VŨ NGỌC GIAO - Ngôi nhà có trăng

21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 2099)
VŨ NGỌC GIAO - Ngôi nhà có trăng
 

Hôm ấy Miên rất cô đơn, sau ngày Quân bỏ đi với mảnh giấy để lại vỏn vẹn ba chữ “Đừng đợi anh,” thế giới như sụp đổ trước mắt cô. Khoác ba lô lên vai, cô bắt đầu cuộc hành trình đơn độc không bạn bè, người thân.

Ngày đầu tiên, cô đi về phía bến sông. Phà đông nghịt người, nắng chiều loang một màu đỏ ối hắt lên gương mặt đen sạm của những người đàn ông và đàn bà lam lũ trở về sau một ngày làm lụng, mùi gió quyện lên mùi sông và mùi mồ hôi mằn mặn. Phà chầm chậm trôi, cô cắn môi nhìn lên ráng chiều đang dần sẫm lại, đêm nay sẽ nghỉ chân nơi thị trấn heo hút này.

Phà cập bến, cô hòa vào dòng người lục tục bước xuống.

Thị trấn đìu hiu, buồn hơn cô tưởng, những con đường nhỏ ngoằn ngoèo vắng thưa, mới sâm sẩm đã thiu thiu như ngủ. Đầu đường, cái chợ còm nhom lèo tèo vài mớ rau héo quắt trên cái mẹt mốc thếch, mấy miếng thịt xỉn màu xám ngoét đong đưa trên móc, những người đàn bà cắm mặt đếm mớ tiền lẻ nhàu nhĩ, ấn vội vào túi rồi tất tưởi ra về. Vài ngọn gió lệt phệt dạo qua hàng cây buồn xo đang im lìm nép vào nhau, không đủ xua đi cái nóng oi nồng của buổi hoàng hôn mùa hạ. Bên cái cống xộc lên mùi nước thải, mấy con chó gầy nhom lảng vảng tranh nhau cục xương thừa.

Từ một thành phố ồn ào tấp nập, cô như rơi tõm vào vũng buồn mà ở đó cái nghèo lại giản dị và gần gũi lạ thường. Trong bóng chiều chập choạng cô nhìn thấy con đường lổn nhổn ổ gà, hàng quán cũng lưa thưa. Loanh quanh trong thị trấn nghèo nàn, cô bắt gặp vài đứa trẻ mặt mũi ngơ ngác, nắm chặt gói snack đã vơi đi một nửa, bên chiếc ghế tựa cũ kỹ, cụ già thơ thẩn chờ bà vé số dạo qua để dò lần nữa trước khi vất chúng vào sọt rác. Cuối đường, ông cụ cắt tóc dạo đạp xe lóc cóc, tiếng rao khàn đục nhỏ dần cho đến khi bóng cụ lẩn vào vũng sáng hiu hắt… Chín giờ đêm hàng quán tắt đèn, thị trấn chìm vào màn đêm yên lặng.

Sáng sớm. Loanh quanh qua vài con đường nhỏ, Miên thả bộ về phía bên kia con dốc. Hai bên đường đồng cỏ trải dài chi chít hoa dại lẫn giữa mớ lục bình ngoi lên trong cái ao chuôm. Đường vắng thưa người, thỉnh thoảng hoặc mới có tiếng gà eo óc gáy, tiếng chim vút lên rồi lặng phắc. Cô cởi đôi giày bám bụi đỏ quạch, gác lên cây chạc ba phơi nắng rồi ngả người vào đám cỏ đang xộc lên mùi rác đốt. Phía đồng xa, vài gương mặt đàn ông lam lũ nhọc nhằn vụt qua trên chiếc xe máy cũ phành phạch bụi mù.

“Cô ơi, vẽ dùm con bức tranh gia đình!” một giọng nói trong trẻo cất lên sau bụi cây ngải.

Cô quay lại, suýt bật cười trước hình ảnh ngộ nghĩnh: Một cô bé chân trần đội chiếc rổ nhựa trên đầu, bên trong chú mèo khoang ngồi chễm chệ. Có vẻ như đã quen với cái kiểu ngồi này, chú ngó nghiêng, thỉnh thoảng meo lên một tiếng. Miên ngắm cô bé, trong chiếc quần cộc ngắn quá gối để lộ đôi chân gầy như que củi, chiếc áo nhàu nhĩ xộc xệch, nguyên thủy nó màu gì không rõ, chỉ thấy giờ đã ngả sang màu cháo lòng. Gương mặt cô bé lem luốc nhưng không giấu được đôi mắt sáng dưới mái tóc đầm đìa bết mồ hôi phủ xuống trước trán, kiểu tóc mái bằng ai đó cắt vụng, lởm chởm đến buồn cười.

“Cô vẽ dùm con đi!” cô bé lại chìa tờ giấy và hộp bút màu nài nỉ. Miên ngẩng lên khẽ hỏi “Con không vẽ được sao?” “Dạ không!” cô bé lắc đầu, toe miệng cười để lộ hàm răng thưa khấp khễnh “Cô bộ môn Mỹ thuật ra đề khó quá!” “Sao lại khó?” Cô bé thôi cười, buồn bã ngước nhìn cánh chim chao liệng trên cao “Con đâu có ba mẹ mà cổ ra bài vẽ gia đình, con chỉ có ông nội thôi à!.”

Cô nghe lòng chùng lại, câu trả lời của cô bé như một tiếng thở dài. Cô lặng lẽ cúi xuống, cây bút chì trong tay phác những nét đầu tiên. Cô bé ngồi bên cạnh, chăm chú dõi theo từng nét vẽ, trầm trồ “Cô vẽ đẹp dễ sợ!.” Bức vẽ vừa xong cô bé cầm lên xuýt xoa “Đây là ba nè, mẹ nè, còn đây là Dưa nè!” say sưa một hồi mắt vẫn không rời bức vẽ, cô bé lẩm bẩm “Ba nắm tay mẹ, Dưa đứng ở giữa nè, mà Dưa hồi nào giờ có mặc đầm đẹp như này đâu. Hihi…”

Miên nghe nỗi thương cảm vỡ òa, bao lâu rồi cô mới lại nhìn thấy niềm hạnh phúc giản đơn và nhỏ nhoi đang ở bên mình. “Con cảm ơn cô! Thôi con về chớ ông nội con chờ.” Dưa chạy đi, được một đoạn chợt quay lại hỏi “Có phải cô từ xa tới không? Cô về nhà con chơi đi!” “Nhà Dưa gần đây không?” “Con ở xóm Miếu kia kìa, đi hết đường này, đến con mương rẽ phải, nhà con ở cuối xóm.” “Ừ, cô sẽ đến!” Miên cười, sực nhớ hỏi thêm “Nhưng sao gọi là xóm Miếu?” “Vì hồi xưa trong xóm có nhiều miếu thờ, sau người ta phá đi, mà nhà con dễ tìm lắm, nếu đi vào ban đêm cô cứ tìm ngôi cái nhà nào có trăng.” “Sao lại có trăng?” cô ngơ ngác. “Hồi nào tới cô sẽ biết thôi!” Dưa co chân chạy biến đi.


Cô nhìn theo cái bóng gầy nhẵng xa dần rồi khuất hẳn sau những nếp nhà vừa vương lên làn khói nhỏ.

.

Miên dừng lại bên hàng bông bụt trốn cái nắng hanh hao. Xóm Miếu hiện ra với vài ngôi nhà tuềnh toàng, bên bãi đất rậm rì cỏ gà, tiếng trẻ con í ới gọi nhau, vài đứa vụt chạy qua cô, mặt mũi vằn vện như sáng ra chưa kịp rửa. Dưới mái hiên thằng cu chừng tám tuổi cõng đứa em đu đưa trên chiếc võng mắc bên thềm hát hời hời, thằng nhỏ ngồi trên lưng thằng anh cười rật rật. Chừng bớt nắng, cô xốc ba lô đi tiếp.


Ngôi nhà nằm phía sau một cái miếu thờ, bên ngoài được đắp bằng nhiều tôn cũ và gỗ tạp. Giữa cái sân xi măng lở lói, một ông cụ gầy gò nằm ngủ trên cái võng lưới rách tưa, tiếng ngáy ầm ào như tiếng máy xay lúa khiến con chó nằm dưới chân chốc chốc lại vểnh tai lên giật thót. Bên cánh cửa gỗ thâm sì nứt nẻ, một hộp mài dao kéo lỏng chỏng vài cái dao cùn đang mài dở bên cục đá đã mòn vẹt. Con chó đánh hơi có người, vểnh tai lên bật dậy lao ra. Cô hốt hoảng lùi lại.


“Đậu! Không được hỗn!” ông cụ thức giấc từ bao giờ, đứng lên đi ra quát con chó rồi quay qua Miên “Chớ cô hỏi ai?” “Dạ, con hỏi nhà bé Dưa.” “Nhà nó đây, tui là ông nội nó, cô vô đây đã!” Ông cụ mời cô vào nhà, rót ra ly nước đậu muồng “Cô uống đi, chớ cô tìm con Dưa nhà tui có chuyện chi hông? Nó đi học chưa về.”

Ông cụ vừa dứt lời đã nghe tiếng Dưa reo lên “Ui da! Cô tới nhà con thiệt nè!” Cô cười, thấy nỗi vui trong mắt cô bé ngời lên. Dưa nhanh nhảu quay qua ông “Cô hôm trước con kể nội, vẽ dùm con bức tranh á!” Ông cụ gục gặc đầu, móm mém cười “Ờ, sẵn bữa mời cô ở lại ăn cơm.” Không đợi cô trả lời, Dưa kéo cô xuống bếp nhanh nhảu nhóm lửa “Cơm nội nấu rồi, giờ con hâm nồi cá kho là mình ăn thôi!” Như sực nhớ ra điều gì Dưa chạy đi lấy hai cái trứng gà “Để con chiên cho cô ăn, gà con nuôi mới đẻ” vừa làm Dưa vừa khoe bài Mỹ thuật được cô giáo khen, cho 9 điểm “Mà con dị quá, 9 điểm đó là của cô chớ phải của con đâu!.”

Soạn xong thức ăn lên cái mâm, Dưa le te bưng lên đặt xuống tấm chiếu trải giữa nhà. Cơm nóng, cá rô kho tiêu, trứng gà chiên thơm lựng, cô ăn ngon lành. “Lâu rồi nhà mình mới lại có khách” Dưa hớn hở quay qua gắp cho cô khúc cá. Cô nhỏ nhẻ ăn. Ngoài kia đêm vừa sập xuống muỗi đã vo ve thành đàn. Ăn xong, Dưa nhanh nhảu đi châm thêm nước vô ấm rồi bưng mâm ra ảng ngồi rửa.

Ông cụ rót nước mời cô rồi châm điếu thuốc nhìn bóng Dưa in trên vách, đoạn quay qua cô thủ thỉ “Tội nghiệp, mới ba tuổi đã mồ côi cha mẹ, ở với tui, cũng may tui có cái nghề mài dao kéo, sáng ra tui đạp xe dạo quanh qua trưa mới về, chừng đó mà cũng đủ nuôi hai ông cháu qua ngày.” “Vậy rồi những lúc mưa gió ông có đi không?” “Tui ở nhà, cô bác ở chợ quen rồi, họ đem tới nhà cho tui mài,” ông cụ kể, lập cập rót thêm nước vào ly cho cô “Mà con Dưa ngộ lắm, cứ đi đâu thấy mèo hoang bị người ta vất đi là nó đem về tắm rửa, cho ăn” ông chỉ ra sau hè “Đó, tui làm cho nó cái chuồng để nuôi mèo.” Ngoài hiên tiếng dép Dưa loẹt quẹt đi vào, theo sau một bầy mèo chừng năm, sáu con meo lên inh ỏi.

Cô đứng lên theo Dưa ra phía sau cho mèo ăn. Cả đàn mèo quây quần trong cái chuồng bằng gỗ tạp, đứa nhỏ nhẻ ăn, đứa thiu thiu ngủ, có đứa đang nghịch một quả bóng nhựa. “Sao Dưa nuôi nhiều vậy? Rồi lấy gì cho nó ăn?” cô hỏi. “Con ăn bớt lại, nội cũng ăn bớt lại là tụi nó có ăn, với lại mấy cô ngoài chợ biết con nuôi mèo, có cơm dư là kêu con ra lấy.” Dưa kể, gương mặt bỗng trầm ngâm “Con thương tụi nó không nhà, không ba, không mẹ…” Cô nghe nỗi ấm áp chợt len lỏi ngọt ngào, nỗi buồn riêng bỗng chốc nhẹ tênh, tan loãng như mây.

“Mình vô nhà nghe nội đờn đi cô!” Dưa đứng lên đóng cửa chuồng mèo.


Dưới ngọn đèn vàng chạch, ông cụ ngồi bên cây đàn bầu, mớ tóc bạc rũ xuống trước trán. Dưa ngồi bên nội, thỉnh thoảng đưa tay đập mấy con muỗi bu quanh cái chân gầy tong của nội, chợt cô bé nhìn lên “Trăng kìa! Nhà con có trăng!” Dưa chỉ lên ánh trăng xiên qua lỗ thủng to như cái trứng vịt trên mái, hắt xuống nền nhà một quầng sáng bàng bạc. “Cả xóm Miếu chỉ nhà con có trăng thôi!” Dưa cười hinh hích.


Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1722)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 2131)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1488)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1535)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1869)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 2042)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2320)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1392)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1992)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2378)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8870)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17203)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12404)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19136)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9312)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1090)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1258)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22554)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14086)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19244)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7950)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8880)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8554)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11126)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30781)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20855)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25578)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22954)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21796)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19852)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18094)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19312)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16967)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16150)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24575)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32031)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,