Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ - tác giả bài "Giáo đường im bóng" - mất ngày 18 Tháng Tám, 2022 vì tuổi già, thọ 101 tuổi.
Nguyễn Thiện Tơ sinh năm 1921, quê gốc ở làng Thanh Oai (Hà Đông xưa, nay thuộc Hà Nội), có bố là công nhân nhà in. Thời trẻ, bố ông hát trống quân hay, được nhiều giải thưởng vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chín tuổi, ông bắt đầu làm quen âm nhạc, thổi kèn harmonica. 14 tuổi, ông tự học nhạc lý theo sách của người Pháp, học guitar với thầy Trần Đình Khuê. 15 tuổi, ông học cấp hai ở trường Thăng Long (góc phố Phùng Hưng - ngõ Trạm, Hà Nội), theo học thầy Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp...
Sau một thời gian, ông trở thành nhạc công guitar giỏi, được biểu diễn cùng thầy, bắt đầu mở lớp dạy. Từ năm 1938, ông bắt đầu tập tành sáng tác. Năm 1938, ở tuổi 17, ông có tác phẩm đầu tay - Giáo đường im bóng.
Năm 1940, ông theo nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vào miền Nam chơi nhạc. Sau 1945, ông sáng tác một số ca khúc yêu nước. Từ năm 1954, ông dạy đàn tại nhà riêng ở Mai Hắc Đế, từng cộng tác giảng bộ môn flute tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên tham gia chơi nhạc trong các ban, nhóm ở Hà Nội, đồng thời là thầy dạy đàn của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, trong đó có Đoàn Chuẩn.
Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Giáo đường im bóng, Nhắn gió chiều, Chiều tà, Giấc mơ xưa, Qua bến năm xưa, Quanh lửa hồng, Trên đường về, Nhớ quê... Bài cuối cùng ông viết là Mưa dầm (2012), khi tiễn vợ về nơi chín suối.
Thời đôi mươi, ông xuống Nam Định tham gia biểu diễn guitar trong buổi từ thiện, phải lòng cô ca sĩ hát trong nhà thờ từ khi mới gặp. Tình yêu của đôi trẻ gặp nhiều khó khăn bởi khoảng cách địa lý cũng như khác biệt tôn giáo. Ông viết Giáo đường im bóng với ca từ mộc mạc để thể hiện tình yêu với bà, sau được nhà thơ Phi Tâm Yến hoàn chỉnh phần lời. Nhờ bài hát phổ biến rộng rãi, hai gia đình hiểu được tâm trạng của ông, ủng hộ họ đến với nhau.
Cố nhạc sĩ có năm con trai, ba con gái. Trong số đó, nhiều người làm nhạc công. (Trích: VN Express)
"Làm con dân một nước có đặc điểm địa lý đất dài tới đâu biển ôm theo tới đấy cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ mà chưa nghĩ suy, chưa hiểu thấu, chưa làm gì vì tình trạng biển đảo của đất nước là có tội"
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.