Về bài thơ và, ca khúc “Về từ vô vọng.”

27 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 7180)
Về bài thơ và, ca khúc “Về từ vô vọng.”

vuctham_content-content

Trả Lời

Về bài thơ và, ca khúc “Về từ vô vọng.” (*)


Bài thơ “Về từ vô vọng,” tôi viết vào tháng 4 năm 1972, cách đây gần 40 năm (Tôi bị ung thư ruột cách nay 5 năm). Trước khi chọn in lại trong tập “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” tạp chí Văn, xuất bản tại Saigon đã đăng, khoảng tháng 5-1972.

Bài thơ đi ra từ một cuộc tình bế tắc kéo dài từ quá khứ, tới thời điểm đó của tôi.

Trở về,” hay “tìm về” của nhân vật trong bài thơ, là một người nữ. Nói cách khác, đó là kỹ thuật cụ thể hóa hay, hiện hình hóa để nhân vật bước ra, đi tới từ ký ức.

Tôi vẫn quan niệm, ký ức không chỉ là kỷ niệm hay hình ảnh thuộc về một quá khứ gần hoặc xa. Mà, ký ức còn là nơi “ẩn cư” của những nhân vật, con người vẫn sống trong tiềm thức. Họ ở đấy, sẵn sàng bước ra, trở lại với ta, đôi khi ngoài ý muốn!

Vì thế, mọi “tìm về” hoặc “trở về,” dù chỉ dấy động một lần nữa, phần tro, than, với tôi đều mang ý nghĩa nào đó. Do đấy, dù “trở về” kia là một trở về từ cõi vô vọng, tôi vẫn tỏ bày lòng biết ơn của mình.

Bài thơ năm chữ của tôi, chỉ có 4 đoạn. Nếu được phép nói thêm một điều gì về nội dung thì, tôi xin nhắc bạn đọc, thân hữu, để ý hai câu cuối cùng của bài thơ. Đó là:

“ngực ngậm lời trăm năm / hồn đìu hiu rũ bóng.” 

Nếu đỉnh điểm của văn chương (để từ đó đưa tới sự hình thành văn học) là “cách nói” (cách viết,) thì, thay vì nói (viết):

“Tim giữ (níu, ôm, nuôi…)  tình trăm năm,” tôi đã cố tình không dùng từ “tim” (trái tim), mà tôi chọn dùng chữ “ngực.” Khi chọn dùng từ này, tôi được phép dùng động từ “ngậm” thay vì “giữ, níu, ôm, nuôi…)

Tôi cũng không dùng bổ túc từ theo sau động từ “ngậm” là “tình trăm năm!” Tôi thay bằng chữ “lời,” để có: “Ngực ngậm lời trăm năm.”

Tôi chọn chữ “lời” vì nó cho người đọc liên tưởng ngay tới “lời thề bồi, lời cam kết, lời xác quyết, lời tâm huyết…”

Thêm nữa, trong ngữ cảnh của câu thơ, từ “lời” là một từ sinh động. Nó là một từ “sống,” chứ không bất động, không “chết” như chữ “tình.” Và, tình cảm bất biến kia ở nơi tôi, được ký thác bằng “lời.” Dù cho tâm hồn tôi, như chiếc bóng, hiển nhiên ở phía đối nghịch. Phía tuyệt vọng.

Tôi không rõ ở thời điểm nào, bài thơ nhỏ đó, được không dưới bốn nhạc sĩ tìm vào và, soạn thành ca khúc. Hai nhạc sĩ trong nước. Nhiều hơn hai nhạc sĩ, ở hải ngoại. Một trong số họ, là nhạc sĩ Phạm Anh Dũng mà, trang nhà dutule.com đã post nhạc của ông trong mục “Thơ phổ nhạc”.

Hai nhạc sĩ ở quê nhà, phổ nhạc “Về từ vô vọng” là Hoàng Song Nhi và, Ngọc Tiến. Chúng tôi không hề quen biết nhau, trước đấy.

Tôi nhớ khoảng cuối thập niên (19)90, đầu thập niên (20)00 qua anh Hoàng Công Khanh ở quận hạt Orange Coutny, tôi được biết thân phụ anh, nhạc sĩ Hoàng Song Nhi đã phổ nhạc bài thơ “Về Từ Vô Vọng” của tôi. Anh gửi tôi 1 bản nhạc, như một lời xin phép. Bản nhạc sau đó, được thu âm bởi nữ ca sĩ Mai Khanh, ở Florida.

Version của nhạc sĩ Hoàng Song Nhi có hai chữ sai, khác nguyên bản.

Câu thứ nhất, nguyên bản, tôi viết: “Về tự một dòng sông / em nồng nàn như biển.”

Câu thứ hai, nguyên bản: “Cây khẳng khiu đợi chờ / một đời héo úa.

Nhưng, trong bản nhạc của Hoàng Song Nhi, chữ “như” thành chữ “nhớ” và, chữ “lá” thành chữ “.” 

Tôi có chỉ cho Hoàng Công Khanh thấy hai chữ không đúng nguyên bản ấy.

Năm 2001, bạn tôi, anh Vũ Trọng Khải, ở Sydney, tổ chức cho tôi hai buổi “Úc châu / Đêm Thơ / nhạc Du Tử Lê” một ở Sydney, một Melbourne; bất ngờ, trong số khách tham dự đêm đầu tiên, có nhạc sĩ Hoàng Song Nhi (mới từ Việt Nam qua.) Ban tổ chức thông báo và hỏi ý kiến, tôi đề nghị mời họ Hoàng lên sân khấu.

Trên sân khấu, ông kể, thời gian sau 1975, ở Saigon, ông mở lớp dậy nhạc. Trong số học viên, có một cô đi học thường mang theo một cuốn sổ chép những bài thơ cô thích. Họ Hoàng đọc được bài “Về từ vô vọng” trong trường hợp này. Ông soạn thành ca khúc và, giữ nguyên văn. Ông nói, ông không có nguyên bản, chỉ căn cứ theo bản chép tay của cô học trò, nên có hai chữ sai mà ông không biết.

Riêng Ngọc Tiến, người thứ hai, phổ nhạc bài “Về từ vô vọng” là một người rất trẻ. Tôi nghĩ, khi biến cố 30 tháng 4-1975 xẩy tới, anh còn là học sinh trung học. Ngọc Tiến đọc được bài thơ nhỏ của tôi, trong trường hợp nào, tôi không hỏi. Nhưng version của Ngọc Tiến, thì may mắn, đúng theo nguyên bản thơ của tôi.

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 26 2011.)

 



Về Từ Vô Vọng

về tự một dòng sông
em nồng nàn như biển
gió cuốn muôn nghìn năm
lấp chôn tình vô vọng

 

về tự một mùa đông
em rầu rầu sương cỏ
hồn mưng mưng mây mù
mắt bơ phờ cõi nhớ

 

về tự một ngày mưa
em não nùng oan khổ
cây khẳng khiu đợi chờ
lá một đời héo úa

 

về tự một tình đau
môi ứ tràn máu mặn
ngực ngậm lời trăm năm 
hồn đìu hiu rũ bóng.

(4-72) 

Về bài thơ và, ca khúc “Về từ vô vọng.” (*)

Bài thơ “Về từ vô vọng,” tôi viết vào tháng 4 năm 1972, cách đây gần 40 năm (Tôi bị ung thư ruột cách nay 5 năm). Trước khi chọn in lại trong tập “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” tạp chí Văn, xuất bản tại Saigon đã đăng, khoảng tháng 5-1972.

Bài thơ đi ra từ một cuộc tình bế tắc kéo dài từ quá khứ, tới thời điểm đó của tôi.

Trở về,” hay “tìm về” của nhân vật trong bài thơ, là một người nữ. Nói cách khác, đó là kỹ thuật cụ thể hóa hay, hiện hình hóa để nhân vật bước ra, đi tới từ ký ức.

Tôi vẫn quan niệm, ký ức không chỉ là kỷ niệm hay hình ảnh thuộc về một quá khứ gần hoặc xa. Mà, ký ức còn là nơi “ẩn cư” của những nhân vật, con người vẫn sống trong tiềm thức. Họ ở đấy, sẵn sàng bước ra, trở lại với ta, đôi khi ngoài ý muốn! 

Vì thế, mọi “tìm về” hoặc “trở về,” dù chỉ dấy động một lần nữa, phần tro, than, với tôi đều mang ý nghĩa nào đó. Do đấy, dù “trở về” kia là một trở về từ cõi vô vọng, tôi vẫn tỏ bày lòng biết ơn của mình.

Bài thơ năm chữ của tôi, chỉ có 4 đoạn. Nếu được phép nói thêm một điều gì về nội dung thì, tôi xin nhắc bạn đọc, thân hữu, để ý hai câu cuối cùng của bài thơ. Đó là:

“ngực ngậm lời trăm năm / hồn đìu hiu rũ bóng.” 

Nếu đỉnh điểm của văn chương (để từ đó đưa tới sự hình thành văn học) là “cách nói” (cách viết,) thì, thay vì nói (viết):

“Tim giữ (níu, ôm, nuôi…)  tình trăm năm,” tôi đã cố tình không dùng từ “tim” (trái tim), mà tôi chọn dùng chữ “ngực.” Khi chọn dùng từ này, tôi được phép dùng động từ “ngậm” thay vì “giữ, níu, ôm, nuôi…)

Tôi cũng không dùng bổ túc từ theo sau động từ “ngậm” là “tình trăm năm!” Tôi thay bằng chữ “lời,” để có: “Ngực ngậm lời trăm năm.”

Tôi chọn chữ “lời” vì nó cho người đọc liên tưởng ngay tới “lời thề bồi, lời cam kết, lời xác quyết, lời tâm huyết…”

Thêm nữa, trong ngữ cảnh của câu thơ, từ “lời” là một từ sinh động. Nó là một từ “sống,” chứ không bất động, không “chết” như chữ “tình.” Và, tình cảm bất biến kia ở nơi tôi, được ký thác bằng “lời.” Dù cho tâm hồn tôi, như chiếc bóng, hiển nhiên ở phía đối nghịch. Phía tuyệt vọng.

Tôi không rõ ở thời điểm nào, bài thơ nhỏ đó, được không dưới bốn nhạc sĩ tìm vào và, soạn thành ca khúc. Hai nhạc sĩ trong nước. Nhiều hơn hai nhạc sĩ, ở hải ngoại. Một trong số họ, là nhạc sĩ Phạm Anh Dũng mà, trang nhà dutule.com đã post nhạc của ông trong mục “Thơ phổ nhạc”.

Hai nhạc sĩ ở quê nhà, phổ nhạc “Về từ vô vọng” là Hoàng Song Nhi và, Ngọc Tiến. Chúng tôi không hề quen biết nhau, trước đấy.

Tôi nhớ khoảng cuối thập niên (19)90, đầu thập niên (20)00 qua anh Hoàng Công Khanh ở quận hạt Orange Coutny, tôi được biết thân phụ anh, nhạc sĩ Hoàng Song Nhi đã phổ nhạc bài thơ “Về Từ Vô Vọng” của tôi. Anh gửi tôi 1 bản nhạc, như một lời xin phép. Bản nhạc sau đó, được thu âm bởi nữ ca sĩ Mai Khanh, ở Florida.

Version của nhạc sĩ Hoàng Song Nhi có hai chữ sai, khác nguyên bản.

Câu thứ nhất, nguyên bản, tôi viết: “Về tự một dòng sông / em nồng nàn như biển.”

Câu thứ hai, nguyên bản: “Cây khẳng khiu đợi chờ / một đời héo úa.

Nhưng, trong bản nhạc của Hoàng Song Nhi, chữ “như” thành chữ “nhớ” và, chữ “lá” thành chữ “.” 

Tôi có chỉ cho Hoàng Công Khanh thấy hai chữ không đúng nguyên bản ấy. 

Năm 2001, bạn tôi, anh Vũ Trọng Khải, ở Sydney, tổ chức cho tôi hai buổi “Úc châu / Đêm Thơ / nhạc Du Tử Lê” một ở Sydney, một Melbourne; bất ngờ, trong số khách tham dự đêm đầu tiên, có nhạc sĩ Hoàng Song Nhi (mới từ Việt Nam qua.) Ban tổ chức thông báo và hỏi ý kiến, tôi đề nghị mời họ Hoàng lên sân khấu.

Trên sân khấu, ông kể, thời gian sau 1975, ở Saigon, ông mở lớp dậy nhạc. Trong số học viên, có một cô đi học thường mang theo một cuốn sổ chép những bài thơ cô thích. Họ Hoàng đọc được bài “Về từ vô vọng” trong trường hợp này. Ông soạn thành ca khúc và, giữ nguyên văn. Ông nói, ông không có nguyên bản, chỉ căn cứ theo bản chép tay của cô học trò, nên có hai chữ sai mà ông không biết.

Riêng Ngọc Tiến, người thứ hai, phổ nhạc bài “Về từ vô vọng” là một người rất trẻ. Tôi nghĩ, khi biến cố 30 tháng 4-1975 xẩy tới, anh còn là học sinh trung học. Ngọc Tiến đọc được bài thơ nhỏ của tôi, trong trường hợp nào, tôi không hỏi. Nhưng version của Ngọc Tiến, thì may mắn, đúng theo nguyên bản thơ của tôi.

Du Tử Lê,

(Calif. Mar. 26 2011.)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 6341)
Bài thơ này, tôi viết trong mùa Giáng Sinh 1978; khi tôi làm ca hai (Second shift) cho hãng Rocckwell International, ở thành phố Newport Beach được gần hai năm
16 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 5933)
Tác giả viết năm 1967. Nhan đề đầu tiên là “Một bài thơ nhỏ.” Bài thơ viết cho Huyền Châu, linh hồn của ca khúc “Trên ngọn tình sầu.”
01 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6990)
Một số thơ cũ của nhà thơ Du Tử Lê thời trước 1975 ở quê nhà, mang tính ngộ nhận hoặc gây khó chịu cho nhiều người. Điển hình như lục bát nhan đề “Bài cuối 66”
01 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 11643)
Lần đầu tiên, tác giả đưa ra một quan điểm hoàn toàn ngược lại, vốn rất phổ cập trong thơ văn Việt Nam. Đó là cái tinh thần “hứa hẹn dành cho nhau đời sau!”
13 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 13547)
Nhân mùa Valentine, chúng tôi trân trọng mời bạn đọc, thân hữu đọc lại bài thơ “Hiến chương tình yêu ngày 14 tháng 2” của Du Tử Lê,
24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 13194)
Ơn em ngực ngải môi trầm / cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
20 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 9235)
Bài thơ tự do "Khi bắt đầu của những năm ba mươi" dài gần 100 câu, tôi viết hồi tháng 11 năm 1972 tại Saigon.
28 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29680)
Thưa thi sĩ Du Tử Lê, Nhân đọc bài thơ "Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn" của ông nhờ ông giải thích câu: Nhớ em kim chỉ khíu tình Thành thật cảm ơn, Đinh Q. Qu
24 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 4644)
Tháng Hai năm 1981, tác giả tới Houston lần thứ nhất. Thành phố dầu hỏa bắt đầu đi vào suy thoái kinh tế. Những khu thương mại bỏ hoang. Những căn nhà bị lở loét, sau các trận hỏa hoạn
18 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 6077)
Bài thơ được viết năm 1967, linh hồn chính của bài thơ là một cô giáo - Huyền Châu. Có thể coi đây là mối tình đầu của nhà thơ Du Tử Lê. Họ không đi đến hôn nhân được vì sự khác biệt giữa hai gia đình Nam Bắc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19004)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,