi giấc ngủ, tôi có cảm giác như tôi đang rúc vào nách mẹ tôi. Tôi cũng được thở mùi hơi của bà, như những ngày thơ ấu và, ngay cả thời niên thiếu nữa.

Phải chăng, đó là lý do ông thích câu: "Đôi khi nghe ấm trên da, thịt. Như thể ai đi mới trở về?” Tôi hỏi

A. có vẻ ngượng nghịu, không trả lời. Kể tiếp rằng, sau giây phút “tái sinh” kia, ông thấy ông may mắn có mặt ở xứ sở này. Theo ông, chỉ với xã hội này, ông mới có thể có hành động “bất kể trời đất” như thế!!!

Tôi không biết Y. có đem lòng biết ơn xã hội như A.? Nhưng cứ như lời A. thì, dường Y. cũng không còn biết “trời cao đất rộng” là gì nữa. Cô cũng dướn người, ngửa mặt đón nhận những nụ hôn tới tấp của A. nơi mặt, nơi cổ, nơi ngực… Họ lẫn, tan trong nhau, như hai dòng nước xiết, gặp nhau giữa cửa sông…

Bây giờ, sự bặt tin nhau một cách bất thường, cho A. dự báo, cuộc tình của họ sắp đi vào đoạn kết! Một đoạn kết bi thảm!?!


A. lại ngưng, không kể tiếp chuyện tình của mình mà, thay bằng cảm nhận khá ngậm ngùi:

“Theo tôi, đời sống không chỉ đáng sống với những gì mình đạt được mà, ngay cả những thất bại, đau khổ cũng làm nên những game màu đáng nhớ trong đời mình. Bởi không phải ai cũng hiểu được, thấy được ý nghĩa phía bên kia của đồng tiền bất hạnh…”

Tôi không có ý kiến. Nhưng mấy người bạn của tôi, nếu nghe được, có thể họ sẽ bất ngờ lắm!?!

Bẵng đi ít ngày, không A. đến tiệm cà phê Ông già H.O. Các bạn tôi có ý hỏi. Tôi nói, có thể ông ta đau, hoặc đi xa. Giữa lúc đó, trong tôi lại hiện ra đoạn nhạc ông từng hát nho nhỏ, cho tôi nghe đã lâu:

chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn
nói gì kiếp khác với đời sau.
đôi khi nghe ấm trên da, thịt
như thể ai đi mới trở về.

Tôi hy vọng, cuối cùng, mọi chuyện sẽ không đến nỗi nào!

Tuy nhiên, cầu xin của tôi cho bạn, là một cầu xin hão huyền! Khi A. ra cà phê tìm tôi sau hơn một tuần vắng mặt.

Tôi nhớ, lúc đó trời đã nhuốm trưa. Quán vắng. Những người bạn của tôi, đã trở lại với công việc hàng ngày của họ.

Gặp lại này, A. có lại trên gương mặt như “tờ giấy trắng không in đậm/ nhạt một dấu vết gì”. Ông kéo ghế ngồi, không nói một lời. Gọi cà phê. Lặng lẽ rút thuốc hút. Tôi nôn nóng muốn hỏi, nhưng ngại…

Tôi nghe trở lại trong đầu, vài tâm sự trước đây của A.

Khi ông kể, ông mới gặp Y. Mỗi lần gặp nhau, với ông, nó tựa như một tặng phẩm mà thượng đế ưu ái, hào phóng ban tặng cho ông. Khi ông kể, ông mới có thêm được một ngày sống không thể đáng sống hơn. Dù có phải chết ngay ngày mai, ông cũng hài lòng. Vắn tắt hơn, ông bảo:


“Tôi biết ơn vô cùng, Thượng Đế!

Một lần khác, A. nói, nhiều buổi tối, trở về, dù xe bị dằn xóc vì những đoạn đường xấu, không hiểu sao, bài hát “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” vẫn âm vang trong ông, khiến ông không thể không lẩm bẩm hát… Như những lời nói thêm, với Y. Dù ông chưa từng hát cho Y. nghe một lần nào.

Đó là những lúc tôi cảm tưởng trong bóng đêm, nơi đôi mắt A. không chỉ có trăng, sao mà, còn có cả hơi ấm trên da, thịt: “Như thể ai đi mới trở về”, nữa.

Nói vậy, không có nghĩa sớm mai nào của bạn tôi, cũng là những sớm mai vẫn còn đâu đó, trăng, sao trên bầu trời. Cũng có những ngày A. lạc thần, thẫn thờ, không buồn cầm lên ly nước của mình. Hay, để mặc điếu thuốc tự tàn lụi mình nó. Đó là những lúc tôi không chỉ im lặng mà, cũng không nhìn vào gương mặt… “phẳng lặng như tờ giấy” của A. Tôi không biết, những lúc ấy, có phải A. đang thầm hát:

“chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
chim về góc biển. bóng ra khơi
lòng tôi lũng thấp. tâm hiu quạnh
chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi”?

Hay:

“chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
buổi chiều chăn, gối thiếu hơi ai!
em đi để lại hồn thơ dại
tôi, vó câu buồn sâu sớm mai”?

Đó là những lần, A. xăm xăm rời bàn café rất sớm. Tôi hình dung A. đi tìm Y. Và, không biết A. sẽ gặp những gì trên những con đường đưa A. đến với người yêu của ông?

Tôi không biết và, cũng không dự đoán! Tôi chỉ mong, trong tình cảnh ấy, A. không gặp, không thấy những hạt lệ xát muối, chắt ra từ đôi mắt trăm năm, trên đôi môi không son của Y. Tôi chỉ xin không một bất trắc xe cộ nào, xẩy đến cho bằng hữu tôi. Khi mà thân, tâm bạn tôi đang phiêu phưởng một chốn nào khác. Một nơi chốn không trăng, sao! Không cả ngày mai! Dù cho đấy là một ngày mai bầm giập gió, bão!?!

Tôi hiểu khó khăn, hoàn cảnh ngặt nghèo của cả hai phía. Dù tôi vẫn nhớ câu nói nặng tính triết lý của A.:

“Đời sống không chỉ đáng sống với những gì mình đạt được mà, ngay cả những thất bại, đau khổ cũng làm nên những game màu đáng nhớ trong đời mình. Bởi không phải ai cũng hiểu được, thấy được ý nghĩa mặt bên kia của đồng tiền bất hạnh…”

Tôi không biết, có phải: Cùng những hiểu được, thấy được kia, đôi khi còn là những lát dao oan nghiệt khác, bằm nát thêm những bất hạnh, vốn đã? Hay, đó cũng là một thứ keo sơn không thể hiểu, nơi một số người, tin vào đời sau, với mối tình lớn của họ?

Tuy nhiên, cuối cùng, trước khi ra về, A. hỏi tôi, có phải đi sớm? Tôi nói không còn sớm nữa. Nhưng hôm nay, tôi có thể về muộn. Ông bảo, vậy thì chịu khó nán lại vài phút. Từ ngày mai, ông không nghĩ, có thể sẽ gặp lại tôi!!!

A. kể chuyện tình của mình, rối rắm, không đầu đuôi. Chẳng biết có phải vì ông có quá nhiều điều muốn kể (hay muốn giấu)? Phần tôi, tôi lắng nghe một cách chăm chú. Nhờ thế, tôi có thể tóm tắt (nhiều phần không đủ lắm đâu), cho bạn ngay sau đây.

.

“Ông biết, công việc của tôi liên quan tới một số nước ở vùng Đông Nam Á. Buổi sáng bên đó là chiều tối bên mình. Những ngày xong việc sớm, tôi chạy thẳng về tiệm của Y. Khi gặp, khi không. Nhưng mỗi lần được gặp nhau như thế, chúng tôi như hai đứa trẻ mồ côi, đói khát thương yêu lâu ngày. Chúng tôi sống hối hả, sống dữ dội hồn nhiên với nhau.

“Sau khi tắt đèn, kéo kín tấm mành mành bằng nylon, chúng tôi yêu nhau ngay trên sàn nhà, với mấy tờ giấy báo trải sơ trên sàn. Để có chút lãng mạn trong cảnh ‘nghèo khó’, đôi khi chúng tôi đốt nến để nhìn thấy trong mắt nhau, những ngọn lửa, như những lời nguyện riêng cho tình yêu hai đứa. (Đó là những cây nến sót lại sau khi Y. tổ chức sinh nhật cho tôi, trên những chiếc bàn máy may của nàng).

“Ông có bao giờ trải qua những giờ khắc hạnh phúc tới mức không còn chỗ cho lo lắng bất trắc ngày mai? Riêng tôi, tôi đã có được cho mình, những giờ phút như vậy. Không phải chúng tôi không biết cuối đường của cuộc tình chúng tôi là ngõ cụt. Nhưng, khi được bên nhau, chúng tôi không còn nhớ, còn biết bất cứ một điều gì, khác hơn mắt, môi, mùi hương, thân thể nhau. ‘Cứ như thể, thế giới không còn ai, ngoài chúng tôi’… Cho tới một ngày, bất ngờ Y. bảo tôi, tới lúc chúng ta phải chia tay nhau. Tôi hỏi, có phải Y. sắp lấy chồng? Nàng không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi mà chỉ xa xôi rằng: ‘Trong số những kỷ niệm đẹp mà chúng ta sẽ mang theo vào cõi chết, thì cũng có những điều ngược lại, anh ạ. Cũng giống như trong những ngày nắng, đã lấp ló đâu đó, ngày mưa. Hay chân trời êm đềm nào, cũng ẩn chứa giông bão mà, chúng ta không thể đoán trước. Chỉ một điều em có thể quả quyết với anh rằng, cho tới hết đời, em sẽ không thể, không bao giờ có nữa, một tình yêu như anh đã dành cho em. Em không còn khao khát gì hơn. Hãy cứ để mưa, gió cuộc đời ném chúng ta tới những chân trời mà định mệnh muốn ném chúng ta tới… Vì không ai trong chúng ta, có thể làm chủ được định mệnh riêng của mình. Chúng ta chỉ có thể làm chủ những kỷ niệm, những quá khứ chúng ta đã có, mà thôi…’

“Tôi nghĩ ông hiểu tôi ngỡ ngàng, choáng váng và đau khổ biết là chừng nào! Tôi năn nỉ Y. cho tôi được sống với nàng, lần cuối. Và tôi tin, đó không phải là một đòi hỏi quá đáng. Y. nói, để Y. thu xếp. Khi thuận tiện, nàng sẽ cho tôi biết… Nhưng, ông à! Điều đó, đã không hề xẩy ra. Tôi chờ đợi mỏi mòn…

Nhiều buổi tối, rời chỗ làm sớm, tôi về, ngồi bệt trước tiệm của Y. Bưng mặt mình… Như một tên homeless… Ông đừng cười. Tôi xin ông đừng cười. Ai chẳng có đôi lúc con nít, như thế phải không? Tôi muốn nói, ngồi đó, một mình giữa bóng đêm, tôi đã chảy nước mắt. Cái mà tôi tưởng sẽ không có cơ hội tái diễn ở nơi tôi, với tuổi này!!!

“Với ông, tôi cũng không giấu rằng, cuối cùng, không còn cách nào khác, tôi đã điện thoại hỏi chủ phố. Ông ta cho biết, người thuê đã trả chìa khóa với lý do dọn đi tiểu bang khác. Và, không để lại địa chỉ…”

.

Người đàn ông có gương mặt như “tờ giấy trắng không in đậm/ nhạt một dấu vết gì” xô ghế, bước đi. Nắng trưa thu ngắn chiếc bóng méo mó, ốm nhom của ông, in lên nền xi-măng xám, chi chít vết nứt, như những dấu chân chim, vô thừa nhận.

Tôi nghĩ có thể ông ta không muốn tôi thấy những giọt lệ xát muối trên “tờ giấy trắng” kia. Nhưng thà, trên tờ giấy trắng kia, có đôi ba giọt lệ (dù xát muối), tôi cho nó vẫn tốt hơn là ông đã để lại sau lưng, cho tôi, hai câu thơ,

“… chỉ nhớ người thôi sông đủ cạn
nói gì kiếp khác với đời sau…

Tôi sợ hai câu thơ bạn tôi thích nhất, sẽ ở với tôi, cũng dài lâu không thua gì, như nó sẽ ở với phần đời còn lại, của ông ta!!!

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 2016)

________

(*) Thơ Du Tử Lê. Nhạc Trần Duy Đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 22031)
Sinh hoạt văn học, nghệ thuật miền Nam , 20 năm có nhiều hiện tượng khá đặc thù. Bên cạnh hiện tượng có những nhà thơ được nhiều người biết tới, nhờ những bài thơ phổ nhạc là, hiện tượng có một số nhà thơ làm thơ rất ít
19 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 14247)
Hoàng Quốc Bảo, với cõi nhạc của mình, đã mặc nhiên mang đến người nghe, những hồi chuông lai tỉnh.
13 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 13235)
Hình như tôi đã yêu Hồ Dzếnh ở những năm đầu tuổi thơ. Một tuổi thơ trong loạn lạc, hoang tàn của quê hương tôi. Những cây gạo đỏ gẫy gục bên một bờ sông Đáy. Từ những bước chân lên mười tản cư qua Đồng Lạc, Rừng Mơ, Thanh Hó
07 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 14263)
Chúng ta khó thể phủ nhận rằng, ngôn ngữ đường phố, địa phương rất ít được sử dụng trong văn chương 20 năm, miền Nam. Bất thành văn, một số người cho rằng, văn nói của miền Nam thiếu chất thơ, nếu không muốn bảo là không có thi tính, nói theo ngữ học. Thậm chí, những thi sĩ sinh trưởng ở miền Nam, điển hình như nhà thơ Tô Thùy Yên, cũng không dùng nhiều ngữ vựng đặc thù của vùng đất này. Nhưng, ở Cao Đông Khánh, ông đã chứng minh, điều ngược lại.
03 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 15359)
Trong một bài tạp ghi, tác giả cũng có thể sử dụng nhiều dạng văn chương cùng một lúc mà, không phải bận tâm về kỹ thuật hoặc trầm trọng hơn, vấn đề tu từ pháp. Điều này tạo sự dễ dàng, thoải mái cho người viết...
22 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 17933)
Đầu thiên niên kỷ 2000, nhiều độc giả người Việt ở hải ngoại đã tỏ ra thích thú với cuốn bút ký nhan đề “ Bạn bè gần xa ” của nhà báo Phan lạc Phúc, do nhà xuất bản Văn Nghệ ở miền nam Califonira, ấn hàn
20 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 15948)
- Lake City, Georgia, Chủ Nhật, 31 tháng 5 - 09: Chẳng thể nhớ đã bao lâu, tơi không có được cho mình, một buổi sáng yên tĩnh, thanh nhàn thân / tâm như sáng nay
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,