ĐÀO PHƯƠNG LIÊN - Nỗi khó xử của Bố ngày nhận giải thưởng

04 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 5008)
ĐÀO PHƯƠNG LIÊN - Nỗi khó xử của Bố ngày nhận giải thưởng

 

Suốt thời gian này, nhiều trang mạng, báo giấy đưa tin bài về việc trao giải thưởng HCM và Giải thưởng nhà nước, về niềm vui, nỗi tri ân cùng đại tiệc nhận giải của các nhà văn, nhất là diễn văn của nhà văn Thái Bá Lợi đại diện các nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012:“Sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 80 năm qua là nguồn cảm hứng bền bỉ và bất tận cho các thế hệ văn nghệ sỹ trưởng thành cùng cách mạng. Giải thưởng Nhà nước cao quý là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những đóng góp của anh chị em văn nghệ sỹ cho sự phát triển văn học nghệ thuật nước nhà…Tôi tin rằng các văn nghệ sỹ được nhận Giải thưởng Nhà nước cao quý hôm nay cũng chia sẻ với tôi lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chăm lo, dìu dắt, tin cậy và quan trọng là đánh giá đúng những giá trị VHNT trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà buổi Lễ long trọng này là một minh chứng. Cảm ơn nhân dân các dân tộc Việt Nam anh hùng – bầu sữa nuôi lớn những khát vọng sáng tạo nghệ thuật, cũng là người thẩm định vô tư nhất, chính xác nhất giá trị của các tác phẩm. Nghệ thuật chỉ có thể tồn tại khi nó tồn tại trong lòng nhân dân, đồng hành cùng nhân dân…”, tôi lại nhớ đến nỗi băn khoăn khó xử của bố khi nhận tin mình được trao giải chứ không hề hồ hởi, hoan hỉ với những lời phát biểu hùng hồn như của nhà văn Thái Bá Lợi. 

Đó là đợt trao tặng giải thưởng Nhà nước năm 2007 cho bốn nhà thơ trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm (NVGP) xôn xao văn đàn một thủa. 

Ngày ấy, nghe tin bố ở trong nhóm bốn nhà thơ NVGP được xét trao giải, tôi háo hức đến thăm bố để chia sẻ. Tôi bất ngờ khi thấy bố không vui và có vẻ nghĩ ngợi, liền ngây ngô hỏi: “Có vấn đề gì hả bố? Hay bố sợ không được?”. Bố lắc đầu: “Bố khó xử quá. Bố không biết có nên nhận hay không?”. Hiểu cái cười có ý ngầm chê “bố chảnh” của tôi, bố lại lên tiếng: “Áp lực lớn đấy. Mọi người đều mong bố lên tiếng đòi hỏi một lời xin lỗi từ phía chính quyền”. Tôi bộp chộp cắt lời: “Sao lại phải xin lỗi?”. Bố như tự nói với mình: “Cái Đảng và chính quyền này không có thói quen xin lỗi. Từ trước tới này, những nhà cầm quyền ở VN không có thói quen xin lỗi, đó là một nét văn minh mà không phải chính quyền nào cũng có, càng không hy vọng ở VN.” Bố chợt cười khà khà: “Nhưng người ta có nhiều cách để chuộc lỗi, không cứ phải nói câu xin lỗi. Có lẽ đây cũng là một cách xin lỗi như lời nhà văn Đỗ Chu đã nói: “Coi như một lời xin lỗi của anh em đến các anh”. Và bố nghĩ cũng không nên chấp quá, phải học cả tha thứ nữa. Vả lại, những người gây ra chuyện đã chết cả rồi. Bắt những kẻ hậu bối phải trả giá những điều họ không làm kể cũng khó”.

Thấy cái giải làm bố khó xử như vậy, tôi liền bàn: “Vậy bố từ chối quách cho xong”. “Bố cũng muốn thế, nhưng chú Hữu Thỉnh nói bố mà lên tiếng thì việc xét trao giải cho những người khác trong nhóm NV, vốn đã rất khó khăn sẽ bị dừng lại ngay và bố cũng không phải làm bất cứ đơn từ gì. Như vậy bố thấy mình có tội với gia đình bác Dần, gia đình chú Phùng Quán, mấy mẹ con con và nhất là bác Hoàng Cầm, bác ấy rất cần tiền”. “Có nhiều không hả bố?”. “60 triệu”.

Tôi sáng mắt: “Oách đấy chứ. Đã bao giờ bố có nhiều tiền vậy đâu?”. “Đáng gì! Hồi Hội Nhà văn làm lễ mừng thọ các nhà văn lão thành, số tiền cũng gần thế nhưng bố có lấy đâu. Bố đưa hết cho bác Hoàng Cầm”. “Sao bố lại làm thế?”. “Vì bác ấy cần hơn”. “ Nhà mình cũng nghèo mà”. “ Con không thể biết được đâu. Một người nghiện khi cơn nghiện lên thì không làm chủ được bản thân, có thể làm bất cứ điều gì, mà bố lại không muốn bác Cầm rơi vào tình trạng ấy”.

Tôi chợt nhớ đến những ngày khó khăn xưa của gia đình, khi suốt những năm học phổ thông, tôi đến trường với những bộ quần áo cũ, với chiếc quần âu sờn rách phía sau thì quay ra phía trước. Và khi không thể quay được nữa thì mẹ khâu đáp cho tôi miếng vải khác. Cho đến tận lớp 10 (lớp 12 bây giờ) khi tôi lên bảng chữa bài tập, bị các bạn cười trêu phía sau mông có hai “vô tuyến”, tôi còn tự hào nói: “Mẹ tớ bảo chẳng có gì phải xấu hổ. Miễn đói cho sạch, rách cho thơm”. Lâu lắc hơn nữa là phát hiện cực kỳ thú vị khi còn bé tí, đọc được trong một cuốn Văn nghệ Quân đội rằng đồng bào Tây nguyên đốt giấy lấy tro ăn thay muối, tôi mừng húm vì đã có thứ cho vào miệng để chống lại những cơn đói. Và thế là những mẩu giấy, những lề báo với những chữ viết rất tháu của bố đã bị tôi đem ra hóa tro với cớ bố vứt bừa bãi. Rồi những lần nhà không còn tiền, bố mẹ khuyên đánh răng bằng muối cho chết hết những con vi trùng. Và cũng vì hết tiền, chúng tôi có những bữa cải thiện bằng cách đem gạo đổi lấy bún, lấy bánh cuốn rồi bố pha nước chấm cả nhà sì sụp...Vậy mà khi chú Nguyễn Thụ (một người em thân thiết của bố-tác giả sân khấu) nói: “Trường Chinh đang lên. Hay anh đến gặp xem có thể thay đổi được gì không?”. Hoặc: “Anh viết rồi đổi tên, em mang đi đăng chứ cứ thế này thì khổ quá”. Chú đã bị bố mắng: “Tôi mà phải làm cái trò hèn mạt đó sao ?”, Với lại “ Người ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn” mặc những thắc mắc sao bố lại liên can đến ông Trường Chinh và tên bố lại phải đổi của tôi.

Rồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, các Việt kiều có thể về thăm quê hương, một cây bút trẻ ở Canađa đến thăm bố. Thương hoàn cảnh bố, anh đã có nhã ý tặng bố mấy trăm đô và còn lên kế hoạch sẽ quyên góp tiền ở bên ngoài gửi về tặng bố. Bố vội cảm ơn và từ chối. Và khi nghe tôi hỏi sao bố không nhận, rằng nhà mình nghèo và mọi người tự nguyện... Bố nhíu mày: “Bố mà phải dùng tiền người khác ư?”.

Rồi những ngày được phục hồi, chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh nói bố làm đơn để xin xét duyệt nhà... Rồi có những doanh nhân thương bố, đề nghị được tặng bố căn nhà tiền tỉ hoặc bất cứ căn nhà nào bố thích và tài trợ suốt đời cho bố. Bố đã kinh ngạc đến cảm động trước những tình cảm mọi người dành tặng bố nhưng đều nhất mực cảm ơn với lời từ chối. Bố không bao giờ để mình phải lụy những thứ ngoài mình nhưng đến cái giải thưởng Nhà nước năm 2007, bố thật không có cách nào từ chối. Bởi nó liên quan đến quyền lợi của những người bạn, gia đình những người bạn một thuở Nhân văn cùng bố. 

Dẫu sao giải thưởng cũng là một tin vui, tôi đề nghị làm một bữa cơm mừng nhưng bố gạt phắt nói vớ vẩn. Tôi lại gợi ý đến một bó hoa tặng và sẵn sàng đưa rước bố vào ngày đó nhưng bố xua tay nói chúng tôi không phải bận tâm vì đó là việc chẳng quan trọng gì. 

Và ngày trao giải đó trôi qua như thế nào chúng tôi không biết. Cho đến ngày bố mang đến tận nhà riêng của tôi một số tiền. Thấy tôi không nhận bố nói: “Bố chia đều cho các con mỗi người một ít. Còn đâu bố đưa mẹ. Con hãy nhận và coi như lời xin lỗi của bố với mấy mẹ con”. 

May mắn cho chúng tôi, suốt thời thơ trẻ không thấy bố có lỗi dù luôn phê bình và thắc mắc về những cách ứng xử của bố. (Bố đề ra những nguyên tắc nhưng không giám sát, bắt buộc mà chỉ nhắc nhở vài câu khi con cái không thực hiện. Bố không bao giờ đánh mắng con cái). May mắn cho chúng tôi là suốt thời thơ ấu, tuy lúc này lúc khác chúng tôi bị chỉ mặt là con phản động và gặp những trục trặc trong quá trình học tập nhưng đều tự nghĩ đó là lỗi của mình và bố nhất định không “phản động”. May mắn hơn nữa là chúng tôi không chất chứa thêm nỗi đau “nhân văn phản động” lên vai bố cũng như phải sống trong niềm day dứt ân hận sau này như những người con khác trong gia đình những người bạn Nhân Văn của bố. Chỉ vì những đứa con dại khờ đáng thương đó, trước tác động của dư luận bài trừ, phân biệt đấu tố đã dằn hắt, oán hận, hoảng loạn đến mức từ mặt hoặc xông vào đánh chửi, bóp cổ những người sinh thành ra mình. Vậy mà khi bố ra đi, chúng tôi mới được biết rằng bố luôn dằn vặt, thấy có lỗi với chúng tôi, rằng bố đã không dám khuyên chúng tôi theo những thiên hướng mà bố thích, bố chọn. Thậm chí bố không dám đánh mắng chúng tôi vì sợ chúng tôi manh động, phản ứng lại kiểu “Ông không có quyền dạy dỗ chúng tôi. Ông là phản động. Ông không xứng là bố…” như những người bạn Nhân văn của bố đã từng phải hứng chịu - qua tâm sự với một người em họ, một người vốn coi bố là bậc thầy của mình. Bố thật đáng thương và đáng kính của chúng tôi! Và vì thế chúng tôi càng trân trọng nỗi buồn của bố. Bố sẵn sàng hứng chịu những điều tiếng cho riêng mình nếu điều đó có lợi cho bạn bè và những người thân. Bố không bao giờ chỉ nghĩ cho mình mà luôn vì bạn bè và những người thân. 

Đào Phương Liên

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 131)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 179)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 338)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 413)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 245)
Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 363)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 362)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 323)
Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ.
14 Tháng Mười Hai 20231:29 CH(Xem: 463)
Trong tất cả các bài thơ của Cung Trầm Tưởng mà tôi biết và từng đọc, tôi thích nhất là bài Kiếp Sau của ông.
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 475)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8006)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22281)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19047)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7735)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25299)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21555)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24312)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,