Lê Đạt, Kẻ Đi Dây Giữa Chập Chùng Bản Ngã

24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 22823)
Lê Đạt, Kẻ Đi Dây Giữa Chập Chùng Bản Ngã


Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50 tại miền Bắc; nhưng có dễ ít người biết rằng, ông còn là một nhà văn với những truyện ngắn mang đầy tính trào lộng, sâu sắc tới dữ dội, không thua gì những bài thơ xung phá thẳng vào thành trì chế độ độc tài chuyên chế.

ledat-content

Lê Đạt (Ảnh Ngô Xuân Phú)


Nếu ở lãnh vực thi ca, với thi phẩm nổi tiếng "Bóng Chữ," Lê Đạt cho thấy sự cật lực của ông trong nỗ lực phá rừng, xẻ núi cho thi ca có được một chân trời, một bình minh mới, thì, ở lãnh vực văn xuôi, qua tập truyện "Hèn Đại Nhân," ông lại cho người đọc thấy mặt tài hoa khác, trong dòng văn học Việt Nam, hôm nay.

Bằng giọng văn châm biến, trào phúng mà sức quyến rũ là cả một từ trường mạnh mẽ ngùn ngụt đẩy, xô người đọc hăm hở vói theo từng trang sách của mình, Lê Đạt, một lần nữa, đưa thể truyện ngắn, tới một chân trời khác.

Chân trời hay những cánh cửa mà, 15 truyện ngắn trong tuyển tập "Hèn Đại Nhân" mở ra cho người đọc, là, những chân trời, hay những cánh cửa ẩn dụ, lênh láng tiếng cười và, cùng lúc, nước mắt.

Căn bản, là một thi sĩ, cho nên suốt lộ trình văn xuôi mang tên "Hèn Đại Nhân" của Lê Đạt, người đọc sẽ gặp được không biết bao nhiêu những đoạn văn như thơ, những nhân cách hóa bất ngờ, mà người ta thường chỉ thấy được, nơi những tài năng ngoại khổ. Những bất ngờ đầy thi tính này, lại luôn song hành, luôn kế cận với những hình ảnh hay ý tưởng rất đời thường, rất mỉa mai, khiến người đọc khó lòng giữ được thăng bằng cảm thức. Bước vào thế giới truyện ngắn mang tên "Hèn Đại Nhân" của Lê Đạt, người đọc như một con diều giấy, và chữ nghĩa của tác giả là sợi giây tơ nõn, vô hình, nhưng lại có khả năng thả ném con diều lên chín tầng mây, để rồi, chỉ cần một chớp mắt hớ hênh, sợi giây chữ nghĩa của tác giả, lại giựt, ném con diều xuống bùn, đất.

Như trong truyện ngắn đầu tiên, truyện "Bài Haiku," khi đề cập tới một nhân vật có tên là Yôda, một danh tướng buông gươm, cởi áo tìm về nẻo đạo, và ước mơ cuối cùng là được thở hơi thở thi ca, hơi thở Hài Cú, bên cạnh một Basô, bất tử. Lê Đạt viết:

"Hình như đấng tối cao cũng chứng cho lòng thành của người kiếm sĩ dốc lòng đổi nghiệp, nên những hạt mộng bỗng nẩy mầm, trái tim quen với sự sát phạt, như bày chim ngậm những chồi xanh thả mùa xuân phủ bóng rợp lục chiến trường trơ trụi ngày xưa. Tướng quân Yôđa bỗng làm thơ... Và thơ ông được truyền tụng chẳng kém gì những chiến tích thuở trước."

ledat-dtl-content-content


Dòng văn xuôi đang ắp đầy những giọt nước thi ca lấp lánh, vậy mà, không một báo trước, chỉ bằng một dấu chấm, Lê Đạt viết tiếp: "Chỉ ít lâu sau, ông đã trở thành trưởng môn trường phái thơ Nayoga một cách hết sức dân chủ, tuy chẳng thông qua bỏ phiếu kín..."

Những cụm từ "hết sức dân chủ" và "thông qua bỏ phiếu kín" là những cụm từ phản ánh sinh hoạt thời đại, sinh hoạt đời thường, hiện tại, của xã hội chủ nghĩa, của Việt Nam hôm nay.

Những tương phản, như những đối cực triệt để giữa hư cấu và đời thường, là những cặp song sinh bất thường, nếu không muốn nói là "quái thai," đầy rẫy trong cõi văn xuôi Lê Đạt.

Tuy nhiên, như đã nói, căn bản, tác giả là một thi sĩ, cho nên, cách gì, người đọc cũng vẫn gặp được nơi tác phẩm này, những ví von, những so sánh hay những nhân cách hóa bất ngờ, như những ngụm nước mưa đầu nguồn, mà một lữ hành không chờ đợi trong cuộc hành trình sa mạc, giằng giặc của mình.

Cũng ngay nơi truyện ngắn vừa kể, khi nói về Basô, tác giả của những bài thơ Hài Cú tiêu biểu nhất của thể thơ Nhật Bản này, tỉnh rượu, bỏ đi, khiến trên một chục nhà danh họa, cuối cùng, chẳng một ai, ghi được chân dung Basô, Lê Đạt viết:

"Trời chuếnh choáng gió như thế này, ai mà lại hóa dại ngồi một chỗ, khi con đường trước mặt tung tăng như một lời mời viễn du."

Rồi, cũng chỉ với một dấu chấm nhỏ bé, Lê Đạt lại bất ngờ giựt rơi, giựt xuống con diều người đọc, chúi nhũi bùn, đất, với phản diện, tuy không khốc liệt, nhưng mênh mang ẩn dụ thấm thía, rằng:

"Cuộc vẽ bỏ dở và mãi cho đến giờ, Basô vẫn chưa có chân dung.

"Người thì thậm xấu hát thì thậm hay. Ai có được bức chân dung Trương Chi? Không biết Basô có thậm xấu như Trương Chi không, nhưng thơ Basô quả thậm hay..."

Cũng vậy, trong truyện ngắn "Vùng May Rủi," một chuyện giả tưởng khác, viết về hai người bạn già bỏ cả một đời chỉ để tìm cách đạt tới "chiến thắng" sau cùng, với những vòng quay, những con số trong một canh bạc.

Sòng bài ở đây, hiển nhiên, chỉ là một thế thân của định mệnh.

Khi mô tả những viên bi lăn tới, như những vòng lăn lạnh lẽo cuốn theo bao nhiêu sinh mạng về cõi chết, Lê Đạt viết:

"Định mệnh soi mình lúc ẩn lúc hiện trên viên bi ngà quay ngược chiều với chiếc cần quay kim loại lanh canh nơi đáy đĩa thăm thẳm...Hạnh phúc... hạnh phúc sẽ rơi vào con số nào? Dăm tháng nửa năm, một phát súng lại nổ ngay cửa sòng bài chấm dứt một cuộc lần tìm may rủi bất tận. Có phải may rủi nằm trong thân phận con người?

Và, chỉ ít dòng sau, khi mô tả sự ra về thất vọng, bẽ bàng của con thiêu thân manh tâm kình chống định mệnh, Lê Đạt viết:

"Rồi hai người lặng lẽ ra về. Con đường đảo ngây ngất mùi hương vào xuân và những đôi trai gái đang giải khát môi nhau trên ghế đá. Tiếng chuông từ tháp giáo đường lanh lảnh báo mùa phục sinh nở hoa."

Phải chăng, nhờ những đối cực triệt để kia, mà cõi văn xuôi Lê Dạt, đã có được cái ma lực huyễn hoặc, lôi cuốn?

Cái ma lực của hạnh phúc hư ảo và, đớn nhục nhức buốt mà, vẫn ắp đầy thi tính?

Nó như một thứ nhân cách phức hợp, chập chùng trong mỗi sinh vật được chỉ danh là con người, trên mặt địa cầu này.

Du Tử Lê,
(Cailf. 2007)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Bảy 202512:00 SA(Xem: 23079)
Tôi, nhiều lần được thấy chị bước ra sân khấu, dịu dàng với nụ cười trẻ thơ, đứng giữa một Mai Hương, đằm thắm, một Kim Tước trầm, tịnh - - hợp ca, những ca khúc được coi là bất tử của nền tân nhạc Việt Nam, trên, dưới năm mươi năm
17 Tháng Sáu 202512:00 SA(Xem: 20034)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 35800)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
26 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 32435)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
10 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 14304)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
24 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 21599)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
17 Tháng Mười Hai 20249:39 SA(Xem: 10953)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 24661)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 18643)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 19471)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 23079)
Tôi, nhiều lần được thấy chị bước ra sân khấu, dịu dàng với nụ cười trẻ thơ, đứng giữa một Mai Hương, đằm thắm, một Kim Tước trầm, tịnh - - hợp ca, những ca khúc được coi là bất tử của nền tân nhạc Việt Nam, trên, dưới năm mươi năm
(Xem: 20034)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35800)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32435)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 14304)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 9865)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 940)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16804)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6913)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3907)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 21097)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 10029)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11491)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 10012)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13888)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33326)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22415)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 28046)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25387)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24342)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22427)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19867)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21193)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18574)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17428)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27628)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34730)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36401)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,