Em Ngủ Trong Một Mùa Đông

27 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 23443)
Em Ngủ Trong Một Mùa Đông

emngutrongmotmuadong-content-content

chẳng bao giờ dậy nữa 

em ngủ trong rừng cây
giữa mùa hè rực rỡ
bày hạc không về đây
lá xanh. mềm hơi thở 

em ngủ trong mùa thu
những hàng cây lưng gù
gánh tình tôi héo rụng
ngày sau trong tâm tù
nhớ em trăng rất muộn 

em ngủ trong mùa đông
cánh đồng tôi nước ròng
em đi qua bến sông
nhớ gì chăn gối cũ
linh hồn tôi ăn năn
về giữa ngày giá buốt 

em ngủ trong mùa xuân
mùa xuân đã âm thầm
bàn chân khua góc phố
tôi rơi cùng cô đơn
em còn không tiếng nói? 

em ngủ trong lòng tôi
chẳng bao giờ dậy nữa
một đời rồi cũng thôi
chỗ ngồi kia đã bỏ.


Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Sáu 20157:00 SA
Khách
Chúng tôi cố gắng ghi lại lời của ca khúc “Em Ngủ Trong Mùa Một Đông” để quý độc gỉa tiện theo dõi khi đang nghe ca sĩ hát, và cũng để dễ nhận ra sự khác biệt khi đối chiếu với bài thơ nguyên gốc “Chẳng Bao Giờ Dậy Nữa” của nhà thơ Du Tử Lê.
“ENTMMĐ” có cấu trúc AA’-BB’-AA’ (Các đoạn AA’/AA’ đều viết ở cung Re thứ, đoạn BB’ chuyển sang cung Re trưởng).
I. Ca từ: Hầu như NS Đăng Khánh chỉ cố gắng giữ “ý thơ” là chính. Các khổ thơ đã được ông đảo lộn, sắp xếp lại, còn ca từ thì cũng được cắt bớt và ghép thêm nhiều lời mới.
(A)Em ngủ trong một mùa đông / Cánh đồng tôi nước ròng
Nhớ gì chăn gối cũ / Em về qua bến sông
(A’)Em ngủ trong một rừng cây / Mà lòng tôi rất đầy
Mủa hè sao rực rỡ / Hàng cây xanh lá gầy
(B)Thôi hết rồi xin gĩa từ suối tóc cơn mưa / Em có về? xa cách rồi mùa thu còn đó
(B’)Em sẽ về? em có còn ngực thơm môi úa / Vẫn tháng giêng xưa và vẫn đợi chờ
(A)Em ngủ trong một mùa xuân / Một mùa xuân chết dần
Bàn chân buồn góc phố / Hồn tôi không trối trăn
(A’)Em ngủ trong một mùa thu / Cuộc tình tôi gĩa từ
Một đời không dậy nữa / Một đời thôi cũng thôi.
II. Giai điệu:
a/ Bốn câu mở đầu của các đoạn (AA’/AA’) đều khởi sự giống nhau:
Em ngủ trong một mùa đông (rừng cây/mùa xuân/mùa thu).
(La re-mi la re mi la)
-Các chữ “ngủ” đều có nốt láy (re) cho chuẩn với dấu “hỏi” trong tiếng Việt, và chính nốt láy (re) cũng đã tạo ra hợp âm (Asus4).
b/ Câu cuối của đoạn (A) khởi đầu:
Em về qua bến sông
(La mi si-bình re la)
-Chữ “qua” dùng nốt (si-bình) cho ta có sự lựa chọn trong 3 trường hợp:
1. (E7) mi-sol#-si bình-re (secondary dominant) tuy chỉ chuyển cung thoáng qua bậc V (hợp âm A) nhưng vẫn nghe cứng cỏi.
2. (G6) sol-si bình-re-mi, chuyển qua bậc IV trưởng của cung chủ (Dm) nên vẫn hơi tỏa sáng.
3. (Em7) mi-sol-si bình-re , tuy là đảo thế của G6 nhưng lại có nét thâm trầm, kín đáo hẳn đi.
-NS Đăng Khánh đã chọn Em7.
c/ Cả Asus4 và Em7 đều cho ta cái cảm giác thư giãn, chừng mực, và chỉ gợi một thoáng âm hưởng dân gian (chứ không lạm dụng làn điệu dân ca một cách thái quá như một số tác gỉa khác).
III. Tiết tấu:
a/ Câu khởi đầu của các đoạn AA’/AA’ đều dùng 6 chữ, các câu còn lại vẫn giữ đều 5 chữ.
b/ Câu B: có nhịp chữ 3-7 3-7.
c/ Câu B’: có nhịp chữ 3-7 4-4.
-Chính sự sắp xếp, thay đổi dài ngắn các câu chữ trên đã cho ta quên bẵng đi cái sự đều đặn bình ổn của loại thơ 5 chữ.
d/ Dùng tiết điệu Slow Rock, dễ phân nhịp, dễ hát, dễ phổ biến.
IV. Hòa âm:
a/ Chọn âm giai thứ hòa âm cho các đoạn AA’/AA’
(I) II III (IV) (V) VI VII VIII
Dm Edim F Gm A7 Bb C#dim Dm
-Bậc IV:
-Dùng Gm6 nhưng kín đáo cho đảo thế thành Em7(b5) thay vì Gm đậm chất tây phương quá.
-Dùng G6 thì đậm chất dân gian quá nên phải dùng đảo thế Em7 cho loãng bớt đi.
-Bậc VII: Không dùng thể trực C#dim, mà thay thế bằng A7/C#. Chính nốt La đã ngầm ngầm, giúp giảm bớt cái cảm giác không vững,uỷ mị, sướt mướt của thuần chất “dim”.
b/ Chọn âm giai trưởng cho các đoạn BB’:
I II III IV V VI VII VIII
D Em F#m G A7 Bm C#dim D
Nhận xét: Cuối đoạn A’ không kết theo lối thông thường từ bậc V (A7) về bậc I (Dm/D), mà lại cố ý dùng một hợp âm lạ (C) qua trung gian A7-(C)-D.
-Dùng hợp âm lạ (C) nhưng chính nốt chủ âm (re) đã ngầm tạo ra hợp âm C7+9, và cũng chính nốt (sib) vẫn còn giữ căn cốt của nó là Dm trước khi chuyển hẳn sang cung Re trưởng cho đoạn BB’.
-Vì tác gỉa đã có sự chuẩn bị nêu trên nên ta không cảm thấy bất ngờ khi ông đã dùng lại hợp âm lạ (C) ở giữa câu 1 và 2 của đoạn B.
-Hợp âm lạ (C) chính là bậc VII (C#dim) được giảm xuống nửa cung. (trong chuyên môn giải thích đó là sự mô phỏng từ âm giai thứ tự nhiên, khi bậc VII vẫn giữ khoảng cách 1 cung với chủ âm)
I II III IV V VI VII VIII
Re mi fa sol la sib (do) Re
Kết:
1/ Tạo ra một ca khúc có được nhiều đặc điểm nổi bật, lạ lẫm, khác thường nêu trên, cho ta thấ
01 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
Thơ và Nhạc ' Em Ngủ Trong Một Mùa Đông' rất tuyệt! Đọc thơ mà hình dung được sự yên ả đến tỉnh mịch, buồn bã của thê giới bên ngoài và cái chìm lắng bên trong của người thơ - người đang đứng im bên đời để dõi theo một tình yêu đã khuât xa trong một bờ bến khác. Đây chỉ là sự tưỡng tượng cua NTVi thôi! Cảm ơn Du Tử Lê va nhạc sĩ Đâng Khánh va cô ca sĩ hát rất truyền cảm - đả cho NTVi cơ hội để thưởng thức. Hay quá!
04 Tháng Bảy 20147:00 SA
Khách
Dạ, con là Đăng Khoa, thưa cô chú. Con có viết một chút về bài thơ này như sau ạ :

"Tôi yêu thích bài thơ này của Du Tử Lê, từ một hôm ngồi quán nhỏ, nghe bài hát phổ thơ của Đăng Khánh. Giọng ca không tên. Thời gian lơ đãng. Buồn rơi nhè nhẹ trên giấc ngủ của nhân vật "em", mà tôi võ đoán là sẽ có tóc dài, vai nhỏ, sẽ kiều diễm, đài trang...Một nàng thơ tâm tưởng của thi sĩ họ Lê.

Em ngủ trong rừng cây, em ngủ suốt bốn mùa, em không còn tiếng nói...

Và em ơi, em ngủ trong lòng tôi. Chẳng bao giờ dậy nữa.

"Em ngủ trong lòng tôi
chẳng bao giờ dậy nữa
một đời rồi cũng thôi
chỗ ngồi kia đã bỏ"

Đoạn kết bài thơ, tôi cho rằng rất xuất sắc. Nó lao thăm thẳm vào cõi buồn. Nó giải nghĩa những hệ lụy khốn cùng, và cả những hoan hạnh vô biên mà nhân vật Tôi nhận lĩnh. Từ tấm lưới tình ái bủa giăng.

Tôi sẽ chẳng thể nhìn em. Nhưng chắc chắn rằng em - em nhan sắc tuyệt cùng.

Tôi sẽ chẳng thể có em. Nhưng lại có em nghìn kiếp."

4.7.2014
26 Tháng Sáu 20147:00 SA
Khách
Rất nhiều người khen bài thơ này, tôi đọc bài này nhiều lần, lần nào cũng thấy mang một tư vị khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tác giả cho biết, năm 1980, không biết từ đâu, ông nhận được một bức thư viết tay của H.T., người mà ông đã phải chia tay vào những phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975, tại Saigòn.
khi người ném đời cho bão táp,/tôi chọn cho mình một nhánh sông./khuya khua vỡ bóng cây chung nghiệp./vũng tối trôi cùng tôi / biển đông.
sáng nay cháu lại tìm ra được bản audio "Mai em lấy chồng" gốc của cô Hà Thanh hát trước 75
Khúc Tháng Giêng - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Trần Duy Đức - Tiếng hát: Quang Thắng - Video: Hoàng Khai Nhan.
này tháng chín, mùa thu về rất sẽ em biết không ? Tôi kẻ đứng bên đường
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
Tác giả viết năm 1978, sau ba năm làm ca hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, truớc sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông
Nguồn cảm hứng đến với tác giả khi tác giả tình cờ đọc lại một truyện ngắn cũ,
"Tình sầu du tử lê" Thơ Du Tử Lê - Nhạc Phạm Duy - Tiếng hát Thái Thanh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,